Thông báo:
Trong một thời gian dài, mục Hỏi Đáp Phật Pháp của trang web đã nhận được rất nhiều câu hỏi của Phật tử từ khắp nơi gởi đến. Thầy Viên Minh đã trả lời tất cả các câu hỏi liên quan đến vấn đề học Pháp, hành Pháp. Hiện tại mục Hỏi đáp đã có khoảng hơn hai mươi ngàn câu hỏi đáp, trong đó Thầy đã chỉ ra cốt lõi của việc hành đạo, sống Thiền. Do vậy Thầy đã quyết định tạm ngưng mục Hỏi đáp trong một thời gian để có thể chuyên tâm làm các Phật sự cần thiết khác.
Vậy, nếu có nhu cầu, Quý vị có thể sử dụng mục Tìm kiếm bên dưới (gõ từ khoá) hoặc bấm vào các tag đã được gắn theo từng chủ đề để tham khảo các câu Hỏi - Đáp về vấn đề của mình hoặc tương tự.
Sadhu sadhu lành thay!
Ngày gửi: 18-04-2017
Câu hỏi:
Kính bạch THẦY,
Con cung thỉnh THẦY giảng giải cho chúng con hiểu biết thêm về sự khác biệt giữa VÔ SƯ TRÍ và Hậu Đắc Trí.
Chúng con thành tâm tri ân.
Ngày gửi: 31-12-2016
Câu hỏi:
Bạch sư.
Con xin tán thán công đức vô lượng của sư trong việc hoằng dương chánh pháp của đức Như Lai. Nhờ sư mà nhiều người trên thế giới tùy sự thâm nhập pháp được sống hạnh phúc bớt khổ đau.
Con nghe nhiều vị tôn đức nói về hậu đắc trí, con có kiến giải xin sư xem và dạy cho con
Hậu đắc trí là dụng của căn bản trí, tức là pháp hành không đi ra ngoài căn bản trí. Con cám ơn sư.
Nam Mô Bổn Sư Thích Ca mâu Ni Phật.
Ngày gửi: 25-11-2016
Câu hỏi:
Con thành kính đảnh lễ thầy.
Thưa thầy con vô cùng tri ân thầy. Khi con thấy đạo thì con cũng đồng thời thấy ra ân đức của thầy đối với chúng con.
Mỗi người ai cũng đang sống với một tánh biết, nếu không có tánh biết thì con người làm sao biết ăn, uống, học hành, làm việc. Khi chưa nhận ra tánh biết và pháp thì cuộc đời chỉ là một giấc mộng. Nhận ra tánh biết và từ tánh biết soi chiếu lại hoạt động đời sống là mức căn bản của tu tập. Nói là tu tập thì dễ hiểu lầm nói là bắt đầu tỉnh mộng thì đúng hơn.
Trước đây khi con dùng lý trí để tìm hiểu tánh biết là gì, trong khi đó con lại không nhận ra là mình vẫn đang biết. Tâm bình thường chính là tánh biết, tánh biết thì biết pháp như mắt thì thấy sắc vậy. Tu tập chính là phát huy tánh biết trong sự tương tác giữa thân tâm với trần cảnh. Nhờ sự tương tác này mà tánh biết tự phát huy (hậu đắc trí) nên gọi là tánh biết tu (vô ngã). Giác ngộ giải thoát không phải là kết quả cuối cùng của một quá trình rèn luyện. Mà tánh biết gỡ ra trói buộc nào thì giác ngộ giải thoát trên chính trói buộc đó.
Bây giờ con sống khá khỏe, trước đây con hay nói về niệm thân, thọ, tâm, pháp. Nhưng sự thật niệm thân, thọ, tâm, pháp chỉ là ngọn, chỉ là sự mô tả hoạt động tự nhiên của tánh biết. Chứ tánh biết sẽ biết làm mọi thứ. Khi hữu sự thì tánh biết ứng ra các mức độ chú tâm, thận trọng, quan sát để xử lý công việc. Khi vô sự thì tánh biết tự an trên chính thân, thọ, tâm, pháp. Khi trạng thái tâm (tập khí) khác nhau sinh lên thì tánh biết thấy trạng thái ấy sinh diệt tự nhiên. Khi thái độ tâm (bản ngã lý trí) sinh lên thì buông xả trở về. Khi ứng tiếp với hoàn cảnh mà có bản ngã sinh khởi thì khi thấy ra bản chất của bản ngã sinh khởi thì cũng đồng thời thấy ra những sự thật từ chính hoàn cảnh ấy và tâm cũng tự mở rộng ra các sự thật về đời sống mà trước giờ con cứ ngộ nhận hoặc không biết.
Pháp thiền mà thầy đã dạy thật quá vi diệu, pháp thiền của sự thật.
Con xin cảm ơn thầy và mong thầy luôn mạnh khỏe.
Ngày gửi: 24-11-2016
Câu hỏi:
Bạch Thầy!
Như lời Thầy dạy muốn có vô sư trí thì phải có hậu đắc trí. Vậy muốn được hậu đắc trí thì phải trú tâm như thế nào?
Hậu đắc trí có được do tu hay không tu mà được?
Ngày gửi: 23-11-2016
Câu hỏi:
Bạch Thầy,
Xin cho con hỏi hai câu:
1. Phải an trụ tâm như thế nào để đạt được vô sư trí?
2. Có phải người được vô sư trí thì khi đối đáp trả lời ngay không suy nghĩ (không qua thức) nhưng không sai chánh pháp?
Xin Thầy từ bi chỉ dạy cho con.
Con xin cám ơn Thầy. Nam mô Từ Phụ Thích Ca Mâu Ni Phật.
Ngày gửi: 08-09-2016
Câu hỏi:
Bạch sư. Con cám ơn sư đã trả lời cho con bài thơ nói về vô sư trí. Nhưng con mong sư chỉ dạy cho phương pháp để đạt được vô sư trí. Theo con hiểu, người đạt vô sư trí thì khi ứng đáp không thông qua suy nghĩ nhưng không trái tri kiến Phật. Con xin cám ơn sự chỉ dạy của sư.
Nam Mô Từ Phụ Thích Ca Mâu Ni Phật.
Ngày gửi: 05-09-2016
Câu hỏi:
Bạch sư, con biết vô sư trí thì ai cũng có sẵn cũng như pháp đã hoàn hảo nơi mỗi người nhưng con muốn sư khai mở cho con làm sao, bằng cách nào để vô sư trí.
Bạch sư, căn bản trí + hậu đắc trí là Phật trí, căn bản trí cũng như chân không còn hậu đắc trí như diệu hữu, nếu không có hậu đắc trí thì làm cái gì cũng vướng vào ngã pháp.
Xin sư khai thị cho con phải sử dụng tâm như thế nào để hậu đắc trí.
Nam Mô Đại Hạnh Phổ Hiền Bồ Tát.
Ngày gửi: 04-09-2016
Câu hỏi:
Bạch Sư. Làm thế nào để được vô sư trí (dụng của tâm)? Con xin cám ơn sư.
Ngày gửi: 27-05-2016
Câu hỏi:
Thưa Thầy nhờ tối qua con nghe được bài pháp Thầy dạy về "Nhẫn nại", giờ con mới hiểu ra lời Thầy nói luôn luôn học ra bài học giác ngộ cho mình, bài học giác ngộ ấy chính là mình luôn luôn giữ thăng bằng trong cuộc sống, giữa cái buồn vui, giữa cái thành bại, giữa cái được mất,... mà tâm mình vẫn an nhiên tự tại. Giác ngộ là giảm bớt đi mọi phiền não mọi dính mắt trong cuộc sống này chứ không phải học thêm vào cho nhiều kiến thức hay nhiều tri kiến. Giờ con mới hiểu. Trước đây con cứ nghĩ giác ngộ là mình phải học để tích lũy kiến thức nên con cứ học hoài nhưng chẳng được gì cả, chỉ làm gia tăng cái bản ngã của mình mà thôi. Vô tình nghe được bài pháp của Thầy làm cho tâm con sáng ra, thật sự rất đơn giản chứ không phức tạp chút nào. Con xin cảm ơn bài pháp Thầy dạy đã giúp con thấy rõ hơn.
Ngày gửi: 11-12-2014
Câu hỏi:
Con cảm ơn Thầy đã trả lời câu hỏi ngày 8/12 về vấn đế "cuối cùng rồi ai cũng giác ngộ thành Phật", đây là câu hỏi của con trai con năm nay cháu 13 tuổi do cháu không dám hỏi mà nhờ Mẹ hỏi.
Khi đọc được câu trả lời của Thầy thì 2 mẹ con vui vì Thầy trả lời trùng với ý nghĩ của 2 mẹ con con. Nhưng chồng của con thì lại có ý nghĩ khác. <p>
Anh ấy nói: "khi mình an nhiên trong hiện tại không vướng mắc, ràng buộc gì thì mình đã là Phật rồi, không phải mong cầu trở thành Phật nữa và nếu còn mong muốn thành Phật thì lại là tạo tác để trở thành trong tương lai." <p>
Con nghe xong thấy cũng có lý. <p>
Xin Thầy giúp con hiểu rõ hơn.
Con cảm ơn Thầy!