loading
Kết quả Tìm Kiếm: Có 96 câu hỏi có nội dung liên quan đến 'hữu thức & ý thức, tiềm thức, vô thức & Bhavaṅga'.

Thông báo:

Trong một thời gian dài, mục Hỏi Đáp Phật Pháp của trang web đã nhận được rất nhiều câu hỏi của Phật tử từ khắp nơi gởi đến. Thầy Viên Minh đã trả lời tất cả các câu hỏi liên quan đến vấn đề học Pháp, hành Pháp. Hiện tại mục Hỏi đáp đã có khoảng hơn hai mươi ngàn câu hỏi đáp, trong đó Thầy đã chỉ ra cốt lõi của việc hành đạo, sống Thiền. Do vậy Thầy đã quyết định tạm ngưng mục Hỏi đáp trong một thời gian để có thể chuyên tâm làm các Phật sự cần thiết khác.

Vậy, nếu có nhu cầu, Quý vị có thể sử dụng mục Tìm kiếm bên dưới (gõ từ khoá) hoặc bấm vào các tag đã được gắn theo từng chủ đề để tham khảo các câu Hỏi - Đáp về vấn đề của mình hoặc tương tự.

Sadhu sadhu lành thay!

Danh mục Hỏi Đáp Phật Pháp

Ngày gửi: 03-02-2016

Câu hỏi:

Kính thầy, con tìm hiểu hai chữ tâm và thức và được biết như sau: <p>
1) Tâm = citta = mind <p>
2) Thức = vijnana = consciousness <p>
Xin thầy vui lòng cho biết sự khác biệt của hai chữ tâm và thức. <p>
Con chân thành biết ơn sự chỉ bảo của thầy.

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 20-01-2016

Câu hỏi:

Kính bạch thầy cho con hỏi: <p>
1) Tiềm thức và tánh biết giống nhau hay khác nhau? <p>
2) Nếu mình nhìn thấy, nhận biết các sự vật hiện tượng đúng theo quy luật, tất cả các pháp như nó đang là, không có sự can thiệp sự hiểu biết của ý thức vào để phân tích hay giải thích thì sẽ thấy tất cả các pháp một cách chân thực nhất. Chỉ có tâm chúng ta là xao động lăn tăn, biến đổi nên mới thấy có sự sai khác mà sinh lo âu, ưa ghét... đúng vậy không thầy? <p>
Kính bạch thầy chỉ dạy. Con thành kính tri ân thầy!

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 12-01-2016

Câu hỏi:

Kính Sư Trưởng lão. Kính xin Sư vui lòng chỉ bảo cho con, chữ Hữu (Bhava) trong Thập nhị nhân duyên có nghiã là gì?
Con chân thành cảm tạ Sư Trưỡng lão.

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 24-12-2015

Câu hỏi:

Nam Mô A Di Đà Phật! Con thành kính đảnh lễ Thầy. Con có môt vài điều thắc mắc xin Thầy khai thị. Con cám ơn Thầy nhiều ạ. <p>
Chân tâm và tiềm thức có phải là một không ạ? Xin Thầy giảng giải cho con về tiềm thức.

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 17-11-2015

Câu hỏi:

Dạ thưa Thầy! Khi ngủ, con vẫn nghe rõ và nhận biết được câu chuyện của người nói bên ngoài. <p>
Khi ngủ, trong giấc mơ, con nhận biết rõ cảnh và hành động diễn ra lúc đó, trong lúc con đang suy nghĩ để xử lý một tình huống (trong mơ) thì bên ngoài có người mở của phòng bước vào nói chuyện, con mở mắt và trả lời một cách bình tâm rõ ràng. <p>
Khi ngủ, có người mở của phòng bước vào nói chuyện, con giật mình và gây hấn với người đó, liền sau đó con nhận biết được thì trạng thái tâm đó dịu lại nên người đối diện cũng không có cơ hội sân lại. <p>
Hữu phần duy trì sự hiện hữu của tiềm thức và trôi chảy liên tục. Vậy trong giấc ngủ hữu phần cũng trôi chảy liên tục. Cũng là ngủ nhưng mỗi lần phản ứng lại khác nhau, phản ứng này có phải là nghiệp chứa trong hữu phần trổi dậy? Vì tự tu tập nên trước đây nếu điều gì xảy ra mà không ảnh hưởng đến ai hay sức khỏe của mình thì con nhận biết thôi, ngủ chỉ là ngủ thôi. Nay gặp được trang web này, Thầy chỉ dạy thêm cho con ạ, con học tiến trình tâm nhưng còn mù mờ quá. Con cảm ơn Thầy rất nhiều!

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 13-11-2015

Câu hỏi:

Con chào thầy ạ! <p>
Thưa thầy cũng khoảng thời gian khá dài rồi con không có câu hỏi nào hỏi thầy, hôm nay con xin hỏi là: Tại sao ngày xưa con rất ham tu thiền định, đến nỗi ai gặp con cũng muốn nói về thiền cho họ nghe, hay là trong quá trình tu những năm đầu con đều chăm chỉ ngồi thiền và gọi điện cho các thầy để hỏi. Nhưng dần dần con không có dính mắc vào thiền định nữa (tức là con ít hỏi và nói về thiền hơn) đến bây giờ thì con cũng chẳng ngồi thiền hàng ngày nữa. vậy tu có nhất thiết phải ngồi không ạ, và thưa thầy khi đã hiểu được từ chánh niệm và tánh biết vậy làm cách nào có thể đứng được trong đó? Hiện tại khi con đụng chuyện, một là con nhớ được thì liền trở về thực tại, hai là con bị lôi kéo theo vọng tưởng hay ngoại cảnh mất, con cứ nhập nhằng như thế. <p>
Và thỉnh thoảng con ngồi thì tư tưởng của con lên rất ít, có khi chẳng thấy đâu, có khi hiện lên rồi tự lặn đi. Hoặc khi con nghe nhạc, con chỉ có biết đến nhạc ngoài ra chẳng có tư tưởng khởi hiện. Thưa thầy tánh biết có phải là thấy tâm mình hiện lên các tướng tâm, hoặc thấy không có gì hiện lên, chỉ có sự tĩnh lặng trong sáng, hoặc có khi quên luôn cái biết. Con hay đi làm lúc nào trong đầu cũng quan sát vào bên trong, lúc mình nói chuyện hay suy nghĩ thì cũng thấy 1 trạng thái yên tĩnh trong sáng đang quan sát. Vậy thưa thầy những biểu hiện con diễn tả như vậy thì con đang ở đâu ạ. Con xin cảm ơn thầy nhiều, mong thầy giải đáp cho con.

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 13-08-2015

Câu hỏi:

Kính thưa Thầy, kính nhờ Thầy giảng cho con hiểu trong Phật giáo giải thích như thế nào về sự thôi miên? Có người khi bị thôi miên, họ kể lại rất rõ ràng những việc họ làm hay thấy qua, có khi họ được dùng làm nhân chứng cho cuộc điều tra của cảnh sát. Như vậy khi họ bị thôi miên, họ có khả năng biết được quá khứ, con hiểu như vậy có đúng lắm không? Con cám ơn Thầy.

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 23-07-2015

Câu hỏi:

Kính thưa Sư, <p>

Sáng nay ở Trà Đàm, con có hỏi một câu hỏi, nhận được câu trả lời của Sư, đã hiểu nhưng nghĩ lại thì thật sự vẫn chưa hiểu. Mong Sư từ bi giải thích rõ hơn. <p>

Khi đứa con 5 tuổi của con chạy ra ngoài đường rất nhiều xe hơi, con nổi sân, mắng nó và con biết là mình đang sân. Khi con giữ được tay đứa nhỏ thì cái sân nó biến mất và con cũng biết nó biến mất. Quá trình sinh diết của tâm sân, con có thể theo dõi được nhờ thường tình sống chánh niệm. Quả thực con có muốn dẹp cái sân đi và như trả lời của Sư thì biết được trọn vẹn tâm sân sinh diệt thì đã là chánh niệm, tỉnh giác rồi nhưng muốn dẹp trạng thái sân ấy đi thì lại là phóng dật thất niệm và không còn tỉnh giác nữa. Con cũng đồng ý luôn. <p>

Con cũng hiểu là nguyên nhân của sân là vì con muốn đứa nhỏ nó hành xử như mình mong muốn. Nguyên nhân tận cùng của đau khổ là bản ngã tham sân si, nhưng mình phải hành xử như thế nào với cái bản ngã ấy? Cái tâm muốn dẹp bản ngã cũng là tâm sân,chỉ thêm dầu vào lửa, tức là một hình thức khác của bản ngã tham sân si, hay là tập sống chung với lũ? <p>

Sư dạy là nên tùy cơ ứng biến để điều chỉnh nhận thức và hành vi theo đúng hoàn cảnh, như vậy thì con nên điều chỉnh sao khi đứa nhỏ chạy ra đường nhiều xe hơi. <p>

Phải chăng con có hai loại Tham Sân Si, một loại là do phản ứng tự nhiên theo nhu cầu cần thiết, mình chỉ cần biết và nó tự động biến mất, giống như khi mình bị thương thì đau mà thôi. Loại Tham sân si thứ hai là không thấy biết rõ ràng mà phản ứng theo tư kiến tư dục của bản ngã. <p>

Như Sư có nhắc tới, đây là một bước rất khó khăn, một lỗi rất dễ vướng phải, mong sư chỉ dạy thêm để giúp con vượt qua bước khó khăn đó. <p>

Trên đây chỉ là một ví dụ nhỏ, nếu được thì mong Sư giải thích để chúng con có thể vận dụng trong nhiều trường hợp khác nhau. <p>

Kính tri ơn Sư.


Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 02-06-2015

Câu hỏi:

Thưa Thầy, <p>

Con có thắc mắc xin Thầy giải nghi cho con. Vốn là giờ não của con ít hoạt động nên con dễ quên lắm Thầy. Nhưng song song bên cạnh con thấy tâm con rỗng rang và trực giác con nhạy bén hơn. Thế thì não có chức năng ghi nhớ thông tin (thân - tục đế), còn tâm tự soi sáng rỗng rang hay nhạy bén (tánh biết - chân đế) là 2 sự khác nhau nhưng giúp tương giao và học hỏi phải không thưa Thầy? Mỗi thứ có những nhiệm vụ hoặc chức năng riêng của nó đúng không thưa Thầy? Như thế khi não suy nhược hoặc teo hoặc chết thì tánh biết vẫn có thể làm việc độc lập soi sáng dưới dạng hữu thức hoặc vô thức phải không Thầy? Điều này được thí dụ cụ thể như người sống đời sống thực vật, đang hấp hối, tình trạng mê man bất tỉnh hoặc đã chết lâm sàng phải không thưa Thầy? Khi xưa con không nhận ra não và tánh biết như thế này. Con xin Thầy giải nghi dùm con. Con cám ơn Thầy.

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 01-05-2015

Câu hỏi:

Kính bạch Thầy,
Con có một thắc mắc về tâm hộ kiếp. <p>
Tâm hộ kiếp có thay đổi theo dòng trôi chảy của tâm không? Tâm hộ kiếp trước khi vào lộ trình tâm và tâm hộ kiếp sau khi lộ trình tâm chấm dứt có khác nhau không? <p>
Kính xin Thầy giảng thêm cho con được hiểu rõ.
Con xin cám ơn Thầy. <p>
Kính,
Viên Giải



Xem Câu Trả Lời »