loading
Kết quả Tìm Kiếm: Có 96 câu hỏi có nội dung liên quan đến 'hữu thức & ý thức, tiềm thức, vô thức & Bhavaṅga'.

Thông báo:

Trong một thời gian dài, mục Hỏi Đáp Phật Pháp của trang web đã nhận được rất nhiều câu hỏi của Phật tử từ khắp nơi gởi đến. Thầy Viên Minh đã trả lời tất cả các câu hỏi liên quan đến vấn đề học Pháp, hành Pháp. Hiện tại mục Hỏi đáp đã có khoảng hơn hai mươi ngàn câu hỏi đáp, trong đó Thầy đã chỉ ra cốt lõi của việc hành đạo, sống Thiền. Do vậy Thầy đã quyết định tạm ngưng mục Hỏi đáp trong một thời gian để có thể chuyên tâm làm các Phật sự cần thiết khác.

Vậy, nếu có nhu cầu, Quý vị có thể sử dụng mục Tìm kiếm bên dưới (gõ từ khoá) hoặc bấm vào các tag đã được gắn theo từng chủ đề để tham khảo các câu Hỏi - Đáp về vấn đề của mình hoặc tương tự.

Sadhu sadhu lành thay!

Danh mục Hỏi Đáp Phật Pháp

Ngày gửi: 09-01-2011

Câu hỏi:

Thưa thầy! Trong thời gian gần đây con gặp một hiện tượng lạ nên muốn hỏi thầy. Trong giấc ngủ, thình thoảng toàn thân con có cảm giác "bừng bừng" tỉnh. Mặc dù khi đó con đang ngủ, nhưng con biết rất rõ toàn thân. Cảm giác này "rất rõ ràng" từ đầu đến chân. Hiện tượng này xuất hiện và kết thúc trong vài phút. Khi đó nếu con thích thú chú ý hoặc ngắm nhìn thì sau khi hết, con có cảm giác hơi căng thẳng và đau đầu. Nhưng cũng có một số lần con không đau đầu. Vậy đây có phải là hiệu ứng của pháp hành thiền tuệ không ạ? Con xin thầy cho con lời khuyên ạ. Con cảm ơn thầy nhiều ạ!

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 02-01-2011

Câu hỏi:

Kính thưa thầy, con có vài thắc mắc, xin thầy vui lòng giải đáp cho con:
1. Con người lúc còn vô minh thì có bản ngã. Khi mạng chung, mất thân người, bản ngã vẫn còn hay không?
2. Các loại thực vật vẫn có cái biết theo bản năng mà không có tham sân si, vậy có phải cây cỏ luôn sống trong Niết-bàn không?
3. Những loài vật thông minh vẫn có tánh biết, vậy có thể nói loài vật cũng có Phật tánh hay không?
4. Con người theo lục đạo luân hồi mà tái sanh, phải chăng con người đánh mất Phật tánh của mình khi tái sanh vào các cõi thấp hơn?
Con xin cám ơn Thầy.

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 23-12-2010

Câu hỏi:

Kính bạch sư. Con hành pháp buông xả từ khi sư qua Úc giảng bài pháp Tứ Diệu Đế đến nay. Con thấy con thật may mắn được gặp Chánh Pháp của Đức Bổn Sư cũng như con được khai mở diệu pháp từ sự giảng dạy của sư. Và mới đây nhất con được nghe thêm bài giảng Tứ Diệu Đế ở Tổ đình Bửu Long mà con download từ trên website xuống. Không có gì bằng là vừa hành vừa có thể hỏi thầy nên con xin sư chỉ dạy thêm cho con xem con đang thực tập có sai hay không.
Sự buông xả thật là vi diệu, con thấy các pháp như nó đang là. Hiện con quan sát nhiều hơn những ý niệm trong tâm vì những ý niệm này làm cho con bận rộn hơn hết. Con quan sát tự nhiên khi ý niệm sanh đến lúc diệt thật là thân thương chứ không còn là kẻ thù như trước đây nữa. Con thấy con hoan hỷ trầm tĩnh hơn xưa, thong dong và dễ dàng thấy các pháp như nó đang là, hoan hỷ biết rằng đây là chánh pháp.
Con phải chánh tinh tấn mà hành vì thấy nghiệp quá khứ làm cho con lúc tỉnh thức quan sát, lúc quên một hồi rồi mới nhớ quán tâm. Kính xin sư chỉ dạy thêm cho con về pháp quán tâm và giải thích thêm về vô thức, con chưa hiểu rõ. Con chỉ hiểu vô thức tức là không ý thức, vì diệt vọng tưởng bằng cách đè bẹp không quan sát tự nhiên như nó đang là nên vô thức cứ xuất hiện trong vô minh. Nếu vô thức xuất hiện mà quan sát bình đẳng trong sự tỉnh giác không quên thì những gì xảy ra trong vô thức là pháp đang vận hành có đúng không ạ? Con xin cám ơn sư.

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 19-12-2010

Câu hỏi:

Thưa thầy, con xin được hỏi, trong một vài chia sẻ hỏi đáp gần đây con có thấy thầy có nói tới một vài chỗ như đi sâu vào vấn đề tiềm thức hay vô thức. Theo con hiểu tiềm thức hay vô thức là những thứ nằm bên dưới thúc đẩy dẫn dắt chúng ta hành xử theo điều đó, nó có thể là các cảm nhận, nhận thức, hiểu biết, muốn hay không muốn một điều gì đó và thường chúng ta biết rất ít về hoạt động của nó.
Và tiềm thức hay vô thức chỉ có thể thấy được phần nào thông qua việc quan sát học hỏi từ các cảm xúc tư tưởng hay qua những ứng xử, hành động của chúng ta trong cuộc sống.
Con hiểu về tiềm thức và vô thức là như vậy. Con cũng đọc được một ít sách có nói về điều này nhưng chưa thấy giải đáp nào cặn kẽ. Con mong được thầy chỉ bảo về điều này. Con xin cảm ơn thầy.

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 02-10-2010

Câu hỏi:

Thưa thầy, thầy dạy rằng: "Khi động dụng thì cẩn thận, chú tâm, quan sát. Khi vô sự, buông ra mọi ý đồ tạo tác để cho thân tâm nghỉ ngơi, thì tánh biết liền sáng suốt, định tĩnh, trong lành". Vậy thưa thầy, khi con chìm vào giấc ngủ thì có những trường hợp sau:
1. Có khi con biết được phần Vô thức của con vẫn làm việc một cách "máy móc" mà con không làm gì được. Điều này cũng giống như đang tỉnh.
2. Có khi phần Vô thức hoạt động một cách "trí tuệ".
3. Có khi con ngủ rất sâu chẳng biết gì cả, tất cả các căn đóng lại không còn tiếp xúc gì với 6 trần nữa.
Vậy 3 trạng thái này có giống như đánh mất mình không thưa thầy? Con có cần làm gì thêm để trau dồi sự "biết mình" không? Xin thầy chỉ dạy thêm. Con cám ơn thầy nhiều.

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 25-09-2010

Câu hỏi:

Kính thưa Thầy.
Từ trước đến giờ con vẫn thường nghe thầy hoặc nhiều Tăng Ni khác nhắc đến 6 căn tiếp xúc với 6 trần, thí dụ như mắt thấy sắc, tai nghe âm thanh..., nhưng con chỉ hiểu vậy thôi. Chỉ mấy hôm nay con mới thực sự biết được bản năng của mắt là để nhìn, cũng như bản năng của bao tử là để tiêu hóa thức ăn và bản năng
của lý trí là để so sánh, lý luận, kết luận... Chuyện rất đơn giản và dễ dàng như vậy nên con nghĩ là con đã hiểu biết từ lâu, nhưng hóa ra con chẳng biết gì cả! Câu hỏi của con là làm sao thầy giải thích được sự việc mình tưởng là mình đã biết nhưng thật ra mình chẳng biết gì; và có khi mình không biết nhưng mình lại có thể biết?
Câu hỏi thứ hai của con là, sau khi hiểu được chức năng của 6 căn khi tiếp xúc với 6 trần rồi thì có phải mình lắng nghe và học hỏi từ chúng để không bị chúng điều khiển hoặc có thể sử dụng được chúng mà không bị dính mắc? Con đang hiểu biết mù mờ. Xin thầy khai thị cho con hiểu thêm. Thành kính tri ân thầy. chúc thầy sức khỏe thật tốt để dìu dắt chúng con.

Xem Câu Trả Lời »