loading
Kết quả Tìm Kiếm: Có 29 câu hỏi có nội dung liên quan đến 'đức tin & niềm tin và mê tín'.

Thông báo:

Trong một thời gian dài, mục Hỏi Đáp Phật Pháp của trang web đã nhận được rất nhiều câu hỏi của Phật tử từ khắp nơi gởi đến. Thầy Viên Minh đã trả lời tất cả các câu hỏi liên quan đến vấn đề học Pháp, hành Pháp. Hiện tại mục Hỏi đáp đã có khoảng hơn hai mươi ngàn câu hỏi đáp, trong đó Thầy đã chỉ ra cốt lõi của việc hành đạo, sống Thiền. Do vậy Thầy đã quyết định tạm ngưng mục Hỏi đáp trong một thời gian để có thể chuyên tâm làm các Phật sự cần thiết khác.

Vậy, nếu có nhu cầu, Quý vị có thể sử dụng mục Tìm kiếm bên dưới (gõ từ khoá) hoặc bấm vào các tag đã được gắn theo từng chủ đề để tham khảo các câu Hỏi - Đáp về vấn đề của mình hoặc tương tự.

Sadhu sadhu lành thay!

Danh mục Hỏi Đáp Phật Pháp

Ngày gửi: 17-06-2015

Câu hỏi:

Kính bạch Thầy! <p>
1. Lần trước con có thỉnh Thầy: "Có một Đức Phật ở Tây Phương Tịnh Độ qua đây rước chúng sanh về bên đó không?" Thầy trả lời là Không và giải thích cho con nghĩa Tiếp Dẫn và cho đó là Hoá Thành Dụ. Về cơ bản, con chấp nhận lời dạy này. Tuy nhiên, sao con vẫn thấy Trong Duy Lực Ngữ Lục có nói đến câu: "Vãng sanh về bên đó rồi cũng sẽ tu tiếp cho đến Kiến Tánh." Như vậy là như thế nào? Đa số các Thầy Tịnh Độ đều y như nghĩa ấy mà dạy Phật Tử, tức có vãng sanh về Tây Phương? <p>

2. Giải thích thêm cho con biết, Cảnh Giới của Nhất Tâm Bất Loạn? <p>

Kính Thầy từ bi khai thị thêm. Con thành kính cảm ơn Thầy!

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 14-02-2015

Câu hỏi:

Kính Thưa Thầy, <p>

Thận trọng, chú tâm, quan sát và trở về trọn vẹn, rỗng lặng, trong sáng trong mọi nơi, mọi lúc. Giữa lối thiền như vậy ứng dụng trong đời sống hàng ngày và lối thiền miên mật ví dụ như của Thầy Ananda trước khi đạt được trình độ Arahant sau một đêm thiền định liên tục đến khi rạng sáng lúc đầu vừa chạm gối, sự khác biệt là ở đâu? Có phải trong trường hợp thầy Ananda, có một thành phần "muốn đạt đến" mặc dù với một mục đích tốt? <p>
Siddharta phát lời nguyện không rời chỗ thiền tọa dưới gốc cây bồ đề dầu cơ thể có héo tàn, cho đến lúc tìm được sự Giác Ngộ hoàn hảo. Trong sự phát nguyện này có chăng một thành phần "muốn đạt đến" mặc dù với một mục đích tốt? <p>
Tương tự, người cư sĩ chân chính có nên căn cứ đường lối tu hành của mình dựa trên một mục đích, ví dụ "Đạt đến Arahant trong cõi đời này" để có một động lực thúc đẩy dễ tinh tiến hay nên hoàn toàn buông, không có cái muốn nào, chỉ thận trọng, chú tâm, quan sát, trở về trọn vẹn tỉnh thức, rỗng lặng, trong sáng giữa sự vận hành tự nhiên của vũ trụ? <p>

Xin cảm ơn Thầy.

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 12-12-2014

Câu hỏi:

Dạ con xin cám ơn Thầy. Giờ con không dám hứa hẹn điều gì nữa. Cứ sống tùy duyên thuận pháp và thực hành theo pháp Thầy chỉ dạy. Nhưng có 1 điều con đang lo cho ba của con. Hiện giờ ba con đã 83 tuổi rồi nhưng không hề tin tưởng vào Phật Pháp, mặc dù con cũng đã cố gắng khuyên ba con nên quy y Tam Bảo và tạo phước báu trong kiếp hiện tại này để giảm bớt tội lỗi và tạo duyên lành cho kiếp vị lai. Mỗi lần con khuyên là ba của con không hề tin tưởng mà còn hay phỉ báng Phật Pháp nữa. Con rất sợ ba con sa vào 4 đường ác đạo. Mặc dù con với mẹ con khuyên nhủ rất nhiều. Giờ con cũng không biết phải làm sao để giúp ba con nữa. Thầy cho con 1 lời khuyên để con làm tròn chữ "hiếu". Mẹ con thì đã là Phật tử lâu rồi và mẹ con làm phước rất nhiều, cũng tinh tấn hành thiền. Con cũng đỡ lo cho mẹ, chỉ phụng dưỡng mẹ trong sinh hoạt hàng ngày thôi.

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 30-04-2013

Câu hỏi:

Kính Thầy!
Một bạn đạo chia sẻ rằng Quán Thế Âm Bồ Tát chỉ là một hình tượng ẩn dụ trong pháp môn của nhà Phật, nhưng qua nhiều trải nghiệm trong cuộc đời của riêng bản thân con thì cứ mỗi lần gặp khổ nạn đến mức tự thân không có cách thoát khổ thì hễ cầu Bồ Tát cứu khổ là được những người hoàn toàn xa lạ đột ngột xuất hiện cứu giúp, và cứ sau mỗi lần như thế năng lượng từ bi của Bồ Tát Quán Thế Âm càng hiện rõ trong cảm nhận của con. Vậy xin Thầy phân tích hộ sự khác biệt giữa ranh giới của niềm tin thấy biết và suy diễn của tư duy. Theo cách nhận biết của Thầy thì Bồ Tát Quán Thế Âm trong kinh nhà Phật là nhân vật có thật trong quá khứ hay chỉ là một hình tượng ẩn dụ về Tâm Từ Bi của nhà Phật ạ?

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 19-11-2012

Câu hỏi:

Dạ thưa sư ông, hôm qua con có gửi câu hỏi về đề mục niệm Ân Đức Phật cho sư ông và sư ông cũng đã trả lời. Như sư ông có nói là "lúc đầu niệm theo đức tin là để phát huy niềm tin", nhưng bây giờ con còn hoài nghi, chưa có đức tin, vậy con phải làm sao thưa sư ông, con có nên tiếp tục niệm Phật nữa hay không?

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 18-11-2012

Câu hỏi:

Dạ thưa sư ông, con có điều này thắc mắc, mong sư ông giải thích cho con:<p>
Con được biết pháp môn Niệm Ân Đức Phật là pháp môn dễ làm cho hành giả phát sinh tín tâm (đức tin) đối với Tam Bảo có đúng không ạ?<p>
Nếu vậy thì đối với người còn hoài nghi về Đức Phật hay hoài nghi về sự Giác Ngộ của Đức Phật, còn ngờ vực hay không tin vào Phật Pháp thì đề mục niệm Ân Đức Phật có thể làm cho những hạng người này phát sinh tín tâm (đức tin) nơi đức Thế Tôn và Tam Bảo không ạ?<p>
Mong sư ông giải đáp cho con. Con xin cám ơn sư ông<p>

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 24-09-2012

Câu hỏi:

Con xin chào Sư Ông ạ!
Kính mong Sư Ông giải giảng cho con hiểu về một niềm tin trong sạch nơi Tam Bảo: Phật, Pháp, Tăng. <p>
1. Như thế nào được gọi là niềm tin trong sạch ạ? <p>
2. Làm như thế nào có được niềm tin trong sạch đó ạ? <p>
3. Niềm tin và Đức tin có khác nhau không ạ? Nếu có khác nhau thì khác nhau ở những điểm nào ạ? <p>
4. Ý nghĩa của sức mạnh niềm tin ạ?<p>

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 09-05-2011

Câu hỏi:

Bạch Thầy, con có điều này không rõ xin thầy từ bi chỉ giáo. Đó là trong kinh Hoa Nghiêm có nói: "Tín vi thiện căn công đức mẫu, trưởng dưỡng nhất thiết chư thiện căn. Thoát ly sanh tử xuất mê lưu. Trực vãng Niết Bàn vô thượng đạo". (Nghĩa là: Lòng tin là mẹ của căn lành công đức. Nuôi lớn tất cả các căn lành. Thoát khỏi sanh tử vượt sông mê. Thẳng đến Niết Bàn đạo Vô Thượng) Bài kệ này con thấy hình như là trái ngược với điều đã được Phật dạy trong các Kinh Nguyên Thủy. Trong Kinh Nguyên Thủy đức Phật dạy rằng không nên vội tin bất cứ điều gì dù cho đó là lời dạy của chính Đức Phật. Con rất là phân vân, xin Thấy từ bi chỉ dạy. Xin thành kính tri ân Thầy

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 01-07-2010

Câu hỏi:

Trong Thực Tại Hiện Tiền 2, con đọc thấy một đoạn Thầy viết rằng: "có tinh tấn mà không có đức tin thì chỉ là nỗ lực của bản ngã", điều này làm con gợi nhớ đến một người khá thú vị và cũng nổi tiếng... Nhưng bạch thầy, vì sao có tinh tấn mà thiếu đức tin lại là nỗ lực của bản ngã ạ?

Xem Câu Trả Lời »