loading
Kết quả Tìm Kiếm: Có 89 câu hỏi có nội dung liên quan đến 'tưởng tri, thức tri & tuệ tri'.

Thông báo:

Trong một thời gian dài, mục Hỏi Đáp Phật Pháp của trang web đã nhận được rất nhiều câu hỏi của Phật tử từ khắp nơi gởi đến. Thầy Viên Minh đã trả lời tất cả các câu hỏi liên quan đến vấn đề học Pháp, hành Pháp. Hiện tại mục Hỏi đáp đã có khoảng hơn hai mươi ngàn câu hỏi đáp, trong đó Thầy đã chỉ ra cốt lõi của việc hành đạo, sống Thiền. Do vậy Thầy đã quyết định tạm ngưng mục Hỏi đáp trong một thời gian để có thể chuyên tâm làm các Phật sự cần thiết khác.

Vậy, nếu có nhu cầu, Quý vị có thể sử dụng mục Tìm kiếm bên dưới (gõ từ khoá) hoặc bấm vào các tag đã được gắn theo từng chủ đề để tham khảo các câu Hỏi - Đáp về vấn đề của mình hoặc tương tự.

Sadhu sadhu lành thay!

Danh mục Hỏi Đáp Phật Pháp

Ngày gửi: 02-10-2019

Câu hỏi:

Con kính chào Thầy! Con thấy như vầy kính xin lời khai thị của Thầy ạ.
Thấy biết các pháp diễn ra ngay tại bây giờ với tâm định tĩnh sáng suốt thì đúng là tuệ tri rồi, con thấy rõ ràng là như vậy. Nhưng còn trường hợp cái biết đối với cảnh không diễn ra trước mặt thì đâu là tuệ tri đâu là tưởng tri. Con xin ví dụ: Con và bạn con đang uống cafe. Hàn huyên tâm sự rồi dẫn tới nói về Đà lạt nói một hồi phóng tâm lên đi đà lạt chơi vì nghĩ nó đẹp. Bắt đầu mới lên kế hoạch đi đà lạt (ngày mai đi lúc mấy giờ, đi bằng phương tiện gì, lên tới đà lạt rồi ngủ nghỉ ở đâu...). Thưa thầy đối với sự việc trên thì có 2 quá trình. Thứ nhất là quá trình phóng tâm suy nghĩ hiện tại Đà lạt đẹp, lên đó nghỉ mấy ngày thì tuyệt..., đây là cái tưởng con đã thấy rõ. Thứ 2 là quá trình vạch ra kế hoạch để đi lên Đà lạt đi lúc mấy giờ, đi bằng phương tiện gì... thì con thấy đây là cái tác dụng của thức tri dựa trên tưởng tri chứ không phải tuệ tri. Không biết con thấy như vậy có đúng không. Hay là cái quá trình vạch ra kế hoạch lên đà lạt (đi lúc mấy giờ, đi bằng phương tiện gì...) cũng chỉ là tưởng luôn. Kính xin lời khai thị của Thầy. Con xin cảm ơn!

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 15-07-2019

Câu hỏi:

Thưa sư cho con hỏi một câu nữa ạ. Khi con đang tập trung suy nghĩ trong công việc, khi tác ý biết đang suy nghĩ, thì liền biết, nhưng đồng thời sự suy nghĩ bị gián đoạn, vậy con thực tập sai rồi phải không ạ, có thể nào vừa biết đang suy nghĩ và sự suy nghĩ không bị gián đoạn Không ạ.
Con thành kính cám ơn sư. Cầu chúc sư luôn khỏe mạnh ạ.

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 15-07-2019

Câu hỏi:

Thưa thầy,
Cho con hỏi khi mình trọn vẹn với thực tại, thì chỉ đơn giản là nhận biết đơn thuần sự biến đổi của thực tại, chứ không cần phải diễn dịch, nhận định, phân tích (nếu không cần thiết) phải không ạ?
Con cảm ơn thầy !

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 11-07-2019

Câu hỏi:

Thưa Thầy, có phải ghi nhận, tánh biết và tuệ giác là 3 bậc tiến hóa của tâm linh?
Từ nhỏ lớn lên con rất sợ việc phiền nhiễu vướng mắc từ tinh cảm cho đến công việc và tài chánh, nhưng đến một lúc chuyện xảy ra vẫn xảy ra và con vẫn kẹt vào chính những điều con sợ và tránh. Nghe Thầy giảng con mới nhận ra khi nhận thức về khổ đế cũng có nhận thức trong vô minh và nhận thức trong tỉnh giác. Thành kính.

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 09-06-2019

Câu hỏi:

Dạ con xin đảnh lễ Thầy!
Thầy ơi, con càng thấy mọi thứ thay đổi, khổ và vận hành theo đúng như nó là thì lẽ ra con phải an nhiên tự tại, mà sao trong con nó vẫn có lo lắng, sợ hãi... Chắc trong con ngầm chống đối và muốn níu giữ nên con chưa buông được hoàn toàn thái độ để thuận pháp phải không ạ? Con xin Thầy chỉ dạy cho con điểm này. Con luôn tri ân và mong cầu Thầy được khỏe mạnh.

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 01-11-2018

Câu hỏi:

Thưa thầy kính mến!
Con thấy có rất nhiều bạn trong này đặt câu hỏi cho thầy đang bị nhầm lẫn giữa cái thấy của tuệ giác trong tánh giác và cái thấy của ý thức (sở tri) (quan sát). Thế nên các bạn ấy bị rơi vào trong tình trạng càng cố thấy lại càng chẳng thấy gì cả. Con xin chia sẻ với các bạn một chút về cái thấy của tuệ giác trong tánh giác như sau: Cái thấy của tuệ giác trong tánh giác là cái thấy hằng tri, tức nó luôn luôn biết. Nó không thông qua thời gian. Ví dụ như khi có một niệm sân khởi lên (nhân duyên), nó biết ngay từ điểm khởi đầu của niệm sân đó cho đến khi nó kết thúc. Chứ không phải khi niệm sân đó khởi lên rồi mới biết. Bởi vậy mà các vị cổ nhân tu hành trước có câu: "Không sợ niệm khởi chỉ sợ giác chậm". Giác chậm thì không còn là cái giác tuệ tri trong tánh giác nữa. Khi hết nhân duyên nó lại trở lại trạng thái tĩnh lặng hằng tri (Tịch mà chiếu, chiếu mà tịch)
Đó là cái thấy không có không gian. Ví dụ như khi mình biết niệm của mình khởi lên, thì mình cũng biết niệm của đối tượng mình tiếp xúc khởi lên. Rồi càng ngày cái biết đó càng rộng ra, cho đến khi không những biết niệm của một người khởi lên, mà nhiều người và ngay cả không gian bao quanh đó. Rồi nó cứ lớn dần lên đến vô tận…
Theo con nghĩ, nguyên nhân chính của việc không có được cái thấy của tuệ giác trong tánh giác đó là một cái tâm ô nhiễm bị nhiều mây mù (vô minh) che lấp. Thế nên nếu như bảo cái Tâm đó phải có ngay cái thấy của tuệ giác trong trong tánh giác là một điều hy hữu. Con thấy nhiều bạn, đang ở trong tâm trạng "rối bời" bởi những cái thấy sai lầm, còn bị những sự trói buộc của kiết sử lôi kéo. Bị những nội kết trong tâm làm cho mình càng nóng lòng muốn "thấy" thì chỉ ép mình rơi vào trạng thái sân hoặc bi quan mà thôi ạ. Thế nên con nghĩ các bạn cần phải đi từng bước một, không nên vội vàng hấp tấp. Sẽ rất dễ đi lạc đường ạ _()_

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 20-09-2018

Câu hỏi:

Con thưa thầy ạ,
Thầy cho con hỏi con nghĩ như thế này có đúng hay không ạ:
1. Trong thiền hay trong đời sống, thái độ đối với thân, thọ, tâm, pháp là không diệt nó, không bám víu nó, chỉ cần trọn vẹn và hiểu nó.
2. Trọn vẹn với tham là phải hiểu nó ở đâu mà khởi. Nếu đã hiểu với thái độ không diệt, không bám víu tham mà vẫn thấy phải tham thì đó là nhu cầu.
Câu hỏi của con thầy khi nào trả lời cũng được ạ.
Con xin cảm ơn thầy.

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 29-05-2018

Câu hỏi:

Thưa thầy con có thắc mắc thế này muốn thầy gỡ giúp con ạ! Con đang tìm hiểu về môn vi diệu pháp, con thấy môn này rất hữu ích, giúp mình hiểu rõ về nguyên lý vận hành của tâm. Con không có tài liệu nên cũng chỉ lên trang web để đọc thôi ạ. Con vừa đọc vừa chiêm nghiệm thì cũng hiểu được, nhưng con bị kẹt ở chỗ: "ý + pháp=ý thức". Pháp ở đây có phải là cảnh do ngũ thức vừa tiếp thu phải không thầy? Nếu như vậy thì có phải ý thức phát sinh được là do tâm nương nhờ nơi tưởng không ạ? Và con xin hỏi thầy thêm nữa là: đối tượng của ý là pháp, vậy pháp ở đây là cảnh ở ngoài (sắc pháp) hay là cảnh đã được đưa vào trong tưởng ạ? Con xin tri ân thầy ạ!

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 23-02-2018

Câu hỏi:

Con chào Thầy ạ,
Dạ ông bà mình xưa có câu "Khôn cũng chết mà dại cũng chết, biết thì sống". Có phải cái "biết" ở đây là tính biết mà Thầy hay nhắc đến mỗi khi chỉ dạy cho chúng con không ạ? Theo con hiểu thì Khôn - Dại vẫn chỉ là 2 mặt của thế gian, vẫn bị vướng vào cái ngã, chỉ có sự hay biết để sống và ứng xử sao cho phù hợp đúng tốt mới là người biết sống thuận pháp.
Xin Thầy từ bi chỉ dạy cho con ạ.

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 13-09-2017

Câu hỏi:

Khi đọc kinh tạng có 2 thuật ngữ mà con chưa hiểu lắm về sự khác nhau giữa chúng đó là: tuệ tri và liễu tri. Xin thầy có thể giải thích cho con hiểu được không ạ. Nếu được xin thầy cho con ví dụ luôn cho dễ hiểu ạ. Con cám ơn thầy nhiều.
Kính chúc thầy luôn nhiều sức khỏe và an lạc.

Xem Câu Trả Lời »