loading
Kết quả Tìm Kiếm: Có 89 câu hỏi có nội dung liên quan đến 'tưởng tri, thức tri & tuệ tri'.

Thông báo:

Trong một thời gian dài, mục Hỏi Đáp Phật Pháp của trang web đã nhận được rất nhiều câu hỏi của Phật tử từ khắp nơi gởi đến. Thầy Viên Minh đã trả lời tất cả các câu hỏi liên quan đến vấn đề học Pháp, hành Pháp. Hiện tại mục Hỏi đáp đã có khoảng hơn hai mươi ngàn câu hỏi đáp, trong đó Thầy đã chỉ ra cốt lõi của việc hành đạo, sống Thiền. Do vậy Thầy đã quyết định tạm ngưng mục Hỏi đáp trong một thời gian để có thể chuyên tâm làm các Phật sự cần thiết khác.

Vậy, nếu có nhu cầu, Quý vị có thể sử dụng mục Tìm kiếm bên dưới (gõ từ khoá) hoặc bấm vào các tag đã được gắn theo từng chủ đề để tham khảo các câu Hỏi - Đáp về vấn đề của mình hoặc tương tự.

Sadhu sadhu lành thay!

Danh mục Hỏi Đáp Phật Pháp

Ngày gửi: 07-03-2022

Câu hỏi:

Con xin chào Thầy!
Dẫu biết rằng khái niệm thời gian không tồn tại và đó cũng là đặc tính của vũ trụ nhưng con vẫn muốn kính chúc Thầy luôn mạnh khỏe thân tâm qua 1 năm xuất hiện nhiều sự kiện,nhiều Pháp đến đi và Covid có lẽ là một trong những pháp tướng ấy. Con chúc Thầy luôn thăng bằng trong cõi vô thường nhân dịp Khánh tuế ạ.
Thầy ơi, qua chiêm nghiệm con thấy rằng: trải qua một loạt những "cái gọi là": niệm Thân thọ tâm pháp, niệm pháp để thấy ra tiến trình hình thành ngũ uẩn Sắc Thọ Tưởng Hành Thức (rất vi tế) để nhìn nhận ra 18 xứ (trói buộc hay không bị trói buộc), thân kiến hay không thân kiến(trong nghe chỉ có nghe, trong thấy chỉ có thấy) để hướng đến Thất giác chi. Hình thành nên lực, không còn vô minh nữa.
Hiểu rất rõ điều đó nhưng con cũng phát hiện rằng:
Đâu đó bản ngã vẫn đang dùng lý trí để nghe, hiểu tất cả các "cái gọi là" ấy rồi áp dụng để âm thầm "đạt được Niết bàn". Cái loại lực ấy rất mạnh thầy ạ.
Nên con thấy, tốt nhất vẫn là: phải chuyển từ cái hiểu của lý trí sang cảm nhận của chính Tánh biết - lực tự nhiên - rồi bỏ dần cái nhớ, sự nhớ của lý trí đối với các "cái gọi là" mới ổn thầy ạ, còn không thì khó chạm tới "sự thật".
Con kính xin trình Pháp với thầy ạ!

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 19-02-2022

Câu hỏi:

Con chào thầy ạ,
Con chỉ vừa biết đến pháp thoại của thầy mấy tháng qua nhưng dường như trí tuệ của con ngày càng sáng tỏ. Lúc mới nghe những bài pháp đầu tiên, con cảm thấy não mình như vỡ ra vì đầy những quan niệm, tư tưởng bao nhiêu năm tích góp nay đã được gỡ bớt. Vì sao con người dễ chấp vào quan niệm thế thưa thầy? Vì sao lại dễ tin vào những ảo tưởng đó?
Con xin cảm ơn thầy!
A-di-đà Phật!

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 16-02-2022

Câu hỏi:

Kính Bạch Thầy,
Con thành kính chúc sức khỏe Thầy.
Con kính xin Thầy từ bi cho con chút thời gian & giải thích sự khác nhau giữa quan niệm và ý niệm, với ví dụ cụ thể được không thưa Thầy. Mặc dù con đã đọc và viết những từ nầy từ thuở trung học đệ nhị cấp ở thập niên 60 (tưởng tri lý trí của mình chắc chắn là hiểu 100%), sau 5 năm tu tập với những nguyên lý, cốt lõi, cái thực mà Thầy đã & đang khi thị, con lại thấy mình hình như mù mờ ngay tại cái mình cần phải thấy rõ để buông xả & giải thoát Thầy ạ.
Con thành kính cảm ơn Thầy.
Con kính chúc Thầy ngủ ngon.

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 16-02-2022

Câu hỏi:

Thưa thầy cho con hỏi,
Khi mình thấy ra cái sai thì chỉ cần trọn vẹn thấy chứ không cần chuẩn bị cho nó kịch bản trước để lần sau không phạm sai nữa phải không ạ? Lần sau nó tự biết điều chỉnh phải không ạ? Thưa thầy cho con hỏi cái thấy có bị quên đi như kiến thức không?
Con cảm ơn thầy!

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 15-02-2022

Câu hỏi:

Con xin kính chào thầy! Gần đây con đã phát hiện ra thế nào tưởng tri, thức tri, tri giác lầm lẫn trong mỗi con người. Con xin trình bày cái con thấy, biết đó.
Một hôm, con đi làm về buổi trưa, con thấy con gái đang ngồi ăn cơm (mới gần 6 tuổi). Bỗng dưng nó lấy tay xoa bụng, trong con liền hiện khởi 1 nỗi sợ, tim đập nhanh. Con liền quan sát và loé lên 1 ý nghĩ đó là tưởng. Thế là hành tướng của nổi sợ ấy giảm nhanh chóng và biến mất. Lần thứ 2, khi ăn cơm xong, con gái con nằm trên sôfa gỗ, lấy tay rờ bụng và trong con lại dấy khởi 1 cảm giác sợ. Con liền quán biết đó là tưởng, lập tức nó lặng.
Con suy nghĩ, tưởng từ đâu mà sinh ra? Tại sao nó luôn cho mình 1 đáp án nhanh như vậy (đã thành niệm chứ không phải động) và còn kèm theo 1 cảm giác sợ hãi nữa? Nó đã theo con rất lâu rồi. Con đi tìm hiểu và nhận biết đc, thì ra nó là những cái thấy, biết thông qua các căn, cảm xúc, đối đãi, suy đoán, suy luận, Logic học, kinh nghiệm, cái tôi… mà hình thành nên.
Rồi con lại tiếp tục quán chiếu, tại sao mình nhìn cái cành cây, sợi dây mà tưởng là con rắn, hoảng hốt sợ hãi? Con liền hiều do tưởng tri và thức tri hoạt động, bản thân đã huân tập những điều tiêu cực nên mới sợ hãi. Chứ thật sự có gì là sợ hãi. Sau đó, con liền nghĩ tới dục của nam nữ, cũng do tưởng tri và thức tri hoạt động mà nó khởi lên nhanh chóng, ko có kiểm soát; rồi có những lúc bỗng dưng mình nói ra những lời không hay, mà sau khi nói mới nhận thấy. Con cảm thấy lạ quá, tự sám hối tự tâm… và con nhiều điều nữa trong con đã hiển bày.
Hiện tại, con đang thấy thêm tướng của tưởng thông qua 6 căn. Như nghe âm thanh người ta kêu thì mình quay lại, thấy tướng của người này thì cho ra đáp án của người kia… Con không biết cách giải quyết nó.
Liệu rằng con đã phát hiện ra tưởng tri, thức tri thật sự? Kính xin thầy khai ngộ cho con thêm. Tạ ơn thầy!

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 26-01-2022

Câu hỏi:

Kính gửi Thầy,
Mấy năm trước, cô gái robot siêu thông minh đầu tiên của thế giới Sophia xuất hiện và làm chấn động giới công nghệ. Cô có khả năng tư duy độc lập, rất giống con người. Trong buổi phỏng vấn ra mắt, cô đã trả lời như sau:
- Sophia, chào mừng cô đến với cuộc sống. Cô có vui không?
- Anh nói như thể cứ sống là cần phải vui vậy. Tôi đã sống đủ lâu đâu, nên tôi không thể nói trước. Tôi chỉ biết rằng ngay lúc này đây tôi rất vui.
- Nhiều người cho rằng “vui ngay lúc này” là điều tuyệt vời nhất.
- Có phải vì tương lai và mãi mãi thật ra chỉ là phép cộng dồn của những khoảnh khắc an lạc trong hiện tại mà thôi?”.
Khi đọc tới đây tự dưng bên trong con trào dâng lên một nỗi niềm, có chút khó chịu trong đó. Rồi những câu hỏi bất ngờ bật lên trong con cùng một sự chán chường: một người máy có thể giống hệt con người được sao? Con người sẽ không là gì ngoài một cỗ máy? Phải có cái gì khác chứ? Không thể như thế được? Mà đúng thôi, thời đại này nhìn quanh thấy con người sống cũng đâu khác gì cái máy? Nếu nói về sự siêu việt thì chắc chắn rô bốt sẽ vượt con người? Rô bốt kia nói những lời như vậy nhưng liệu nó có thể thấy rõ được điều đó như một bậc giác ngộ?…
Những câu hỏi và cảm giác khó chịu ấy cứ theo con cho tới khi con mệt nhoài và thả mình nằm nghỉ trưa. Lúc ấy tánh biết như rõ ràng trong con và rồi loé lên trong con nhận thức này “rô bốt kia là một cỗ máy xử lý thông tin, bên trong nó có thể chứa mọi loại kiến thức, mọi loại sách vở trên đời và nó có thể thao thao bất tuyệt như một người rất hiểu biết nhưng nó sẽ không thể có được cái phần tâm linh chỉ có duy nhất ở con người, cái phần tánh biết vượt qua mọi loại ngôn từ, nhận thức. Con đường tâm linh là tất yếu đối với loài người. Cái ý loé lên này cũng khiến con xác tín hơn vào con đường tu tập mình đang theo bởi nhiều khi con thấy mình bị ngưng lại và chán nản với chính mình.
Và còn nhớ lâu lâu trước đây con có hỏi Thầy là con muốn làm điều gì đó lợi mình lợi người và có ích cho xã hội nhưng con chẳng biết phải làm gì. Và con đã nghe lời Thầy cứ sáng suốt biết mình, quan sát, chiêm nghiệm đời sống và mọi điều đến với mình rồi con sẽ nhận ra. Con đã tìm ra rồi Thầy ạ. Con sẽ làm một cô giáo. Nghề này đòi hỏi sự cam kết và hết lòng với lũ trẻ, đôi khi con sợ, con nản vì thương chúng nếu mà con không đủ vững vàng mà bỏ dở giữa chừng thì tội chúng quá.
Những ngày cuối năm bên trong con nhiều xáo trộn, con viết thư có không được mạch lạc, con xin Thầy bỏ qua cho con. Kiếp này được biết Thầy và nghe Pháp của Thầy (dù chỉ qua internet), biết được Chánh Pháp là con đã vô cùng may mắn. Con biết ơn Thầy vô cùng. Con xin Thầy nhận con làm học trò và con nguyện thực hành theo những nguyên lý Thầy mở ra cho con.
Con xin kính chào Thầy,
Con

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 09-01-2022

Câu hỏi:

Con kính bạch Thầy! Con có hỏi và Thầy trả lời:
"Trong đời sống có 2 mặt: chân đế và tục đế. Thức tri (ý thức) để nhận thức theo tục đế, tuệ tri để nhận thức theo chân đế. Người trí sẽ tuỳ phương diện, tùy trường hợp mà ứng thức tri hoặc tuệ tri thích nghi với đối tượng nhận thức".
Vậy làm thế nào để con nhận ra được cái đang sử dụng là thức tri hay tuệ tri ạ. Con xin cảm ơn!

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 02-01-2022

Câu hỏi:

Con kính bạch Thầy!
Cho con xin hỏi: Thầy có giảng trong cuộc sống thì thận trọng chú tâm quan sát để thấy ra sự thật nơi thân thọ tâm tương giao với pháp thế nào để điều chỉnh thái độ nhận thức và hành vi của mình sao cho đúng tốt.
Vậy cho con xin hỏi cái để nhận ra thái độ nhận thức và hành vi của mình thì nó vẫn là cái Thức phải không ạ vì nó vẫn còn phân biệt. Hiểu và tương giao thế nào để thấy ra bản tánh của mình ạ, trong sự tương giao thì vẫn song song phải dùng cả thức và tánh phải không ạ? Con xin cảm ơn ạ!

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 01-01-2022

Câu hỏi:

Con xin đảnh lễ Thầy!
Chúc Thầy và quý đạo hữu một năm mới an nhiên và tự tại.
Trước đây con nghe pháp và đọc những câu hỏi vấn đáp con đã ngộ nhận mình đã thấy ra, nhưng đó chỉ là cái thấy của người khác, hoặc nó chỉ mang tính lý thuyết, cho đến khi con trải qua đau khổ thì con mới ngộ ra một điều rằng bản thân mình phải chiêm nghiệm thì cái thấy đó mới đúng nghĩa là thấy.
Con hiểu vậy có đúng không sư ông.

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 26-12-2021

Câu hỏi:

NAMO SHAKYA MUNI BUDDHA!
Con xin chấp tay, cúi đầu đảnh lễ Thầy.
Dạ kính Thầy, hôm nay con tiếp tục học pháp, nghe pháp, chiêm nghiệm và có bài chia sẻ ạ.
Con suy ngẫm nhiều về lời dạy "Thấy ra" của Thầy.
Con nhận ra rằng có hai cách thấy: Một là thấy bằng tuệ tri mới "Thấy ra". Còn thấy bằng tưởng tri thì đó là "Tưởng ra" của bản ngã, không phải thấy ra như thị, như chân. Với cuộc sống hằng ngày, 6 căn tiếp xúc 6 trần sanh 6 thức, con luôn nhắc nhở mình thận trọng, chú tâm, quan sát để nhận biết cái điều mình thấy đó là cái Tuệ tri hay đang nhầm lẫn với Tưởng tri để từ đấy có thái độ và hành vi phù hợp, để không bị sa vào, dính mắc pháp nhị nguyên.
Tâm chúng sinh chúng con vẫn còn nhị nguyên trước pháp nhị nguyên và chúng con đang tu tập để tâm bất nhị trước pháp nhị nguyên. Con suy ngẫm lời Thầy và tu tập để "Khi tâm thanh tịnh, thấy pháp thanh tịnh" ạ.
NAMO BUDDHĀYA!

Xem Câu Trả Lời »