loading
Kết quả Tìm Kiếm: Có 79 câu hỏi có nội dung liên quan đến 'giáo dục & dạy con'.

Thông báo:

Trong một thời gian dài, mục Hỏi Đáp Phật Pháp của trang web đã nhận được rất nhiều câu hỏi của Phật tử từ khắp nơi gởi đến. Thầy Viên Minh đã trả lời tất cả các câu hỏi liên quan đến vấn đề học Pháp, hành Pháp. Hiện tại mục Hỏi đáp đã có khoảng hơn hai mươi ngàn câu hỏi đáp, trong đó Thầy đã chỉ ra cốt lõi của việc hành đạo, sống Thiền. Do vậy Thầy đã quyết định tạm ngưng mục Hỏi đáp trong một thời gian để có thể chuyên tâm làm các Phật sự cần thiết khác.

Vậy, nếu có nhu cầu, Quý vị có thể sử dụng mục Tìm kiếm bên dưới (gõ từ khoá) hoặc bấm vào các tag đã được gắn theo từng chủ đề để tham khảo các câu Hỏi - Đáp về vấn đề của mình hoặc tương tự.

Sadhu sadhu lành thay!

Danh mục Hỏi Đáp Phật Pháp

Ngày gửi: 25-09-2018

Câu hỏi:

Thưa Thầy,
Con chỉ định đọc mục hỏi đáp chứ không muốn phiền thầy, để dành thời gian cho các bạn đồng đạo, vì việc tu tập của con hiện giờ khá ổn thỏa. Mỗi khi có điều vướng kẹt con lại nghe lại những bài thầy giảng, tự tìm hiểu và vấn đề đều được cải thiện.
Tuy nhiên con vừa đọc tâm sự của một bác gái (xin tạm gọi thế) đang mâu thuẫn với con dâu trong việc chăm sóc cháu bé 10 tháng tuổi, nên muốn chia sẻ đôi lời. Thật là tội. Ở đây dường như có một khoảng cách thế hệ rất lớn: một đằng muốn đáp ứng cảm xúc của cháu bé, còn đằng kia lại muốn con của mình độc lập và tự chủ ngay từ nhỏ (mặc dù bề ngoài có vẻ lạnh lùng). Có thể cả 2 đều yêu thương cháu bé nhưng theo 2 hướng đối lập nhau, thành ra không thể hiểu nhau, mà chỉ thấy những mặt tiêu cực từ đối phương.
Con không rõ nguyên nhân bé khó ngủ vào ban đêm là do tự nhiên, hay vì bé gặp vấn đề nào đó về sức khỏe. Tuy nhiên phương pháp "huấn luyện ngủ" nói riêng (và các xu hướng giáo dục hiện đại nói chung) thực ra không có gì mới mẻ. Đồng nghiệp của con cũng đã áp dụng thành công. Nếu được thì bác gái (xin tạm gọi thế) có thể tìm hiểu kỹ về các phương pháp nuôi dạy trẻ hiện đại, để góp ý và phản biện - hoặc hỗ trợ con dâu - một cách thuyết phục. Mình đứng từ phương diện của con dâu nhìn ra, thì sẽ có thể nói chuyện với con dâu hiệu quả hơn (nếu không, chỉ phát sinh thêm mâu thuẫn).
Bác có thể tìm những cuốn sách dạy trẻ đương thời (như "Con là khách quý" chẳng hạn) để đọc, và liên hệ với nhiều hơn những người có kinh nghiệm huấn luyện ngủ cho trẻ (nhà tâm lý, tác giả sách, hoặc người từng áp dụng thành công...) để có được cái nhìn đa chiều. Nếu đã không thay đổi được vấn đề theo ý mình thì hãy nương theo nó một cách tốt nhất có thể. Không chừng bác lại thấy những góc nhìn khác mà mình chưa từng để ý. Chứ nếu hai bên trở thành "đối thủ" của nhau thì chỉ khổ cháu nhỏ là người đứng giữa.
Chỉ là lời góp ý của người ngoài, có lẽ khó thay đổi được những mâu thuẫn thế hệ, và mọi chuyện vẫn do bác quyết định. Dù sao cũng mong bác bình tâm lại. (Và xin thầy: nếu thấy những chia sẻ của con không phù hợp thì cứ xóa đi ạ, tâm con chưa hoàn toàn tỉnh thức để có thể nhìn nhận hiện thực một cách thật sự sáng suốt.)
Con cảm ơn Thầy!

Chủ đề liên quan:

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 20-09-2018

Câu hỏi:

Con kính bạch thầy, thưa thầy, con gái của con có bạn trai, chúng con và cả gia đình con không cảm tình với người này. Chúng con thấy có nhiều tánh không tốt lắm, nhất là lợi dụng con gái con nhiều thứ lắm ạ. Vì lo lắng cho con của con; con và chị con có tìm cách phân tích và cảnh báo cho cháu nhưng không có hiệu quả. Thưa thầy, con phải làm gì ạ? Chấp nhận và nghĩ là nghiệp cuả cháu hay sao? Trả hết nghiệp thì tự dứt ra?
Con kính cảm ơn thầy nhiều ạ.

Chủ đề liên quan:

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 30-05-2018

Câu hỏi:

Thưa thầy! Chủ Nhật (20.5) con có đến gặp thầy nhưng con không hỏi gì cả mặc dù con đã ghi ra giấy những điều cần hỏi. Lúc đó có nhiều nhóm cùng gặp thầy nên con chỉ nghe các bạn hỏi và thầy trả lời. Nên con xin hỏi thầy qua trang hỏi đáp này ạ.
Thưa thầy! Con trai của con năm nay 8 tuổi, cháu không thích ra ngoài chơi mà đi học về là ôm ipad chơi rồi xem tivi. Con bị căng thẳng khi suốt ngày thấy con mình như vậy. Xin thầy cho con lời khuyên. Con ở ngay khu nhà rất nhiều tiếng ồn làm con không ngủ được mà con không có điều kiện đổi chỗ ở, con xin thầy cho con lời khuyên. Cuối cùng là thưa thầy, con không có tâm trạng muốn làm gì cả, ngay cả việc nấu bữa cơm cho gia đình con cũng không làm. Con xin thầy cho con lời khuyên. Con cám ơn thầy rất nhiều!

Chủ đề liên quan:

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 13-05-2018

Câu hỏi:

Con xin kính đảnh lễ Thầy!
Thưa Thầy con có con trai sinh năm 2006, năm nay cháu 13 tuổi, đang ở độ tuổi ngang bướng, ham chơi hơn ham học. Cháu học bài thì rất lâu thuộc và nhanh quên, lại đang ham trò chơi bắn cá đến mức đã có lúc lấy trộm tiền của ba, của ông bà để đi chơi.
Thưa Thầy, nhân dịp năm học sắp hết, mùa hè đến con muốn cho cháu đến ở với Thầy ở Chùa ít hôm có được không ạ? Nếu được thì khoảng thời gian nào thì được ạ?
Con thú thực với Thầy đây là ý của vợ chồng con chứ không phải ý của cháu muốn đi. Tuy nhiên nếu được Thầy đồng ý chúng con sẽ đưa cháu đến chùa coi như là cho đi chơi hè. Con mong cháu nó được Thầy chỉ dạy vài điều về cách học bài, nhờ ân đức của Thầy để tâm tính cháu nó dịu bớt đi ạ.

Chủ đề liên quan:

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 13-05-2018

Câu hỏi:

Con Kính chào Thầy ạ,
Trước đây con có hỏi Thầy về cách nuôi dạy con cái. Thời gian qua con đã suy nghĩ và nhận thấy rằng mình không cần quá căng thẳng trong chuyện nuôi con. Điều con cần làm là dành tình yêu thương cho con nhỏ, khi con nhỏ làm gì sai hoặc cần sự giúp đỡ thì con tận tình chỉ bảo. Nếu trong quá trình đó, con có gì bực bội thì sẽ quan sát thân tâm để biết được sân hận đã đến và đi như thế nào. Bên cạnh đó, trong quá trình nuôi con nếu làm gì sai thì tập nhìn ra và sau đó sửa đổi. Mỗi một tình huống là một bài học cho con thực hành. Con sẽ không cần phải quá quan trọng chuyện tương lai con của con sẽ trở thành người như thế nào và không cần tự trách bản thân nếu có làm sai. Tương lai của con con sẽ do nhiều yếu tố quyết định chứ không phải chỉ do cách thức nuôi dưỡng của con.
Dạ thưa Thầy, không biết con hiểu như trên đã đúng chưa ạ? Xin Thầy chỉ bảo thêm giúp con ạ.
Con cảm ơn Thầy rất nhiều ạ.

Chủ đề liên quan:

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 07-03-2018

Câu hỏi:

Con kính chào Thầy,
Thầy cho con hỏi về việc nuôi dạy con ạ. Con thấy với năng lực của bản thân nhiều khi thấy việc dạy con rất khó, con cảm thấy lo sợ nếu con không thể dạy con trở thành người tốt thì là mình đã hại con mình. Con cảm thấy mình có lỗi vì quyết định sinh con nhưng bản thân lại không đủ giỏi giang, không đủ tốt để nuôi dạy con nên người.
Thầy cho con hỏi con nên làm thế nào để có thể tự tin để tiếp tục nuôi dạy con mình khôn lớn ạ?
Con cảm ơn Thầy rất nhiều ạ.
Con chào Thầy.

Chủ đề liên quan:

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 01-02-2018

Câu hỏi:

Kính thưa thầy
Con đã ứng dụng nguyên lý của cái thấy mà Thầy đã chỉ ra, con thường nhận ra những gì đang xảy ra với mình mà thấy ra cái nào là thực tính cuả pháp, cái nào là do vọng thức khởi niệm, thấy nguyên nhân dẫn pháp đến với mình sau đó có hành vi cho phù hợp nên con đã phần nào giải quyết công việc một cách khá sáng suốt, định tĩnh, trong lành. Nhưng hôm nay con có vấn đề này nhờ Thầy giúp con, con có đứa con trước đó nó muốn du học, con đã giúp nó thực hiện được ước mơ, nhưng mới đây nó có người yêu ở VN nên lại muốn con giúp nó quay về; Con đã giải thích cho nó thấy ra cái nào là vọng thức của nó khởi niệm cho là về VN gặp lại người yêu mới là hạnh phúc; cái nào là cái đang là như việc học hiện tại của nó, con đã khuyên nó hãy sống trọn vẹn với cái đang là đó là việc học đó là con đường duy nhất để nó có hạnh phúc trong tương lai. Nhưng nó vẫn theo suy nghĩ của nó, con phải làm sao đây Thầy.
Kính thầy cho con thấy ra một hướng đi cho phù hợp. Con vô cùng biết ơn Thầy.

Chủ đề liên quan:

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 24-01-2018

Câu hỏi:

Kính thưa Thầy,
Con rất cảm ơn Thầy đã chỉ dẫn, con đã hiểu được phần nào nhưng vẫn còn chưa rõ đối với câu: "Tất cả ngoại cảnh chỉ là duyên giúp tâm điều chỉnh nhận thức và hành vi hơn là điều chỉnh duyên ấy". Như vậy việc điều chỉnh nhận thức hành vi khác với điều chỉnh duyên là như thế nào? Có phải trước cái duyên, ví dụ, thấy con mình do quá tin tưởng bạn bè mà nhận chuyển quà cho bạn nhưng không biết thực chất bên trong gói quà đó là gì, con nhận ra có thể ảnh hưởng nguy hại đển bản thân nó nên con có hành vi ngăn chặn sự việc này. Như vậy có phải hành vi do con nhận thức đã ảnh hưởng đến cái duyên nó đang xảy đến? Có phải là con đã nhận thức và hành vi sai hay không? Hay là chỉ khuyên răn cho nó tự nhận ra, nếu nó không nhận ra thì đó là bài học của nó phải nhận lấy?
Con kính xin thầy từ bi chỉ rõ. Con cảm ơn, kính chúc Thầy luôn có sức khoẻ để hướng dẫn cho chúng con.

Chủ đề liên quan:

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 23-01-2018

Câu hỏi:

Kính thưa thầy,
Con đã nghe rất nhiều bài pháp của Thầy, con rất tâm đắc đã phần nào có được sự tĩnh lặng thấy các pháp đang sinh diệt quanh mình theo quy luật tự nhiên của nó mà nhận ra nên điều chỉnh nhận thức hành vi mình như thế nào để cho phù hợp. Nhưng con vẫn còn những phân vân chưa nhận ra cách cư xử đối với con mình khi con mình có những biểu hiện không đúng như ham chơi với người yêu, với bạn bè, không lo học hành và giữ gìn sức khoẻ, không quan tâm gia đình và đôi khi có thái độ hỗn láo không tôn kính nghe lời dạy bảo của cha mẹ.
Mặc dầu đối với bản thân con không còn phiền não trước cảnh tượng đó vì mỗi người có một sinh nghiệp riêng, nhưng đối với con mình con phải làm sao đây? Cứ để cho pháp tự chuyển biến dạy nó học ra bài học về hành vi mà nó đã chọn lựa, nhưng như vậy thì quá nguy hiểm vì có thể nó còn quá non trẻ bị chúng bạn lợi dụng làm ảnh hưởng đến bản thân, tương lai và sự nghiệp của nó; hay là con phải giúp đỡ can thiệp, dùng quyền lực người cha ngăn khuyên nó để thấy ra lẽ nên làm. Và nếu đã khuyên răn nhưng vẫn không có kết quả thì con phải làm sao đây?
Kính xin thầy hướng dẫn cho con thấy ra một hướng đi cho phù hợp, con có phải giúp đỡ kẻ khác khi thấy họ đau khổ do nhận thức và hành vi sai hay cứ để pháp tự chuyển hoá họ? Con rất biết ơn Thầy.

Chủ đề liên quan:

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 14-01-2018

Câu hỏi:

Thưa Thầy,
Con vừa có thêm một trải nghiệm về thân tâm để hiểu thêm về bản ngã.
Con sống một mình nuôi con đã nhiều năm, sau khi con trai con lập gia đình, con chọn cho mình con đường tâm linh để tu tập. Do một nhân duyên không định trước, con phải chăm sóc cho một cháu bé, con của em ruột con, học tại Úc, cháu không có ba mẹ bên cạnh từ khi cháu 12 tuổi, đến nay cháu 14 tuổi.
Do nghe Thầy dạy, tu tập trong bất kỳ hoàn cảnh nào, con luôn nhắc mình, đây cũng là nhân duyên để thực tập. Con thường nói với bạn bè, có lẽ con chưa học xong bài học nuôi con, nên pháp đến muốn con học lại bài học này.
Thực tế là việc nuôi và dạy đứa trẻ không phải con mình có nhiều khó khăn hơn là nuôi con của mình, nếu nghiêm khắc quá, cháu sẽ buồn và áp lực, nếu không nghiêm khắc cháu sẽ tự chọn cách dễ dãi cho mình như chơi game, ít học, ít vận động, ít giao thiệp với người ngoài... mà con thì vẫn còn phải đi làm việc bình thường, thời gian không có nhiều để dành cho cháu bé.
Ngoài việc chăm sóc ăn uống, nhắc nhở việc học, con đã suy nghĩ rất nhiều việc làm sao giúp cháu trở nên mạnh dạn, tự tin, không bị cuốn hút vào chơi game... và con đã đặt ra rất nhiều quy định cho cháu với hy vọng là cháu sẽ sống tốt, học tốt và hoà nhập vào môi trường sống tốt, theo suy nghĩ chủ quan mà con nghĩ là rất đúng của con.
Kết quả của việc này, con đã làm cho cháu bị căng thẳng, đau khổ, phản ứng với con, khóc với ba mẹ, và nói rằng con không thương cháu.
Trước sự căng thẳng, đau khổ và phản ứng của cháu, con chợt giật mình nhìn lại, tự hỏi: con đang làm gì vậy? Con đang thực hiện những ý đồ theo bản ngã của mình đặt ra, khi con đeo đuổi thực hiện những điều này, con hoàn toàn không có tình thương dành cho cháu, con chỉ muốn cháu rèn luyện để trở thành, con đã muốn cháu phải là, sẽ là... mà không có quan tâm thấu hiểu cháu cần gì, con thật là lạnh lùng và xấu khi thực hiện những ý đồ bản ngã của mình áp đặt lên cho cháu.
Ngay khi con nhìn lại mình, con chợt cảm thấy rất ân hận, rất có lỗi với cháu, một tình thương rất lớn khởi lên trong con dành cho cháu. Con không còn muốn cháu phải là, sẽ là... gì nữa hết, con mặc kệ cháu sẽ ra sao trong tương lai, ngay lúc này đây, con chỉ muốn cháu được vui, được hạnh phúc như những đứa trẻ bình thường khác.
Ngày hôm sau, con đã ngồi lại nói với cháu bằng tình thương rất chân thật của mình, chỉ vì dì lo lắng cho tương lai con, nên đã yêu cầu con việc này việc khác, nay con muốn làm gì cũng được, miễn là con thấy vui, con hãy tự sắp xếp việc học và mọi việc của con theo cách của con, chỉ một điều là dì muốn con hiểu là dì rất thương con, thương con như là mẹ con đã thương con vậy. Cháu bé gật đầu, hiểu và chấp nhận lời con.
Sau hôm đó, mọi việc hoàn toàn thay đổi, cháu vui vẻ và cởi mở, cháu tự sắp xếp giờ học, giờ chơi, cháu hỏi han và quan tâm đến con nhiều hơn, và tự trong thâm tâm con, con hiểu là con thương cháu nhiều lắm.
Thưa Thầy, thật là may mắn cho con và cho cháu bé, là con đã nhìn lại mình và dừng lại cái hoạt động theo ý đồ bản ngã kịp thời, nếu không con sẽ làm cho cháu con rất tổn thương và đau khổ, mà vẫn nghĩ là mình đang hành động rất đúng.
Con thật rất biết ơn pháp đã đến để dạy con bài học lớn về cách làm một người đúng nghĩa, ý nghĩa của đời người như Thầy thường dạy, là thương yêu và chia sẻ.
Con cũng xin tri ân Thầy đã luôn nhắc nhở chúng con phải luôn nhìn lại mình, thực sự là chỉ khi nhìn lại được mình, thì mới có thể điều chỉnh lại nhận thức và hành vi đúng tốt được, còn nếu không sẽ bị sai sử theo ý đồ của bản ngã, và gây đau khổ cho mình và cho người.
Con kính chào Thầy,
Con nguyện luôn học, hiểu và thực hành theo những lời Thầy và chư Phật đã dạy để mỗi ngày thanh lọc thân tâm bằng sự nhận biết những nhận thức và hành vi từ thô đến tế của mình.

Chủ đề liên quan:

Xem Câu Trả Lời »