loading
Kết quả Tìm Kiếm: Có 79 câu hỏi có nội dung liên quan đến 'giáo dục & dạy con'.

Thông báo:

Trong một thời gian dài, mục Hỏi Đáp Phật Pháp của trang web đã nhận được rất nhiều câu hỏi của Phật tử từ khắp nơi gởi đến. Thầy Viên Minh đã trả lời tất cả các câu hỏi liên quan đến vấn đề học Pháp, hành Pháp. Hiện tại mục Hỏi đáp đã có khoảng hơn hai mươi ngàn câu hỏi đáp, trong đó Thầy đã chỉ ra cốt lõi của việc hành đạo, sống Thiền. Do vậy Thầy đã quyết định tạm ngưng mục Hỏi đáp trong một thời gian để có thể chuyên tâm làm các Phật sự cần thiết khác.

Vậy, nếu có nhu cầu, Quý vị có thể sử dụng mục Tìm kiếm bên dưới (gõ từ khoá) hoặc bấm vào các tag đã được gắn theo từng chủ đề để tham khảo các câu Hỏi - Đáp về vấn đề của mình hoặc tương tự.

Sadhu sadhu lành thay!

Danh mục Hỏi Đáp Phật Pháp

Ngày gửi: 21-05-2016

Câu hỏi:

Thưa thầy, con có việc này nhờ thầy hướng dẫn con. Con có 2 đứa cháu kêu con bằng cô ruột. Do mẹ chúng mất sớm, anh con cưới vợ 2, nên con nuôi 2 đứa. 1 đứa thì ngoan, con 1 đứa thì có đức tính rất xấu là ăn cắp tiền, đã nhiều lần con phát hiện, và cũng dùng nhiều cách từ nói năng nhỏ nhẹ đến khi không chịu nổi cũng phải đánh nhưng hình như cuối cùng vẫn chứng nào tật đó. Con rất buồn vì thực sự con biết cháu con thiếu tình thương nên cũng cố gắng không để thiếu thốn gì. Vừa rồi, sau nhiều lần hứa sẽ không tái phạm, nó tiếp tục lấy tiền con nữa, nó sắp thi tốt nghiệp cấp 3 nên con chưa dám làm gì, sợ ảnh hưởng đến tâm lý. Giờ hình như tâm con không thể chấp nhận có một đứa cháu có tính xấu như vậy, nhưng giờ không nuôi và trả về cho anh con thì cuộc đời nó càng tệ hơn nữa. Kính nhờ thầy chỉ con cách xử lý trong tình huống này và có cách nào giúp cháu con không còn tật xấu xa này? Con xin cảm ơn thầy.

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 18-04-2016

Câu hỏi:

Kính thưa Thầy! Con xin Thầy giúp con việc như sau. <p>
Con có 2 cháu, đã lớn & đi làm. Từ khi các cháu có việc làm, vợ chồng con rất mừng, luôn khuyên bảo những điều ngay lẽ phải, nhưng các cháu không nghe. Có thời gian cháu lớn bỏ về Ngoại ở, cháu nhỏ bỏ nhà đi. Thời gian sau cháu nhỏ tự quay về, mang theo món nợ, vợ chồng con phải bươn chải mọi cách để trả nợ cho cháu. Cháu lớn thì chúng con cũng xin phép ông bà Ngoại gọi cháu về. Khi cháu về, chúng con luôn khuyên giải đúng sai để các cháu rút kinh nghiệm. Vợ chồng con luôn làm những việc thiện, không thất đức để làm gương. Con nghĩ rằng tuổi trẻ các cháu thời nay bồng bột, thực dụng, trào lưu XH phức tạp. Chúng con luôn từ bi hỷ xả, không oán trách các cháu, ngày đêm chỉ biết nguyện cầu Phật & các vị Chư Thiên gia hộ để các cháu đủ duyên đến với chánh pháp, tu tâm, dừng lại thú vui cá nhân, nghe lời gia đình... <p>
Đến nay, mọi mong muốn của chúng con không thành, cháu nhỏ càng tệ hơn, thậm chí gần như không muốn nhìn mặt ba mẹ chỉ vì nhiều lần xin tiền không được. <p>
Con biết rằng đây là nghiệp duyên con phải trả, món nợ tiền kiếp. Con vẫn bình thản không căng thẳng với các cháu, tuy nhiên con không tạo điều kiện, nuôi dưỡng những yêu cầu bất hợp lý của các cháu... <p>
Kính thưa Thầy! Con xin Thầy giúp con, bây giờ phải xử trí như thế nào theo chánh pháp để các cháu không tạo nghiệp xấu? Con xin chân thành tri ân Thầy, chúc Thầy nhiều sức khoẻ.

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 10-04-2016

Câu hỏi:

Con xin hoi ve chuyen gia dinh cua con. Con co mot dua con trai nam nay 19 tuoi. Hoc xong high school thi mot hai doi di hoc xa nha. Chi moi chua day mot nam thi con cua con da thay doi hoan toan. Da tro thanh mot nguoi nghien hut va ruou. Roi bay gio muon bo hoc. Moi khi ve nha no deu to ve khong hai long khi con hoi han ve nhung chuyen do. Con bay gio bat luc, con khong biet lam gi va noi gi.

Chủ đề liên quan:

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 30-03-2016

Câu hỏi:

Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật. Con chào sư ạ, con là sinh viên khoa tâm lí giáo dục. Ngay từ những ngày đầu học con đã mong muốn đưa đạo Phật vào trị liệu tâm lí, xây dựng đạo đức cho trẻ. Con có tìm hiểu về giải pháp của đạo Phật đối với các vấn đề xã hội thông qua một số bài tiểu luận, tuy nhiên con thấy trong các giải pháp đó dường như theo một lối cũ như xây dựng nền tảng cho giới trẻ bằng cách hướng các em tới chùa, giảng về luật nhân quả,... Nhưng con thấy nếu các em mà con tiếp xúc không phải là Phật tử hoặc theo các đạo khác thì con không thể áp dụng các giải pháp đó được. Ví như khi con làm đề tài nghiên cứu khoa học về thực trạng sống thử trước hôn nhân của sinh viên, con không thể viết trong kinh Đức Phật dạy thế này hay chúng ta nên cho sinh viên tiếp cận với chùa chiền được ạ. Hiện tại con rất trăn trở về cách đưa đạo Phật vào công việc của mình sao cho tất cả mọi người đều cảm thấy gần gũi, thực tế, xin sư hoan hỷ giúp con ạ. Con xin thành kính tri ân và đảnh lễ sư ạ.

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 11-01-2016

Câu hỏi:

Kính thưa thầy, chúng con có đứa con trai tuy đã lớn nhưng vẫn không chịu học hành hay đi làm. Chúng con có khuyên răn nó nhưng vẫn không có kết quả gì. Đôi khi con hối hận và nghĩ đó là lỗi của mình đã không cứng rắn dạy dỗ khi nó còn nhỏ. Kính xin thầy hoan hỷ cho chúng con lời khuyên biết nên phải làm gì cho đúng. Con kính cảm ơn thầy.

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 16-12-2015

Câu hỏi:

Kính bạch Thầy, xin Thầy giúp con một lời khuyên. <p>
Con 67 tuổi, đang sống với con gái ở nước ngoài. Con thường nghe pháp thoại của chư tôn đức và của Thầy rất nhiều. Nhờ ứng dụng pháp của Thầy "thận trọng, chú tâm, quán sát" và sống tùy duyên thuận pháp nên con thấy nhẹ nhàng. Nhưng có điều này con xin Thầy giúp con. <p>
Ở với con gái con giúp nó làm những việc trong nhà. Con gái con cũng hiền, có hiểu biết nhưng thỉnh thoảng nó cao giọng khi con hỏi và có lời nói khó chịu khi con làm gì mà nó không vừa ý. Con buồn vì con được giáo dục theo gia đình Nho giáo và tiếp thu được những lời Phật dạy, thường ngày nghe chư tôn đức giảng pháp. Con cũng đem chút hiểu biết để nhắc nhở con gái, nhưng thỉnh thoảng nó cũng làm con buồn trong cách nói năng. <p>
Kính bạch Thầy, khi buồn thì con nghĩ đây là lúc con làm "bài tập", có lúc cũng qua nhưng có lúc cũng buồn lâu. Xin Thầy cho con biết con buồn như vậy có phải do "bản ngã" và con phải làm sao để vượt qua. con xin cám ơn Thầy nhiều. Kính chúc Thầy nhiều sức khỏe.

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 16-10-2015

Câu hỏi:

Kính thưa thầy, con xin được thầy soi sáng cho con. Em trai con hiện học lớp 12, được cha mẹ con nuông chìu từ bé nên bây giờ em có tính ích kỉ, thậm chí còn có những hành vi sai trái như có tính ăn trộm vặt, lười lao động, không quan tâm ai trong gia đình,... Con và bố mẹ dù giảng giải cho em ấy suốt mấy năm nay, cũng có lần dùng biện pháp mạnh nhưng em ấy vẫn không thay đổi. <p>
Con cũng thử gửi Phật Pháp cho em ấy đọc nhưng em ấy không quan tâm. Con biết mỗi người có một cách sống khác nhau, một suy nghĩ khác nhau, con cũng không áp đặt cái gì cho em ấy, nhưng những hành vi sai đạo đức như thế đã mang đến đau khổ cho em ấy và gia đình con hiện tại và có thể cả tương lai. <p>
Con nghĩ mình có thể luôn luôn cố gắng, mỗi ngày một tí, giúp em nhận ra thế nào là làm việc thiện, biết phân biệt đúng sai, và không phụ công cha mẹ, không làm cha mẹ buồn lòng. Con hết lần này đến lần khác tha lỗi cho em, yêu thương quan tâm em. Nhưng giờ đây, khi lỗi của em quá lớn, con không biết phải làm sao để đối diện với em ấy. Con và mẹ con đều tránh mặt em ấy, kể cả trong bữa cơm cũng người ăn trước người ăn sau để đỡ phải thấy nhau. Con phớt lờ và không quan tâm em ấy để cho chính mình được nhẹ lòng, nhưng sâu thẳm trong tâm con lại thấy rất đau khổ. Con chẳng biết phải làm gì nữa. <p>
Con rất mong được thầy soi sáng cho con, con biết tiên trách kỷ hậu trách nhân, con không trách em, con chỉ mong em hiểu được đạo lý, có hiếu với cha mẹ. <p>
Con cảm ơn thầy rất nhiều vì đã lắng nghe con. Con xin kính chúc thầy mạnh khỏe và an lạc!

Chủ đề liên quan:

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 16-09-2015

Câu hỏi:

Kính thưa Thầy, <p>

Con cám ơn vì Thầy đã đăng những chia sẻ của con lên ạ. Vì đây là quyển sách rất hay, con may mắn đọc được khi bé con được hai tuổi. Trước đây con nuôi con theo xu hướng quan tâm về sự phát triển thân - chiều cao, cân nặng hơn tâm - nhận thức, suy nghĩ nên có áp đặt con trong vấn đề ăn uống, ngủ nghỉ... nghĩa là tạo mọi điều kiện tốt nhất cho sự phát triển của con nhưng con đã lầm. <p>
Đọc qua quyển sách "Người mẹ tốt hơn là người thầy tốt" của Thạc sĩ giáo dục Doãn Kiến Lợi, con đã vỡ ra, thì ra phương pháp giáo dục trẻ hiệu quả nhất là để tự nhiên, cho nhận thức chúng phát triển tự do..., va vấp sẽ là những bài học tốt nhất, thường ít quan sát là biện pháp quan sát tốt nhất. Nghe có vẻ vô lý nhưng thực ra sau khi đọc quyển sách mọi người sẽ hiểu. Giáo dục con không quá khó khăn như một số bậc phu huynh vẫn nghĩ vì họ quá áp đặt "cái tôi" của mình lên con cái. Sự đặt niềm tin đúng mức vào đứa trẻ sẽ tạo điều kiện cho chúng tự hoàn thiện rất nhiều. Thạc sĩ Doãn Kiến Lợi đã đúc kết tất cả kinh nghiệm trong quá trình nuôi dạy con gái trưởng thành của mình. <p>

Con sẽ viết lại một số câu trích trong sách ạ: <p>

1/ “Kỷ xảo làm người tốt nhất mà bố mẹ có thể dạy cho con chính là làm người tốt” – Doãn Kiến Lợi <p>
2/ Những đứa trẻ không khắt khe về mặt suy nghĩ, lớn lên sẽ có cách đối nhân xử thế tự nhiên, có quan hệ hài hòa với mọi người, sẽ có được nhiều sự giúp đỡ, nhiều cơ hội hơn – Doãn Kiến Lợi <p>
3/ Bố mẹ buộc phải nhận thức rằng, quá trình trưởng thành của trẻ cần có những “lỗi lầm”. Bài học và kinh nghiệm mà con trẻ đúc rút được từ cuộc sống, sẽ để lại ấn tượng sâu sắc hơn những điều hay lẽ phải mà bạn nói ra bằng lời hàng trăm lần. “Phạm sai lầm” là môn học bắt buộc phải có trong quá trình trưởng thành của trẻ, chỉ có học đủ một lượng “học phần” nhất định, trẻ mới rèn được khả năng học một biết mười, tự kiểm điểm bản thân, tự mình hoàn thiện. Phụ huynh phải hiểu được giá trị của “lỗi lầm”, nhìn thấy trong quá trình trưởng thành của trẻ, “lỗi lầm” và “thành tích” có chức năng giáo dục như nhau. – trích sách của Doãn Kiến Lợi <p>
4/ Có hai nguyên nhân khiến trẻ nói dối, một là bắt chước người lớn, hai là buộc phải làm do sức ép. Trong quá trình giúp trẻ nhận thức được lỗi lầm và sửa chữa lỗi lầm, “không nói” thường là “lời nói” tốt nhất – trích sách của Doãn Kiến Lợi <p>
5/ Thời gian bố mẹ kèm con học càng dài, vai diễn mà họ đóng càng giống giám sát viên. Và trẻ sẽ không bao giờ thích một giám sát viên, cùng lắm bề ngoài phục tùng nhưng trong lòng lại tuyệt đối không chịu nghe lời anh ta. Chính vì thế, kèm con làm bài tâp, không thể bồi dưỡng thói quen tốt cho trẻ, mà là phá vỡ một thói quen tốt. Một người, trước hết phải là con người tự do, mới có thể trở thành một con người tự giác. Phụ huynh sốt ruột thường hay quyết định thay con trẻ, đây là điều sai lầm. Bản tính của con người là muốn làm theo những suy nghĩ của mình, bài xích mệnh lệnh của người khác. Chính vì thế trong quá trìh dạy dỗ trẻ, để giúp trẻ hình thành nên ý thức tự giác, cũng là để chúng thực hiện sự quyết định của mình một cách tốt hơn, bố mẹ nên cố gắng để trẻ tự suy nghĩ và lựa chọn. Cho dù cùng là một quyết định, nếu đó không phải là mệnh lệnh từ phía bố mẹ, mà là ý nguyện của chính con trẻ, con trẻ sẽ sẵn lòng thực hiện hơn.– Trích sách của Doãn Kiến Lợi <p>
6/ Bản tính của con người là theo đuổi sự tự do, bất kỳ công việc nào mà trẻ thích làm, khi nó biến thành một công việc bị giám sát để hoàn thành, khiến người ta cảm thấy không tự do, niềm hứng thú ẩn chứa trong đó sẽ hoàn toàn không còn nữa.– trích sách của Doãn Kiến Lợi <p>

7/ Bố mẹ không nên tức giận, không nên chỉ đạo quá đà, con trẻ mới có cơ hội chủ động điều chỉnh. Nếu trẻ vừa làm sai, bố mẹ liền phê bình một thôi một hồi, yêu cầu con trẻ phải hứa hẹn, hoặc bố mẹ trực tiếp đưa ra phương án giải quyết, thì trẻ sẽ mất đi cơ hội chủ động điều chỉnh, khả năng điều tiết này cũng sẽ dần dần mất đi.– trích sách của Doãn Kiến Lợi <p>

Muốn trẻ làm tốt một việc, trước hết nhất thiết phải để trẻ thích nghi công việc này, ít nhất là không thể phản cảm, tránh để trẻ cảm thấy không vui trong việc này… Con trẻ có chuyên tâm hay không, không phải tự nhiên mà có. “Chuyên tâm” cũng cần phải có một số nền tảng để phát triển, cũng cần có một quá trình trưởng thành và tích lũy. Kể cả là người lớn, muốn “chuyên tâm” vào một cái gì đó, tiền đề cũng buộc phải là không chán ghét, không bài xích cái đó. Làm sao một người có thể vừa ghét một việc, lại vừa “chuyên tâm” với nó được." – trích sách của Doãn Kiến Lợi <p>

Con đang cố, cố để bớt đi bản ngã của mình trong việc dạy con. Thầy ơi, xã hội giờ này người ta đua theo thành tích, vật chất... những đứa trẻ càng tội nghiệp, chúng luôn theo sự sắp đặt của cha mẹ, thụ động, ít chính kiến, rồi trong điều kiện quá đầy đủ về vật chất lại ích kỷ, không biết sẻ chia, yêu thương. Biết là không phải ai cũng vậy nhưng con nhận thấy trong môi trường xung quanh phần lớn là vậy. Họ khổ sở gò ép bé vào khuôn phép rồi thất vọng khi không theo ý mình, nhiều khi trút giận lên đứa trẻ. Bản thân con trải qua nên con rất hiểu. Bảo "buông đứa bé" ra, giảm bớt vai trò giám sát chúng rất khó, còn khó hơn bình thường. Vì bản ngã mình vẫn cao Thầy ạ. <p>

Nhưng hãy thương bọn trẻ, vì chúng không phải là những vật sở hữu của ta, ta chỉ có trách nhiệm định hướng cho chúng, và chúng cũng phải tự đi trên con đường của mình thôi. <p>

Con viết dài dòng, nhưng thực sự rất mong là một tài liệu hay cho các bậc phụ huynh. Nhiều khi một quyển sách, một lời khai thị... có thể làm thay đổi từ một nhận thức sai lầm ạ. Con có rất nhiều sai lầm, nhưng cứ học, cứ va vấp, rồi có duyên gặp một người hay, đọc một quyển sách hay rồi thay đổi dần dần ạ. <p>

À, có một chương trình diễn thuyết "Kỷ luật không nước mắt" của Thạc sĩ Trần Thị Ái Liên nói về cách dạy con hoàn toàn miễn phí ạ. Các bậc phụ huynh có thể lên youtube để nghe hoặc đăng ký tham dự. <p>

Con bé con đã ba tuổi, bị bệnh tim bẩm sinh và nuôi rất khổ sở trong bài chia sẻ của con - người Phật tử ở Tây Ninh, giờ bé khỏe, rất năng động Thầy ạ. <p>

Con xin chân thành cám ơn Thầy và tất cả các bạn đồng tu. Con đã học được rất nhiều qua lời chia sẻ của các bạn. <p>
Dưới đây là đường link của quyển sách: <p>

http://sachbaovn.vn/chi-tiet-sach/ky-nang-song-MUMwOQ/nguoi-me-tot-hon-la-nguoi-thay-tot-MUUwRjQ0MkE
<p>

Kính mến,
Trâm

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 15-09-2015

Câu hỏi:

Kính Bạch Thầy, con xin phép Thầy cho con chia sẻ thêm một số đoạn nữa trong quyển sách "Người mẹ tốt hơn người thầy tốt" - Doãn Kiến Lợi. Mong phụ huynh nào đang nghiên cứu về phương pháp dạy con có thêm tài liệu hay tham khảo ạ. <p>

"Không đòi hỏi điểm số ở con. Bất kỳ hành vi nào chỉ đơn thuần coi trọng điểm số đều nông cạn, đều mang tính phá hoại. Việc mà tôi chỉ cần làm là bồi dưỡng năng lượng trí tuệ cho con trẻ, chính là lòng hiếu kỳ với tri thức, tinh thần mày mò nghiên cứu, khả năng đưa ra vấn đề và tìm tòi lời giải, phương pháp học tập có hiệu quả, nghị lực bền bỉ dẻo dai… không tỏ ra phấn khởi hay thất vọng vì con được điểm cao hay thấp, làm bài tốt trẻ vui, mình cũng vui, làm bài không tốt có thể con trẻ hơi buồn. Chúng tôi liền nói “làm bài không tốt có thể phát hiện ra chỗ nào mình chưa nắm chắc, nếu như đề bài cô giáo ra toàn những cái con đã biết, được điểm cao nhưng không phát hiện ra chỗ nào mình chưa nắm chắc, chẳng phải đáng tiếc lắm sao!” <p>

Áp dụng chính sách “thi tốt không khen thưởng”, đương nhiên cũng có chính sách đi kèm là “thi kém không phê bình”. Việc con thi tốt hay không tốt đều là việc bình thường, không phải vì cô bé làm bài thi tốt mà tỏ ra phấn khởi hay không tốt thì liền bực mình, thất vọng. Thái độ “thờ ơ” về vấn đề thành tích, việc khen thưởng tầm thường đem lại động cơ tầm thường, khiến con trẻ không chuyên tâm vào bản thân việc học, xem phần thưởng là mục đích, học tập là thủ đoạn, mất đi mục tiêu thực sự. Chỉ trong tình huống không tin vào khả năng của mình, trẻ mới cần khen ngợi và sự khẳng định từ bên ngoài để cũng cố sự tự tin cho mình. Bất kỳ trong việc gì, chỉ cần khi trẻ đã hình thành được năng lực tương đối xác định thì không cần phải thường xuyên khen ngợi…" <p>

“Một vấn đề rất lớn trong giáo dục gia đình hiện đại là, bố mẹ có thể hy sinh cuộc đời cho con, nhưng lại không chịu hy sinh thời gian, công sức cho con. <p>

“Chúng ta sinh ra một em bé, không những phải có trách nhiệm nuôi em bé lớn, mà còn có trách nhiệm để cho em được hạnh phúc” <p>

“Cho dù các bậc phụ huynh yêu thương con mình đến đâu, nếu thường xuyên đặt ra yêu cầu “phải biết nghe lời” với trẻ, đồng thời yêu cầu trẻ nhỏ phải phục tùng mình, thì thực chất anh ta là người của chủ nghĩa quyền uy. Trong tiềm thức anh ta chưa bao giờ bình đẳng thực sự với con. Nhưng trong mắt con trẻ, họ chỉ là những bậc phụ huynh không biết nghe lời” <p>

Nếu bất kỳ bố mẹ nào cũng muốn thuyết phục con trẻ làm theo suy nghĩ của mình, suốt ngày bắt trẻ phải phục tùng mình, vô hình trung sẽ dạy con trẻ cũng áp dụng phương pháp đó với người khác. Những sự việc như thế tích tụ quá nhiều sẽ hình thành nên tâm lý cực đoan, phát triển thành bản tính quá khích." <p>

“Con trẻ có những biểu hiện không tốt, chửi một bài, đánh một trận là chuyện dễ dàng và thực hiện xong cũng cảm thấy rất hả hê, vị phụ huynh nào cũng có thể làm được – chính vì thế được rất nhiều phụ huynh yêu thích và áp dụng. Chỉ có điều, nó không thể giải quyết bất kỳ vấn đề gì, chính vì thế nó cũng sẽ khiến những bậc phụ huynh đã quen với việc giải quyết vấn đề một cách “hả hê”, “dễ dàng” đó dần sẽ cảm nhận được rất nhiều điều không hả hê và không dễ dàng trong những năm tháng sau này do không có phương pháp dạy con.

Đánh chửi có thể sẽ giải quyết được một vấn đề nhỏ trước mắt nhưng lại gây ra tai họa ngầm lớn cho quá trình trưởng thành của trẻ, vết thương sẽ bám theo trẻ suốt đời." <p>

"Giáo dục bằng bạo lực có thể khiến con trẻ trở nên phục tùng, nhưng không giúp con trẻ trở nên thông minh và hiểu biết hơn, có thể khiến trẻ trở nên phục tùng nhưng sẽ không khiến chúng trở nên tự giác và có ý chí tiến thủ - giáo dục bằng bạo lực có thể thu được một số kết quả tạm thời, nhưng phải trả giá bằng sự sa đọa và suy sụp của con trẻ." <p>

"Tất cả những nơi xuất hiện những hành động lớn tiếng trách mắng, sẽ có những hành vi thô lỗ và hiện tượng thờ ơ trong tình cảm. Những đứa trẻ được giáo dục từ những lời trách mắng mất đi khả năng cảm nhận được tình cảm tinh tế nhất của người khác, chúng không nhìn thấy cũng không cảm nhận được cái đẹp xung quanh, chúng vô cùng lạnh lùng, lãnh đạm, không hề có lòng thương, trong hành vi của chúng có lúc sẽ xuất hiện biểu hiện đáng sợ nhất ở con người – tàn nhẫn." <p>

"Đừng nên vì con trẻ biết nghe lời mới yêu con, đừng nên vì trẻ đạt được một thành tích nào đó mới khen ngợi trẻ, càng không nên vì chúng không làm mình toại nguyện mà đánh chúng. Tình yêu của bố mẹ cần vô điều kiện và sự tôn trọng đối với con trẻ cũng phải là vô điều kiện." <p>

"Đánh chửi là biện pháp tồi nhất trong giáo dục. Phương pháp giáo dục dã man này thực ra hoàn toàn không có “yếu tố giáo dục nào, nó chỉ giúp bố mẹ trút cơn thịnh nộ mà thôi." <p>

"Bạn buộc phải coi trẻ là một “con người” để đối xử bình đẳng, chứ không phải coi là một “con người yếu đuối để chinh phục." <p>
"Để kiểm tra tình yêu của một người mẹ dành cho con có phải là tình yêu chất lượng hay không, đó là người mẹ có chịu buông tay con ra một cách thoải mái hay không, có chịu thúc đẩy sự tự chủ và độc lập ở con hay không. Yêu con, hãy dũng cảm buông tay ra, để hiệp sĩ nhỏ tuổi này “một mình tung hoành khắp thiên hạ.” <p>

"Một số phụ huynh sở dĩ thường xuyên phê bình giáo dục con trẻ, chính là do có suy nghĩ sai lầm ăn sâu vào máu rằng, nếu mình không nói, không thường xuyên nhắc nhở, con trẻ không biết sửa khuyết điểm, càng ngày càng sa đọa. Thực tế là mỗi đứa trẻ đều có lòng tự trọng, chí tiến thủ chính là bản tính của trẻ, chỉ cần không bị móp méo, chắc chắn sẽ phát triển bình thường" <p>

"Trong xã hội ngày nay có rất nhiều “người lớn chưa trưởng thành”, “chủ nghĩa đơn phương”. Mọi cái lý đều đứng về phía họ, họ không quan tâm đến công việc và sự cảm nhận của người khác, công việc và tâm trạng của mình là quan trọng nhất, suy nghĩ của mình là đúng đắn nhất. Trong công việc hằng ngày và trong cuộc sống, lúc nào cũng tỏ ra hẹp hòi, ích kỷ. Không những khiến người khác không vui mà còn thường đem lại điều không vui cho mình. Khi họ sốt sắng bảo vệ lợi ích cho mình, một số lợi ích đích thực trong đời người lặng lẽ trôi mất" <p>
"Tốt bụng và độ lượng luôn luôn song hành với nhau, một cô bé biết xoa chỗ đau cho chiếc ghế con, thì sẽ biết thấu hiểu và dành nhiều tình yêu thương hơn cho người khác, gặp phải vấn đề gì không bao giờ nằng nặc giữ ý kiến và lợi ích cho mình. Lối tư duy này không những giúp bé cảm thấy vui trong hiện tại mà còn đảm bảo cho cô bé suốt đời không phải chịu thiệt thòi." <p>
"Người tốt bụng mới là người có ít va chạm nhất với thế giới, mới dễ dàng trở thành người hạnh phúc. Những đứa trẻ không khắt khe về mặt suy nghĩ lớn lên sẽ có cách đối nhân xử thế tự nhiên, có mối quan hệ hài hòa với mọi người, sẽ có nhiều sự giúp đỡ và nhiều cơ hội hơn." <p>

"Nếu sợ con trẻ có cái gì đó suy nghĩ không được chu toàn, người lớn sẽ suy nghĩ thay cho trẻ, theo dõi sát sao trẻ, trước mắt sẽ thấy là giúp được con, nhưng về lâu dài, điều đó chỉ gây phản tác dụng. Tất cả những việc cần làm là phải để trẻ tự mình suy nghĩ, tự mình làm, phạm phải nhiều sai lầm, dần dần mới học được cách làm cho thật tốt" <p>

Thực sự mong rằng các bé có môi trường xanh và sạch để tự do phát triển. <p>

Kính mến,
Trâm

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 04-08-2015

Câu hỏi:

Con xin thành kính đảnh lễ Thầy. <p>
Thưa Thầy, từ khi gặp duyên lành, được nghe Pháp của Thầy con được sáng ra rất nhiều điều, con như được giải thoát phần nào những nặng nề từ lâu con đã mang theo.
Tuy nhiên, có một điều con chưa giải quyết được kính mong Thầy chỉ dạy giúp con. <p>
Con trai con đã 17 tuổi, sống chỉ biết ham chơi, hưởng thụ, thái độ và hành vi không đúng, mặc dầu gia đình chúng con luôn bên cạnh dạy dỗ, khuyên răn. <p>
Con nghĩ đó là do con có nợ với cháu ở kiếp trước nên kiếp này con cố gắng tu tập, ở bên cạnh dạy dỗ cháu và phóng sanh để hóa giải nghiệp chướng bao đời. Con cố gắng "tùy duyên thuận Pháp" như lời Thầy dạy, nhưng đến bây giờ sức khỏe con rất kém, với bệnh tim và huyết áp này con không biết sẽ "nhẫn" đến bao giờ để con trai con biết lo học tập, trở thành con người có ích vì cháu đã bỏ học (lớp 11) một năm rồi? Con mong Thầy chỉ cho con phải làm gì để tiếp tục giáo dục cháu? <p>
Con xin thành kính tri ân Thầy.
Kính chúc Thầy luôn như ý, cát tường.

Xem Câu Trả Lời »