loading
Kết quả Tìm Kiếm: Có 184 câu hỏi có nội dung liên quan đến 'giao tiếp & ứng xử'.

Thông báo:

Trong một thời gian dài, mục Hỏi Đáp Phật Pháp của trang web đã nhận được rất nhiều câu hỏi của Phật tử từ khắp nơi gởi đến. Thầy Viên Minh đã trả lời tất cả các câu hỏi liên quan đến vấn đề học Pháp, hành Pháp. Hiện tại mục Hỏi đáp đã có khoảng hơn hai mươi ngàn câu hỏi đáp, trong đó Thầy đã chỉ ra cốt lõi của việc hành đạo, sống Thiền. Do vậy Thầy đã quyết định tạm ngưng mục Hỏi đáp trong một thời gian để có thể chuyên tâm làm các Phật sự cần thiết khác.

Vậy, nếu có nhu cầu, Quý vị có thể sử dụng mục Tìm kiếm bên dưới (gõ từ khoá) hoặc bấm vào các tag đã được gắn theo từng chủ đề để tham khảo các câu Hỏi - Đáp về vấn đề của mình hoặc tương tự.

Sadhu sadhu lành thay!

Danh mục Hỏi Đáp Phật Pháp

Ngày gửi: 24-06-2019

Câu hỏi:

Con bạch Thầy, khi sống trong một tập thể mà mình bị tách biệt, ko thể hoà đồng và có những người mình ko thể thương, mình luôn cảm thấy buồn phiền và khổ đau thì phải làm sao để chuyển hoá được mình ạ?
Con kính cảm ơn Thầy ạ!

Chủ đề liên quan:

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 06-06-2019

Câu hỏi:

Con kính thưa Sư ông,
Nhờ thường xuyên quán chiếu, soi sáng nên hiện tại con sống rất vui vẻ, lạc quan, luôn mỉm cười vui vẻ, luôn chấp nhận mọi thứ đến đi trong cuộc đời mình, ít bị vướng vào những quan điểm, những định kiến của người đời. Nhiều người chung quanh con cứ ước có thể sống vô tư, vui vẻ như con.
Tuy nhiên, con nhận thấy con vẫn còn một cái "tật", đó là con hay đùa giỡn, chọc ghẹo người khác, mục đích của con chỉ muốn mọi người được vui vẻ khi gặp gỡ thôi. Tuy nhiên, con nhận ra là có những lúc con nghĩ là con cần phải nghiêm túc trong một số hoàn cảnh, nhưng khi con gặp người quen là con lại quên mất, cứ giỡn ào ào. Tuy con vẫn có giới hạn, không đùa giỡn thái quá, không làm tổn thương đến ai, nhưng con vẫn thấy đó là yếu điểm của con và con chưa kiểm soát được vấn đề này.
Sư ông cho con hỏi, con đã 41 tuổi rồi, con nên làm gì để kiểm soát vấn đề này? Hay có phải là con chỉ nên chú tâm quan sát, rồi một lúc nào đó con sẽ điềm tĩnh lại?
Con kính mong Sư ông vui lòng chỉ dạy cho con. Con xin cảm ơn Sư ông!

Chủ đề liên quan:

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 17-05-2019

Câu hỏi:

Kính thưa Thầy!
Thầy có giảng: trong chân đế không dính một hạt bụi, nhưng trong tục đế không bỏ pháp nào. Như con bây giờ chắc có lẽ do nghiệp đưa đẩy con chỉ có lựa chọn đối diện với công việc đầy phức tạp, phiền não - mà ở đó, các mối quan hệ giữa con và sếp, con và các bạn đồng nghiệp (là những mối quan hệ thường xuyên tiếp xúc nên dễ gây phiền não hơn cả) mâu thuẫn với nhau, được bên này thì mất bên kia. Con cũng hiểu được tùy căn cơ mỗi người nên chuyện đó cũng đương nhiên sao mà tránh khỏi. Nhưng con có tính bẩm sinh là sân si với chuyện ai đó không hài lòng mình (con sân si với tình huống hơn là con người) nên con có phản ứng làm sao cho hài lòng và xoa dịu tất cả mọi người (hình như từ nhỏ đến lớn đây là "động lực và kim chỉ nam" trong vô thức chi phối toàn bộ cuộc sống của con).
Vì không thể hài lòng tất cả nên con đã né tránh con người, nhỏ thì né bạn bè, bà con chỉ học hành làm việc nhà vừa ý mỗi ba mẹ thôi; giờ thì cũng ước muốn kiếm việc gì tự thân làm một mình cho khỏi đụng chạm ai. Mà cuộc đời đâu cho con chọn cái nhàn nhã đó! (âu cũng là nghiệp mà con đã ràng buộc hay phán xét người khác trong các kiếp sống và ngay cả kiếp này).
Nếu trong thế gian này những thời điểm con phải dụng tâm phải tính toán thì hành xử thế nào mới đúng ạ? Đôi khi che đậy, khéo léo là điều cần làm thì có nên không? Khi mà cái vừa ý của người này lại là cái bất như ý của người khác? Khi mà chính quan niệm và lời nói của con người còn bất nhất với nhau?
Con còn chưa hiểu thấu trong tục đế không bỏ pháp nào cần hiểu và hành sao mới đúng ạ?
Mong thầy từ bi chỉ dạy cho con với ạ!
Con cảm ơn thầy!

Chủ đề liên quan:

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 30-04-2019

Câu hỏi:

Kính Thầy!
Con có thắc mắc này mong Thầy chỉ dạy. Thời đức Phật có những vị mới 7, 8 tuổi đã đắc A-la-hán hay thời này cũng có không ít người trẻ tuổi thấy ra thực tánh pháp. Nhưng những người xung quanh cứ căn cứ vào tuổi đời, tuổi đạo để phân biệt lớn nhỏ và nếu nhỏ tuổi hơn thì cứ tự do sai vặt, phải chăm sóc phục vụ… Một người chân tu thì cũng không ngại giúp đỡ mọi người nhưng như vậy có vô tình tạo ra nghiệp quả xấu cho mọi người không thưa Thầy?

Chủ đề liên quan:

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 20-04-2019

Câu hỏi:

Thưa Thầy, khi gặp vấn đề mâu thuẫn hay bất như ý, có 2 cách hành xử: tránh né và trực diện. Trực diện thì có thể qua nhiều lần sẽ học xong một cách rốt ráo bài học đưa đến, nhưng đôi khi do vì chưa khéo léo hành xử nên có thể gây tổn thương mình và người, đánh mất cơ hội có thể đến được với nhau. Tránh né thì tránh được việc làm tổn thương nhau, nhưng sẽ không có cơ hội vượt qua được chính mình, và cũng không giúp được người nhận ra được lỗi của họ. Xin Thầy cho con lời dạy cách hành xử chu toàn.

Chủ đề liên quan:

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 12-04-2019

Câu hỏi:

Con thưa Thầy, sau một thời gian trải nghiệm cuộc sống qua những bài học của chính mình và mọi người con cảm thấy cuộc đời này thật vi diệu và tự cảm thấy mình cũng có tiến bộ. Thế nhưng mấy dạo này, con lại bị vướng mắc vào công việc và cảm thấy chán nản nhiều. Con hay bị làm sai trong công việc và sếp (bằng tuổi con) lại hay trách móc, thậm chí quát, đập bàn làm con cảm thấy không được tôn trọng và có nhiều suy nghĩ. Một phần cảm thấy tự ti về năng lực của mình, một phần thấy thái độ của người quản lý mình không thuyết phục tí nào. Thực sự thì cảm giác của con vừa tức giận, vừa sợ làm sai, lo lắng chán nản nữa thầy. Mỗi ngày đi làm mà không đc vui. Xin thầy từ bi giúp con thầy nhé. Con cảm ơn Thầy nhiều.

Chủ đề liên quan:

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 09-04-2019

Câu hỏi:

Con kính đảnh lễ Thầy!
Con có một số vấn đề về tu tập xin được trình thầy mong thầy hoan hỷ dạy cho con ạ!
Thứ nhất là hôm con dự lễ đại giới đàn cho các quý thầy tâm trạng của con rất hoan hỷ thầy ạ, và đặc biệt trong lúc đang làm lễ thọ giới Sa di ni tự nhiên trong người con có cảm giác từ trên đầu có một luồng điện mát lạnh chạy dọc sống lưng và thân người con, và sau đó nước mắt con tuôn trào ra con xin hỏi thầy hiện tượng đó là sao a!
Hai là con nghe pháp của thầy và thực hành hàng ngày, con cũng xin thú thật với thầy thời gian vưa qua xẩy ra nhiều chuyện với con kể cả gia đình cũng như việc xã hội, việc đúng có sai có, trái có, phải có thầy ạ, con làm việc thì cũng vì cái chung, vì mọi người và đặc biệt vì tính mạng người bệnh là trên hết thầy ạ, cũng may nhờ nghe pháp của thầy con đón nhận mọi việc nhẹ nhàng, và luôn thực hành Thận trọng, chú tâm quan sát; sáng suốt, định tĩnh, trong lành trong mọi công việc thưa thầy. Nhưng hôm nay có một việc xẩy ra với con (vì con là một người có thâm niên trong công viêc, luôn làm việc hết mình) nhưng người ta đã dựng những chuyện để hạ thấp uy tín, gây khó dễ cho con (trước đây không như vậy mọi việc với người khác thì dễ dàng), thế là con đã nổi sân lên con không kìm chế được và đã nói ra những gì con đã nghĩ nhưng là sư thật, sau đó con nhận ra là mình vừa sân, sự việc vừa diễn ra... thế rồi tâm con lại trở về trạng thái sáng suốt... Con xin hỏi thầy con làm như vậy có nên không ạ, văn con hơi lủng củng mong thầy hoan hỷ giúp con ạ!
Con xin cảm ơn thầy!

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 06-04-2019

Câu hỏi:

Kính gửi thầy,
Hiện nay con đang gặp một vấn đề là con muốn xa lánh bố mẹ con - là ko muốn nghe và gọi điện để nói chuyện với bố mẹ, con không muốn nói chuyện với bố mẹ con, dù 1,2 năm gặp bố mẹ 1 lần và khoảng cách là 1300km ạ.
Con đã hỏi thầy về mẹ con gọi điện nói xấu bố con nhiều, 1 người phụ nữ gánh vác kinh tế gia đình với 1 người đàn ông bất tài vô dụng, gia trưởng phong kiến và bệnh tật. Mẹ con ko nói dối, mẹ con chỉ muốn chia sẻ nhưng con không muốn nghe, con đã chứng kiến và nghe - đa phần từ xa nhiều năm rồi ạ. Và những chuyện ấy chỉ là lặp lại, tăng cường độ hay mức độ thầy ạ.

Con xin kể 1 chút, con năm nay 30 tuổi, đã có gia đình và 1 bé hơn 2 tuổi, khi con khoảng 4,5 tuổi, bố con đi làm xa, mẹ con lúc ấy mải mê làm nông nghiệp đi chợ từ sáng sớm và thường đi làm về tối muộn, gửi con cho bà ngoại cách nhà con khoảng 400m trông, hoặc bà qua ngủ cùng, nhưng hôm nào bà bận, mẹ con nhờ mấy chú hàng xóm họ hàng với con, trông con và 1 số lần con bị lạm dụng, nhưng còn bé nên con ko biết là tốt hay xấu, có điều con có thể nhớ được rất nhiều thứ từ khoảng 2 tuổi rưỡi nên chuyện này con nhớ rất rõ và nó ảnh hưởng rất nhiều điều ko tốt về tâm lý cho con từ những năm cấp 1 đến khi con lấy chồng năm 25 tuổi. Và thực sự đến khi gặp và nghe Pháp nhiều năm 2018 thì giờ điều đó ko còn ảnh hưởng đến con, con tha thứ hết cho những con người đó.
Đến đầu năm con 6 tuổi thì bố mẹ con để anh trai con cho ông bà nội và con ở với bà ngoại, hai nhà cách nhau 1km để vào Tây Nguyên làm kinh tế, 1-2 năm mới về 1 lần, mẹ đã nói dối là đi mua đỗ đen nấu cho con ăn (món con thích), và sẽ về sớm, có lẽ từ bé mẹ con đã chỉ biết đến kiếm tiền - từ làm nông nghiệp đến vào đó làm ăn buôn bán, mẹ con chỉ nghĩ tiền là quan trọng trong cuộc sống, mẹ con hứa và ko thực hiện rất nhiều mà mẹ con ko quan tâm, mẹ con có thể để con cho các chú hàng xóm rồi lao đi làm tối ngày - mẹ con luôn nghĩ vì con. Mẹ con để con với bà - dù bà rất tốt nhưng khi ấy con còn cần người mẹ biết bao - mẹ con vẫn nghĩ mẹ con hi sinh vì con, và khi hơn chục tuổi, con chứng kiến cuộc sống bất hạnh của mẹ với bố, bố rất yêu quý và cưng chiều con, hồi bé con yêu quý bố hơn mẹ vì cạnh mẹ, tâm trí mẹ cứ ở nơi nào ấy, bố lại tình cảm hơn mà con là người tình cảm nên con thần tượng bố - nhưng bố với mẹ lại hoàn toàn khác, gia trưởng phong kiến, ko làm việc gì mấy mà bắt mẹ phải làm nhiều, phục vụ bố ốm đau, xúc phạm mẹ qua việc chửi mẹ... rất nhiều thầy ạ, mà con luôn ủng hộ mẹ ly hôn để giải thoát nhưng mẹ tiếc công việc kinh doanh hiện tại vì ly hôn mà ảnh hưởng, mẹ tiếc tài sản bao năm công sức mẹ gây dựng bị chia sẻ - và mẹ nghĩ là vì các con, khi anh em con đi lấy vợ chồng rồi, mẹ nghĩ là tiếp tục để giữ lại trọn vẹn cho bọn con - bản chất mẹ cần tiền, tài sản cho sự an toàn về tâm lý của mẹ. Bố và mẹ đã là bầu trời của con khi con còn thơ bé, con yêu thương họ đến nỗi con nghĩ con có thể yêu ai là ích kỷ với họ, vậy mà sau bao nhiêu năm, con thấy tất cả mẹ chỉ vì tiền của mẹ, ko lắng nghe tâm sự chia sẻ của con - 1 cách tập trung và thấu hiểu bao giờ, ko những thế hơn 10 năm gần đây, khi có điện thoại thì rất nhiều lần mẹ con gọi điện cho con kể chuyện của bố, bố đối xử ko tốt với mẹ,... kể nhiều, dù mẹ con đã kiềm chế nhiều mà 1 tuần có khi 3 lần, ít thì 1 tháng 1 lần ạ. Và khi con chưa hiểu nhiều về cuộc đời, con trở nên ghét bố vô cùng tận, con ước ko có bố, và tư tưởng ko muốn lấy chồng nhiều năm, và về sau khi còn tìm hiểu về tâm lý và Phật Pháp, con thấy mẹ cũng có rất nhiều cái sai, con đỡ ghét bố hơn...
Mẹ con vẫn luôn có nhu cầu chia sẻ, cách đây 20 ngày trong lúc mẹ con đang thao thao bất tuyệt những câu chuyện tồi tệ về bố con, con đã ko chịu nổi nữa và con nói to lên là "con ghét nghe những chuyện về bố mẹ lắm rồi" và từ hôm đó mẹ ko gọi chia sẻ con nữa, trong khi có 3 anh em, có con là nữ, chỗ duy nhất mẹ con chia sẻ, nhưng con ko muốn nghe mẹ con nói những điều xấu - dù có thật về bố con nữa, đã bao năm qua rồi, có thay đổi được gì đâu, mẹ có thể lựa chọn nhưng mẹ ko chọn.
Con thấy với bố mẹ con, con ko còn nhiều tình cảm, mà chỉ là trách nhiệm.
Đến bao giờ mẹ con nhận ra được là cuộc sống ko phải chỉ lo cho con cái tiền là đủ, rằng những gì mẹ hi sinh con ko hề cần, mà con cần cái mẹ ko hề cho.
Nếu con ko muốn nghe nữa thì con có nên ko nghe điện hay chủ động gọi điện cho mẹ con ko, quay đi quay lại mẹ con sẽ lại nói chuyện 15 ph - 30 ph về bố, ảnh hưởng đến tâm trạng con rất nhiều, 1 trong những nguyên nhân con bị trầm cảm vì học hành thời sinh viên cũng là do vấn đề này thầy ạ.
Con luôn phấn đầu học thật giỏi để kiếm nhiều tiền và có nhiều tiền con đón mẹ về sống và giải phóng cho mẹ, con học rất giỏi đến hết năm 12 nhưng vào đại học con ko hợp với việc học thuộc và chưa thích ứng cách học mới, nên con học kém và con thấy mình bất lực, ko có giá trị, ko thể giúp mẹ, và con nhiều lần muốn chết, đến khi ra trường con đỡ và đến 2016 đến giờ nhờ học hành nhiều điều, nhiều khóa học và đến đầu 2018 nương tựa nơi Pháp thì con người con mới ổn định và cởi mở với mọi người như bây giờ.
Con biết ơn cuộc sống và những bài học nhiều! Con biết ơn những người bạn tốt, người chồng tốt đồng hành cùng con.
Nhưng dù con học và thực hành lòng biết ơn, con biết ko có bố mẹ thì ko có con, và bố mẹ đã gửi tiền cho bà để nuôi con khôn lớn, cần biết ơn bố mẹ mà trong con đầy lòng giận và muốn xa lánh (con ở xa sẵn rồi, chỉ là ko nghe hay ko chủ động gọi điện)
Thưa thầy, thầy nhìn nhận vấn đề của con thế nào thưa thầy, con cảm thấy ko thoải mái thì sự lựa chọn xa lánh có phải là tốt ko thưa thầy? Con nên làm như thế nào để tùy duyên thuận pháp ạ?
Con xin lỗi thầy là thư con dài quá, vì nó là câu chuyện 25 năm cuộc đời trong 30 năm con có mặt trên đời này ạ.
Kính chúc thầy sức khỏe ạ!

Chủ đề liên quan:

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 21-03-2019

Câu hỏi:

Con kính chào Thầy!
Thưa Thầy lâu lắm rồi con cứ sống và chiêm nghiệm. Mọi thứ cũng bình thường. Bây giờ con đang có phiền não mạnh: con thấy rằng có những việc không cần làm thái quá, nhiều khi giả tạo. Nhưng người khác, đặc biệt là thủ trưởng cơ quan bắt phải làm cho thật là tốt. Vì vậy con bị chỉ trích nặng nề, thậm chí còn bị chú ý, rồi theo dõi con. Con thấy mệt mỏi, nhiều khi muốn trả đũa gì đó thật độc ác. Vậy con nên bắt buộc làm theo yêu cầu để vừa lòng họ hay sao? Con có bị trầm không trệ tịch không ạ?
Phiền não cứ đeo đẳng cả ngày, chống lại thì cũng thật mệt mỏi, làm theo thì thấy thật trái ý và hình thức. Con không biết thế nào mới đúng. Mà con thấy cứ lâu lâu lại có phiền não kiểu tương tự như vậy xảy ra, hay là trong tâm con còn chứa nhân gì chưa thoát ra được. Mỗi khi như vậy con thường im lặng rồi mọi chuyện lại trôi qua, có khi bằng mặt mà không bằng lòng, con thường không quen đối đầu với người khác.
Xin Thầy từ bi cho con một lời khuyên.
Con cảm ơn Thầy ạ!

Chủ đề liên quan:

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 27-02-2019

Câu hỏi:

Con chào thầy ạ,
Thầy ơi, con muốn hỏi thầy về vấn đề của bố mẹ con, bố con là người đàn ông gia trưởng phong kiến và gần như ko làm việc nhà, thường chơi bài bạc tối ngày ko chơi to nhưng cũng hết thời gian để làm việc giúp mẹ con trong xây dựng kinh tế, bố con lại hay bệnh tật liên miên và luôn khó chịu, nổi nóng và chửi mẹ con, coi thường mẹ con, nói những từ ngữ xúc phạm, chỉ trừ có ko đánh thôi. Mẹ con thì làm chủ kinh tế gia đình, 1 mình làm ăn kinh tế rất vất vả ko được bố con tham gia đáng kể mà còn phải chăm sóc bố con đau ốm, xoa bóp, đun thuốc... bên cạnh công việc buôn bán rất bận rộn và tốn sức. Và vì bố con đối với mẹ con như vậy nên mẹ con rất ghét và có thể nói là căm thù bố con nên chăm sóc nhưng ko có tình thương mà là sự hận thù và khinh bỉ bố con. Mẹ con luôn luôn nhìn ở bố con 1 người bất tài, vô dụng, nói phét, lười biếng... nhưng mẹ con nói vì 3 anh em con mà ở với bố con 30 năm nay.
Mỗi lần con nghe mẹ con nói về bố, như để xả ra với con, con rất buồn, con nói mẹ con nghe Phật Pháp, tin nhân quả, coi như là nghiệp đã tạo, đón nhận, nhìn ra bài học để tạo nhân mới và quả mới, hạnh phúc là ngay nơi chính mình, ko phải do người kia mà mình ko hạnh phúc, nhưng chưa điều gì hiệu quả cả.
Xin thầy cho con lời khuyên để con nói chuyện với mẹ con lần này ạ!
Con xin cảm ơn thầy!

Chủ đề liên quan:

Xem Câu Trả Lời »