loading
Kết quả Tìm Kiếm: Có 135 câu hỏi có nội dung liên quan đến 'giới luật'.

Thông báo:

Trong một thời gian dài, mục Hỏi Đáp Phật Pháp của trang web đã nhận được rất nhiều câu hỏi của Phật tử từ khắp nơi gởi đến. Thầy Viên Minh đã trả lời tất cả các câu hỏi liên quan đến vấn đề học Pháp, hành Pháp. Hiện tại mục Hỏi đáp đã có khoảng hơn hai mươi ngàn câu hỏi đáp, trong đó Thầy đã chỉ ra cốt lõi của việc hành đạo, sống Thiền. Do vậy Thầy đã quyết định tạm ngưng mục Hỏi đáp trong một thời gian để có thể chuyên tâm làm các Phật sự cần thiết khác.

Vậy, nếu có nhu cầu, Quý vị có thể sử dụng mục Tìm kiếm bên dưới (gõ từ khoá) hoặc bấm vào các tag đã được gắn theo từng chủ đề để tham khảo các câu Hỏi - Đáp về vấn đề của mình hoặc tương tự.

Sadhu sadhu lành thay!

Danh mục Hỏi Đáp Phật Pháp

Ngày gửi: 01-10-2016

Câu hỏi:

Kính thưa Thầy, con có một thắc mắc nhỏ về giới thứ 5 trong Ngũ Giới, kính mong Thầy giúp con giải đáp. Con đọc trong một số tài liệu thì thấy bên cạnh 'rượu bia và các chất gây say', còn có đề cập đến cafe cũng không được dùng. Mỗi ngày con vẫn thường uống 1 tách cafe vào buổi sáng như một thói quen khi ở nhà, còn khi đi công tác hay đi xa, có khi con uống và có khi không. Con cũng có để ý là mình có bị dính mắc vào hương vị cafe, và có cảm giác thèm khi không uống vào buổi sáng. Cũng có những khi con uống vì muốn tỉnh táo làm việc, nhưng mỗi ngày chỉ dừng lại ở 1 tách nhỏ pha loãng và không hơn thế. Khi sáng không được uống cafe, con cũng có lúc cảm thấy thèm hương vị cafe, sự 'thèm' đó có khi khiến con khó chịu, có khi con vượt qua rất nhanh. Kính mong Sư giúp con giải đáp. Con cám ơn Sư.

Chủ đề liên quan:

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 24-09-2016

Câu hỏi:

Con kính chào Sư!
Thưa Sư, con xin hỏi Sư 2 câu về giới luật.
1- Các Sư theo giới luật từ thời Đức Phật còn tại thế nên không tự lái xe gắn máy mà phải có người chở nhưng sao con thấy các Sư lái ô tô được, như vậy có phạm giới không?
2- Bát quan trai giúp Phật tử tại gia tu theo hạnh người xuất gia một ngày. Trong đó có giới không xem, nghe múa hát đờn kèn thoa vật thơm và trang điểm tràng hoa. Nhưng các giảng sư khi giảng pháp (kẻ cả Nam tông) thường hay hát nhạc chế. Như vậy có sai giới luật không?
Con thật tâm muốn tìm hiểu chứ không có ý mạo phạm các Sư. Con xin chào Sư!

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 27-07-2016

Câu hỏi:

Thưa Thầy, có phải giết người sẽ cho quả tái sanh ở địa ngục không ạ? Nếu một người tự vệ để chống lại hành động sát hại như vậy người này không tùy thuận trả nợ nhân quả quá khứ phải không ạ? Nếu một người giết người để tự vệ cho mình hoặc cho người khác thì quả báo sẽ như thế nào ạ?
Con nghe một bài giảng về ngũ giới, đại ý nói rằng nếu hiểu theo nghĩa "Không" sát sinh, trộm cắp... không thôi thì chưa tích cực, mà nên thay bằng "nên" phóng sinh, bố thí... Tại sao không đổi lại ngũ giới như vậy ạ? Nhưng con có đọc tác phẩm về thiện ác của Osho người Ấn độ nói rằng chữ "không" này có dụng ý "không thiện không ác" như vậy có đúng không ạ?
Con cảm ơn Thầy!

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 30-11-2015

Câu hỏi:

Kính bạch thầy, con cũng mới tìm hiểu Phật Pháp. Con biết đã là một Phật tử thì phải thọ trì tam quy và ngũ giới và nguyện giữ đến hết cuộc đời, nhưng nếu sau đó lại phạm giới và người Phật tử đó nhận ra sai lầm của mình, quyết tâm không tái phạm nữa. Kính bạch thầy vậy cho con hỏi, nếu đã phạm giới rồi có thiết lập lại được giới để sống một cuộc sống trong sạch không ạ? Kính mong thầy chỉ dạy cho con được hiểu hơn về giới ạ.

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 04-10-2015

Câu hỏi:

Con chào Thầy ạ, con có đọc một bài viết "Có thực là không biết không có tội? Phật tổ đã trả lời thế nào" được chia sẻ trên internet: <p>

https://daikynguyenvn.com/van-hoa-nghe-thuat/co-thuc-la-khong-biet-khong-co-toi-phat-to-da-tra-loi-the-nao.html <p>

Nhưng có một bạn không đồng ý vì bạn ấy cho rằng, "Không biết ví như người đi đường đêm, không nhìn thấy côn trùng dưới chân, đạp vào làm chết. Trường hợp này người đạp chết côn trùng không biết có côn trùng dưới chân, và không có ý sát hại côn trùng nên họ thanh tịnh và vô tội". Và bạn ấy còn cho rằng bài viết phải dùng từ "vô minh" chứ không phải "không biết" vì 2 từ này là khác nhau vì không biết khác với biết nhưng vẫn vô minh làm điều ác. Con không biết quan điểm của bạn ý có mâu thuẫn với bài viết không ạ. Con cảm ơn thầy ạ!

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 16-09-2015

Câu hỏi:

Kính thưa Thầy, <p>

Con cám ơn vì Thầy đã đăng những chia sẻ của con lên ạ. Vì đây là quyển sách rất hay, con may mắn đọc được khi bé con được hai tuổi. Trước đây con nuôi con theo xu hướng quan tâm về sự phát triển thân - chiều cao, cân nặng hơn tâm - nhận thức, suy nghĩ nên có áp đặt con trong vấn đề ăn uống, ngủ nghỉ... nghĩa là tạo mọi điều kiện tốt nhất cho sự phát triển của con nhưng con đã lầm. <p>
Đọc qua quyển sách "Người mẹ tốt hơn là người thầy tốt" của Thạc sĩ giáo dục Doãn Kiến Lợi, con đã vỡ ra, thì ra phương pháp giáo dục trẻ hiệu quả nhất là để tự nhiên, cho nhận thức chúng phát triển tự do..., va vấp sẽ là những bài học tốt nhất, thường ít quan sát là biện pháp quan sát tốt nhất. Nghe có vẻ vô lý nhưng thực ra sau khi đọc quyển sách mọi người sẽ hiểu. Giáo dục con không quá khó khăn như một số bậc phu huynh vẫn nghĩ vì họ quá áp đặt "cái tôi" của mình lên con cái. Sự đặt niềm tin đúng mức vào đứa trẻ sẽ tạo điều kiện cho chúng tự hoàn thiện rất nhiều. Thạc sĩ Doãn Kiến Lợi đã đúc kết tất cả kinh nghiệm trong quá trình nuôi dạy con gái trưởng thành của mình. <p>

Con sẽ viết lại một số câu trích trong sách ạ: <p>

1/ “Kỷ xảo làm người tốt nhất mà bố mẹ có thể dạy cho con chính là làm người tốt” – Doãn Kiến Lợi <p>
2/ Những đứa trẻ không khắt khe về mặt suy nghĩ, lớn lên sẽ có cách đối nhân xử thế tự nhiên, có quan hệ hài hòa với mọi người, sẽ có được nhiều sự giúp đỡ, nhiều cơ hội hơn – Doãn Kiến Lợi <p>
3/ Bố mẹ buộc phải nhận thức rằng, quá trình trưởng thành của trẻ cần có những “lỗi lầm”. Bài học và kinh nghiệm mà con trẻ đúc rút được từ cuộc sống, sẽ để lại ấn tượng sâu sắc hơn những điều hay lẽ phải mà bạn nói ra bằng lời hàng trăm lần. “Phạm sai lầm” là môn học bắt buộc phải có trong quá trình trưởng thành của trẻ, chỉ có học đủ một lượng “học phần” nhất định, trẻ mới rèn được khả năng học một biết mười, tự kiểm điểm bản thân, tự mình hoàn thiện. Phụ huynh phải hiểu được giá trị của “lỗi lầm”, nhìn thấy trong quá trình trưởng thành của trẻ, “lỗi lầm” và “thành tích” có chức năng giáo dục như nhau. – trích sách của Doãn Kiến Lợi <p>
4/ Có hai nguyên nhân khiến trẻ nói dối, một là bắt chước người lớn, hai là buộc phải làm do sức ép. Trong quá trình giúp trẻ nhận thức được lỗi lầm và sửa chữa lỗi lầm, “không nói” thường là “lời nói” tốt nhất – trích sách của Doãn Kiến Lợi <p>
5/ Thời gian bố mẹ kèm con học càng dài, vai diễn mà họ đóng càng giống giám sát viên. Và trẻ sẽ không bao giờ thích một giám sát viên, cùng lắm bề ngoài phục tùng nhưng trong lòng lại tuyệt đối không chịu nghe lời anh ta. Chính vì thế, kèm con làm bài tâp, không thể bồi dưỡng thói quen tốt cho trẻ, mà là phá vỡ một thói quen tốt. Một người, trước hết phải là con người tự do, mới có thể trở thành một con người tự giác. Phụ huynh sốt ruột thường hay quyết định thay con trẻ, đây là điều sai lầm. Bản tính của con người là muốn làm theo những suy nghĩ của mình, bài xích mệnh lệnh của người khác. Chính vì thế trong quá trìh dạy dỗ trẻ, để giúp trẻ hình thành nên ý thức tự giác, cũng là để chúng thực hiện sự quyết định của mình một cách tốt hơn, bố mẹ nên cố gắng để trẻ tự suy nghĩ và lựa chọn. Cho dù cùng là một quyết định, nếu đó không phải là mệnh lệnh từ phía bố mẹ, mà là ý nguyện của chính con trẻ, con trẻ sẽ sẵn lòng thực hiện hơn.– Trích sách của Doãn Kiến Lợi <p>
6/ Bản tính của con người là theo đuổi sự tự do, bất kỳ công việc nào mà trẻ thích làm, khi nó biến thành một công việc bị giám sát để hoàn thành, khiến người ta cảm thấy không tự do, niềm hứng thú ẩn chứa trong đó sẽ hoàn toàn không còn nữa.– trích sách của Doãn Kiến Lợi <p>

7/ Bố mẹ không nên tức giận, không nên chỉ đạo quá đà, con trẻ mới có cơ hội chủ động điều chỉnh. Nếu trẻ vừa làm sai, bố mẹ liền phê bình một thôi một hồi, yêu cầu con trẻ phải hứa hẹn, hoặc bố mẹ trực tiếp đưa ra phương án giải quyết, thì trẻ sẽ mất đi cơ hội chủ động điều chỉnh, khả năng điều tiết này cũng sẽ dần dần mất đi.– trích sách của Doãn Kiến Lợi <p>

Muốn trẻ làm tốt một việc, trước hết nhất thiết phải để trẻ thích nghi công việc này, ít nhất là không thể phản cảm, tránh để trẻ cảm thấy không vui trong việc này… Con trẻ có chuyên tâm hay không, không phải tự nhiên mà có. “Chuyên tâm” cũng cần phải có một số nền tảng để phát triển, cũng cần có một quá trình trưởng thành và tích lũy. Kể cả là người lớn, muốn “chuyên tâm” vào một cái gì đó, tiền đề cũng buộc phải là không chán ghét, không bài xích cái đó. Làm sao một người có thể vừa ghét một việc, lại vừa “chuyên tâm” với nó được." – trích sách của Doãn Kiến Lợi <p>

Con đang cố, cố để bớt đi bản ngã của mình trong việc dạy con. Thầy ơi, xã hội giờ này người ta đua theo thành tích, vật chất... những đứa trẻ càng tội nghiệp, chúng luôn theo sự sắp đặt của cha mẹ, thụ động, ít chính kiến, rồi trong điều kiện quá đầy đủ về vật chất lại ích kỷ, không biết sẻ chia, yêu thương. Biết là không phải ai cũng vậy nhưng con nhận thấy trong môi trường xung quanh phần lớn là vậy. Họ khổ sở gò ép bé vào khuôn phép rồi thất vọng khi không theo ý mình, nhiều khi trút giận lên đứa trẻ. Bản thân con trải qua nên con rất hiểu. Bảo "buông đứa bé" ra, giảm bớt vai trò giám sát chúng rất khó, còn khó hơn bình thường. Vì bản ngã mình vẫn cao Thầy ạ. <p>

Nhưng hãy thương bọn trẻ, vì chúng không phải là những vật sở hữu của ta, ta chỉ có trách nhiệm định hướng cho chúng, và chúng cũng phải tự đi trên con đường của mình thôi. <p>

Con viết dài dòng, nhưng thực sự rất mong là một tài liệu hay cho các bậc phụ huynh. Nhiều khi một quyển sách, một lời khai thị... có thể làm thay đổi từ một nhận thức sai lầm ạ. Con có rất nhiều sai lầm, nhưng cứ học, cứ va vấp, rồi có duyên gặp một người hay, đọc một quyển sách hay rồi thay đổi dần dần ạ. <p>

À, có một chương trình diễn thuyết "Kỷ luật không nước mắt" của Thạc sĩ Trần Thị Ái Liên nói về cách dạy con hoàn toàn miễn phí ạ. Các bậc phụ huynh có thể lên youtube để nghe hoặc đăng ký tham dự. <p>

Con bé con đã ba tuổi, bị bệnh tim bẩm sinh và nuôi rất khổ sở trong bài chia sẻ của con - người Phật tử ở Tây Ninh, giờ bé khỏe, rất năng động Thầy ạ. <p>

Con xin chân thành cám ơn Thầy và tất cả các bạn đồng tu. Con đã học được rất nhiều qua lời chia sẻ của các bạn. <p>
Dưới đây là đường link của quyển sách: <p>

http://sachbaovn.vn/chi-tiet-sach/ky-nang-song-MUMwOQ/nguoi-me-tot-hon-la-nguoi-thay-tot-MUUwRjQ0MkE
<p>

Kính mến,
Trâm

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 27-08-2015

Câu hỏi:

Kính thưa thầy!
Xin Thầy chỉ giúp con "giới cấm thủ" bao hàm những ý nghĩa gì ạ, mong Thầy khai sáng cho con.
Con xin thành kính cảm ơn Thầy, chúc Thầy nhiều sức khỏe và an vui!

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 13-07-2015

Câu hỏi:

Dạ con chào thầy. <p>

Con xem luận giải trong kinh điển thì người có phẩm hạnh thanh tịnh và hành thập thiện trọn đời khi kết thúc tuổi thọ sẽ đi về 6 cõi trời dục giới. Vậy nếu con cũng làm như vậy thì con cũng có cơ hội tái sanh về 6 cõi an vui đó phải không ạ? <p>

Con xin đảnh lễ thầy ạ!

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 02-06-2015

Câu hỏi:

Kính thưa Thầy, con xin Thầy hoan hỉ giải thích cho con ý nghĩa của từ Kiết giới Sima. Nếu con Dâng y Kathina ở Chùa chưa có Kiết giới Sima thì buổi Dâng y có thành tựu không? Con xin cảm ơn Thầy.

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 06-05-2015

Câu hỏi:

Thưa Thầy! Con vẫn chưa hiểu lắm về ý nghĩa câu Thầy nói: "Có điều nếu trong đó có sự dính mắc hoặc lợi dụng thì cũng không khỏi sinh phiền não." Kính mong Thầy giải thích cho con! Xin cảm ơn Thầy!

Chủ đề liên quan:

Xem Câu Trả Lời »