loading
Kết quả Tìm Kiếm: Có 47 câu hỏi có nội dung liên quan đến 'tâm'.

Thông báo:

Trong một thời gian dài, mục Hỏi Đáp Phật Pháp của trang web đã nhận được rất nhiều câu hỏi của Phật tử từ khắp nơi gởi đến. Thầy Viên Minh đã trả lời tất cả các câu hỏi liên quan đến vấn đề học Pháp, hành Pháp. Hiện tại mục Hỏi đáp đã có khoảng hơn hai mươi ngàn câu hỏi đáp, trong đó Thầy đã chỉ ra cốt lõi của việc hành đạo, sống Thiền. Do vậy Thầy đã quyết định tạm ngưng mục Hỏi đáp trong một thời gian để có thể chuyên tâm làm các Phật sự cần thiết khác.

Vậy, nếu có nhu cầu, Quý vị có thể sử dụng mục Tìm kiếm bên dưới (gõ từ khoá) hoặc bấm vào các tag đã được gắn theo từng chủ đề để tham khảo các câu Hỏi - Đáp về vấn đề của mình hoặc tương tự.

Sadhu sadhu lành thay!

Danh mục Hỏi Đáp Phật Pháp

Ngày gửi: 30-04-2015

Câu hỏi:

Có một vị lão sư người Nhật già lắm rồi viết tặng con một bài kệ:<p>
Nhân sinh nhất mộng<p>
Bất luận kiến tâm<p>
Tâm vô cầu thị Phật<p>

Con vẫn chưa hiểu hết ý của bài kệ. Xin thầy giảng giải thêm, con xin cám ơn thầy.

Chủ đề liên quan:

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 17-01-2015

Câu hỏi:

Thưa thầy, sau khi tìm hiểu giáo pháp một thời gian thì con có nghe đến một khái niệm là "tánh biết". Theo như con hiểu thì tánh biết này tồn tại độc lập với các cảm xúc của con người như vui thích, hờn giận, đau khổ... tánh biết này lấy sáu căn làm phương tiện để nhận biết thế giới bên ngoài, nó tồn tại ngay cả khi sáu căn mất đi (tức là khi chết) vậy con muốn hỏi thầy là khi sáu căn hư hoại thì tánh biết thể hiện như thế nào ạ? Và thứ hai là nếu ta cứ bám vào tánh biết ấy, không rời nó ra (như là biết đẹp, biết xấu, biết nóng, biết lạnh... nhưng chỉ là biết mà thôi, không khởi tâm thích thú hay chán ghét...) thì cách tu tập đó có đúng không ạ? Làm theo cách này (tức là chỉ "biết" mà thôi) thì có tới được Niết Bàn không ạ?

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 08-01-2015

Câu hỏi:

Kính thưa Sư cho con được hỏi vài điều sau đây: <p>
1. Cõi Địa ngục trong Phật giáo được hiểu như thế nào thì chính xác? <p>
2. Làm thế nào để nhận ra cái ta chỉ là ảo tưởng? Và sống được với bản tâm sáng suốt của mình? <p>
3. Tại sao nói chân tâm thì "không sanh không diệt" mà không phải là thường hằng bất biến? <p>
Xin Sư hoàn hỷ giải đáp giúp con. Con xin cám ơn Sư nhiều.

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 05-01-2015

Câu hỏi:

Con đọc hai cuốn sách của Thầy (Thực Tại Hiện Tiền & Sống Trong Thực Tại), con rất thích. Tuy nhiên, có một số chỗ con vẫn chưa hiểu nhiều, mong Thầy giúp con thêm. <p>

- Trong chương 3 cuốn “Sống Trong Thực Tại”, Thầy có dạy tánh biết/thấy “của tâm vốn rỗng lặng trong sáng, tức là sẵn có định tuệ đầy đủ, tự nhiên." Như vậy, tánh biết/thấy này thuộc phần nào của tâm/tâm sở (của Vi diệu pháp hay Duy thức)? Hay là một phần của chân tâm (như kinh Thủ Lăng Nghiêm mô tả)? <p>

- Vấn đề thứ 2 con muốn hỏi là Chánh niệm. Trong chương 3 cuốn sách này, Thầy cũng viết "Chánh niệm là tâm trọn vẹn với đối tượng thực tại (không còn năng sở)". Như vậy, chánh niệm là một dạng để tánh biết tự chiếu soi mà không có tác ý gì? Không biết con hiểu như vậy có được không vì con nghe một số quý thầy giảng chánh niệm bao giờ cũng có năng niệm và sở niệm. Khi nói chánh niệm là một loại tâm hành (trong 51 tâm hành) và bao giờ cũng có năng niệm và sở niệm, thì chánh niệm này phải hiểu như thế nào? <p>

Con cám ơn thầy rất nhiều!

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 17-10-2014

Câu hỏi:

Kính thưa thầy, <p>
Vì nhân duyên mà con được biết đến kinh đại thừa trước, sau đó mới nghe pháp của thầy. Con cũng có duyên đọc quyển Thực Tại Hiện Tiền của thầy. Qua đó con luôn nhớ đến một câu chuyện về truyện kiếm hiệp Kim Dung mà thầy chia sẻ, đó là cách học Cửu Dương Thần Công của Trương Vô Kị (thấy trang nào hợp thì luyện, trang nào đọc không hiểu hay luyện thấy không thoải mái thì bỏ qua). Ngay từ đầu khi tìm hiểu Phật pháp con cũng hướng đến tinh thần ấy. Ban đầu vì chưa tìm được vị chân sư nào để theo học nên con đọc khá nhiều, thấy điểm nào các kinh sách, tác giả nói giống nhau thì con lưu tâm học hỏi, nếu khác nhau thì con bỏ qua, xem đó như bản sắc riêng của thời điểm, hoàn cảnh lịch sử hoặc thiện xảo riêng của vị ấy. Dần dần con thiển nghĩ, chân lý có trong từng ngọn cỏ, cành cây, thậm chí trong cả tiếng lao xao cãi vả ngoài chợ đối với người nhận được. Người nhận chưa được thì dù đọc thánh ngôn lượng do Phật truyền lại cũng có thể hiểu sai. <p>
Nhân đây, qua sự tìm hiểu của con về pháp môn Tịnh Độ và thế giới Tây Phương Cực Lạc, con xin mạo muội trình bày với thầy và cũng chia sẻ với các bạn có câu hỏi liên quan ạ. Trước đây có một vị sư chỉ bày cho con dùng Duy Thức học và kinh Lăng Nghiêm để hiểu pháp môn này. Đối với thế giới hiện tượng có không gian và thời gian thì một địa điểm dĩ nhiên được xác định rõ ràng, có thể nắm bắt và định vị được. Nhưng thế giới Tây Phương là thế giới sát-na, không gian bị hóa giải vào thời gian, là thế giới của dòng nước chứ không phải của sóng có hình tướng. Chính vì vậy mà 3 điều kiện để vãng sanh là Tín, Hành và Nguyện. (Vì không có phương hướng trong không gian cụ thể nên nếu tin là có thì có, không tin thì không có). <p>

Con nghĩ đây là thế giới độc ảnh cảnh do chính tâm thức hành giả xây dựng nên. Do “nhất thiết duy tâm tạo” nên khi chủng tử được huân tập đến mức chín mùi, tràn đầy, không còn tham luyến đối với thế giới hưởng thụ ngũ dục thì khi thân hoại mạng chung sẽ theo nghiệp niệm Phật đã huân tập mà sanh về Tây Phương. Nhưng dù có đi đâu thì cũng không ra ngoài chân tâm được vì thế giới Tây Phương cũng là một lâu đài ảo ảnh do chân tâm dựng nên (thù thắng là tạo được thuận duyên để tu học, không còn bị ngũ dục chi phối nữa). Nhưng vãng sanh theo hướng có Phật A Di Đà thật để mong cầu, có thế giới Tây Phương để đến thì vẫn chưa phải là đạo Phật, vẫn còn nằm trong phương tiện thiện xảo và đó mới là hạ phẩm vãng sanh vào thế giới Phàm Thánh Đồng Cư. Riêng từ trung phẩm và thượng phẩm vãng sanh mới thật dành cho người đã nhận được chân tâm (từ một phần cho đến toàn diện). Đối với hành giả đã nhận được chân tâm hay sống với tánh biết thì “tâm tịnh tức cõi Phật tịnh” và nhận được phật A Di Đà không ở ngoài tâm. <p>

Con thiết nghĩ tưởng uẩn là một họa sư đại tài, không gì mà không vẽ ra được. Trong cuộc sống hiện tại, con thấy chính ý nghĩ tạo nên cảnh giới, dẫn dắt ta đến nơi ta muốn và biến địa ngục thành thiên đường cũng chỉ qua một suy nghĩ. Vậy thì tại sao lại không thể có thế giới Tây Phương được tạo ra theo cách ấy. Những điều trăn trở này theo con đã lâu, nay con xin thầy từ bi điểm hóa thêm cho con, và chỉ ra những điểm sai vi tế mà con chưa nhận được. <p>

Mặt khác, thầy có dạy trong kinh Đại thừa có rất nhiều biểu tượng và ẩn dụ nên xin thầy cho con biết thêm ý kiến về câu “nhất thiết duy tâm tạo”. Đó chỉ là cách nói ẩn dụ, hàm ý nói về bản ngã vẽ vời che lấp tánh biết hay còn chứa đựng một sự thật ngoài tính chất ẩn dụ. Như một người thèm me chua, nghĩ đến tự dưng nước bọt lại tiết ra nơi miệng. Vậy đó có được xem là chính tâm đã chuyển hóa thành vật không ạ? Con thành kính tri ân và xin được lễ bái thầy.

Chủ đề liên quan:

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 19-11-2013

Câu hỏi:

Thầy ơi cho con hỏi, khi nào gọi là tâm, khi nào là không có tâm? Sao có lúc thì là tâm, có lúc không phải là tâm, con không hiểu, xin thẩy hoan hỉ trả lời giúp con.

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 31-05-2011

Câu hỏi:

Thưa thầy. Thầy dạy là quan sát thấy tâm sinh ra sao, tâm diệt như thế nào và nguyên nhân sinh diệt của tâm ấy. Nhưng mỗi lần con phát hiện ra thì tâm đó liền biến mất rất nhanh và trở về trạng thái Xả. Hoặc có trường hợp tâm sinh diệt nhanh quá, con không phát hiện ra. Do đó con chưa học được quan sát thấy pháp trọn vẹn như thầy dạy. Con muốn tham cứu thêm ạ. Con cảm ơn thầy nhiều!

Xem Câu Trả Lời »