loading
Kết quả Tìm Kiếm: Có 240 câu hỏi có nội dung liên quan đến 'buông'.

Thông báo:

Trong một thời gian dài, mục Hỏi Đáp Phật Pháp của trang web đã nhận được rất nhiều câu hỏi của Phật tử từ khắp nơi gởi đến. Thầy Viên Minh đã trả lời tất cả các câu hỏi liên quan đến vấn đề học Pháp, hành Pháp. Hiện tại mục Hỏi đáp đã có khoảng hơn hai mươi ngàn câu hỏi đáp, trong đó Thầy đã chỉ ra cốt lõi của việc hành đạo, sống Thiền. Do vậy Thầy đã quyết định tạm ngưng mục Hỏi đáp trong một thời gian để có thể chuyên tâm làm các Phật sự cần thiết khác.

Vậy, nếu có nhu cầu, Quý vị có thể sử dụng mục Tìm kiếm bên dưới (gõ từ khoá) hoặc bấm vào các tag đã được gắn theo từng chủ đề để tham khảo các câu Hỏi - Đáp về vấn đề của mình hoặc tương tự.

Sadhu sadhu lành thay!

Danh mục Hỏi Đáp Phật Pháp

Ngày gửi: 03-07-2017

Câu hỏi:

Thầy ơi, gần đây con thường xuyên bị khó ngủ, ngủ ít, mất ngủ, dù uống thuốc cũng không thấy có tác dụng gì mấy. Người bình thường ngủ khoảng 6-8 tiếng một ngày mà con chắc chỉ được 2-3 tiếng. Những lúc khó ngủ, hoặc bất chợt tỉnh dậy không đi vào giấc ngủ được con chánh niệm tỉnh giác thư giãn buông xả thân tâm luôn lúc đó. Con không biết về lâu về dài có nên đi khám bác sĩ không hay làm như vậy dù thiếu ngủ cũng vẫn tốt cho sức khỏe hả thầy? Con cảm ơn thầy ạ!

Chủ đề liên quan:

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 17-06-2017

Câu hỏi:

Kính bạch Thầy!
Con hiểu thế này:
1/ Giác ngộ, giải thoát là điều đến tự nhiên, khi ta thực sự buông xả, không thể đến với tâm mong cầu, cố gắng rèn luyện mà có được. mà phải là sống trọn ven, tỉnh giác ngay phút giây hiện tại để thấy được thân tâm mình rõ hơn mỗi ngày. Từ đó tự động thay đổi nhận thức và hành vi biết tùy duyên thuận pháp. Khi đó chánh kiến hình thành theo từng mức độ phù hợp tại thời điểm đó và nội tâm được tịnh hóa dần. Và cứ tiếp tục như thế cho đến khi ta thấy đúng sự thật như nó đang là tức là trải nghiệm được tính vô thường, vô ngã của vạn pháp.
Vì vậy, con cần nghiêm túc thực tập pháp Thầy dạy, để vừa phục vụ ba mẹ vừa thực tập sống tùy duyên thuận pháp vô ngã vị tha. mà không cần lăng xăng tính toán thiệt hơn khi ở nhà hay ở chùa. con cảm ơn Thầy.
2/ Con chỉ mới thực tập sống trở về, trọn vẹn, tỉnh giác nên ở mức độ của con con hiểu chữ tron vẹn là chỉ cần con biết mình đang đi trong mỗi bước đi, biết từng hơi thở vô ra, mỗi cử đông nhai từng miếng cơm hay khi tụng kinh con chỉ cần hay biết mình đang tỉnh giác trong từng từ một, nếu quên, buông lung thì trở về lại và nghiêm túc thực hiện như thế. Con hiểu như thế có sai chỗ nào vì khi thực hành con thấy mình quên nhiều, sự liên tục rất ngắn?
Kính mong Thầy chỉ dạy.
Nam Mô Phật Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni.

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 09-06-2017

Câu hỏi:

Thưa thầy!
Con nghe rất nhiều bài pháp, nhiều sách dạy về tâm hồn, bây giờ con thấy rất băn khoăn những điều sau:
1. Con nghe giảng về thiền tông và thực hành theo để được tỏ ngộ một lần, thoát phiền não rồi bước vào đời sống (không cần thực hành thiền hay làm gì cả). Nhưng con không biết trạng thái "Phật tánh" là gì cả. Con tự tạo cho mình không suy nghĩ gì, gắng giữ ở trạng thái không suy nghĩ ở nơi vắng lặng đó. Nhưng con thấy đó hình như không phải là "tự tánh" vì không thấy gì đặc biệt, khi bước vào đời sống vẫn phiền não như thường và rất dễ bị rớt ra khỏi nơi đó. Hơn nữa nếu ở nơi vắng lặng mà con thấy đó thì không có suy nghĩ gì, với cảnh vật xung quanh không có tình cảm hay động niệm gì cả. Vậy "tự tánh" mà con đang nói (chắc không đúng) đâu có ích gì trong đời sống này đâu? Xin thầy từ bi chỉ rõ dùm con.
2. Con cũng theo một số thầy ngồi thiền một thời gian nhưng sau đó lười lại thôi. Với lại khi ngồi thiền con toàn ngủ gật không tỉnh nổi. Nếu khi chạy theo vọng tưởng thì lại rất tỉnh táo, cả hai đều không tốt phải không thầy? Xin thầy chỉ cách ngồi dùm con.
3. Con nghiệm lại bản thân thì thấy con không muốn thành Phật mà chỉ là con muốn giác ngộ để có thể sống trong đời sống một cách đúng đắn, có ý nghĩa, một đời sống thật mầu nhiệm, có thể cứu nhân độ thế! Sống hợp với quy luật của tự nhiên, hiểu rõ được bản chất của đời sống và quy luật của vũ trụ!
Con xin thầy từ bi trả lời dùm con. Con xin cám ơn thầy ạ!

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 06-06-2017

Câu hỏi:

Thưa Thầy, khi con ngồi thiền theo dõi hơi thở thì con thầy tâm con ít suy nghĩ lung tung. Nhưng lúc con ngồi thiền thư giãn, tâm không chú ý vào bất kì đề mục gì, chỉ để tâm tự nhiên không làm gì cả thì con nhận thấy tâm con suy nghĩ vẩn vơ hết chuyện linh tinh này đến chuyện khác.
Xin Thầy dạy con cách hành cho đúng đạo ạ.
Con kính tri ân Thầy!

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 05-06-2017

Câu hỏi:

Kính bạch Thầy,
Đầu tiên con kính chúc Thầy được nhiều sức khoẻ, những Phật sự Thầy đang làm và sẽ làm được thành tựu viên mãn.
Con có 2 câu hỏi, mong Thầy soi sáng cho con.
Hôm nay con có dự khoá thiền và được giảng dạy 4 tầng thiền của Đức Phật, phương pháp thể nhập vào tầng thiền thứ tư và thể nhập Niết-bàn. Xin Thầy cho con hỏi, Phật giáo Nam Tông có giảng dạy 4 tầng thiền và phương pháp để đạt đến 4 tầng định này không ạ?

Câu thứ 2 là, mục đích của định là nhờ định phát huy trí tuệ. Như vậy "đạt" trí tuệ để thấy ra mọi sự như nó đang là. Nếu vậy mình có thể chỉ thấy ra sự thật, nhìn thấy mọi thứ như nó đang là mà không cần "hạ thủ công phu", "trầy vi tróc vảy" để đạt được định?
Con xin đảnh lễ và tri ân những lời dạy của Thầy.






Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 04-06-2017

Câu hỏi:

Chào Thầy,
Con có thấy một bạn bên dưới bảo rằng cuộc sống ổn hơn nhờ Thầy, nhờ vào việc không tập trung vào một pháp môn. Nhưng con thì ngược lại. Cuộc sống của con tốt hơn lên nhiều, nhờ vào việc tránh xa những ai cố ép con vào cái guồng của họ. Con cũng thấy tốt lên nhờ vào việc tu tập có hệ thống hơn trước chứ không tùy tiện nữa. Người sư phụ dạy dỗ con cũng là một người rất giỏi, tinh thông về thiền và pháp học. Nên con rất an tâm tu học với vị ấy. Con chỉ lên trang web này xem một số người hỏi han Thầy mà thôi.
Tự do nghĩa là hành động theo hướng tốt cho mình nhất miễn không làm hại người khác. Con tự tin mình đã chọn được con đường tốt nhất cho bản thân mình, mặc dù một số vị chư huynh không đồng ý và cố bắt ép con phải đi vào con đường của họ. Cho dù con đường đó có tốt đẹp hơn, thì việc ép một người làm cái họ không muốn thì cũng không còn đúng tinh thần tự do nữa. Vì tự do bao gồm cả việc chấp nhận sự khước từ, ngay cả khi đó là sự khước từ một điều mà người ta cho là tốt đẹp.
Hiện tại, con cảm thấy rất hài lòng với việc trì giới, thiền định, tập chánh niệm, nói chung con cảm thấy vui vẻ hạnh phúc khi được đắm mình trong Phật pháp. Và con không mong điều gì thêm nữa. Con cũng sẽ không đi theo bất kỳ một pháp môn nào khác ngoài Chánh pháp của Như Lai, mặc dù có rất nhiều lời mời mọc.
Cảm ơn thầy đã nghe con.

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 01-06-2017

Câu hỏi:

Thưa Thầy! Hôm nay con rất hoan hỷ vì thấy các bạn của con đi cùng con vào học đạo với Thầy vừa rồi đã bắt đầu biết sống thiền và cũng có được những niềm vui nho nhỏ. Tất cả chúng con xin gửi đến Thầy niềm tri ân sâu lắng.

Ngày ngày con vẫn dành thời gian để ôn lại các bài giảng của Thầy vì nhiều khi con nghe rồi mà con không thể nhớ được gì ngoài các cụm từ như thận trọng chú tâm quan sát, đôi khi con thấy mình như không biết gì và kém thông minh nữa. Trước đây thầy con có dạy khi ngồi thiền đếm hơi thở từ 1 đến 10 hoặc theo cách bụng phồng xẹp, nhưng con làm không đúng cách đã rơi vào tình trạng điều khiển hơi thở nên rất mệt, con thấy phương pháp này không hợp nên làm biếng bỏ luôn không thực hành ngay những ngày đầu. Có lẽ do con không chịu hành thiền theo một phương pháp nào nên giờ con vào được cách dạy của Thầy dễ dàng hơn.

Tuy nhiên con cũng phải trả một cái giá không hề nhẹ là bao năm sống trong Chùa con không có kinh nghiệm hay điều chỉnh gì cho việc tu học cả. Giờ Thầy cho con được cám ơn Thầy nhiều nhé! Con thấy bản thân mình thật vô lý Thầy ạ, có khi con chợt thấy cuộc sống này không có hứng thú hay sống để làm gì nếu không biết mình, ấy thế mà vẫn tự cho mình thả trôi với nhiều thứ lăng xăng vô nghĩa. Nghĩ đến đây con mới thông cảm được điều Thầy nói rằng sinh ra trong cuộc đời này chỉ có hai điều là học được gì từ cuộc đời và làm được gì cho đời.
Thời gian gần đây sức khỏe con không được tốt do bệnh gan ngày một tệ, con cũng lo nhưng vẫn thấy thoải mái là nhờ cách dạy sống đạo của Thầy thật tuyệt vời. Con thấy mình luôn được phòng vệ, được yêu thương khi trọn vẹn với trạng thái đang là và đó là sự trở về không phải qua một «đường bay» nào. Điều mà con muốn nói hơn nữa ở đây là sự chánh niệm tỉnh giác chỉ có giá trị cao những khi phiền muộn, đau khổ... chứ không hẳn là chỉ có ngồi thiền mới là thù thắng nhất; và chỉ có một điều dễ dàng hiệu quả nhất như Thầy dạy là thấy ra và cảm nhận trọn vẹn với hiện trạng chứ không phải đòi thay đổi trạng thái, vì thay đổi trạng thái là một điều khó hơn cả vác đá vá trời, một điều không thể làm trong lúc đó.
Thấy được như bây giờ con nhớ ơn Thầy nhiều lắm thưa Thầy. Giờ tuổi Thầy đã cao, sức khỏe cũng bị hạn chế mà Thầy vẫn đi khắp nơi để hoằng pháp, con rất xúc động. Nguyện mong Thầy luôn khỏe sống lâu nơi đời để con được về thăm Thầy mỗi khi.

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 29-05-2017

Câu hỏi:

Con thành kính đảnh lễ thầy.
Thưa thầy con xin trình pháp và chia sẻ những trải nghiệm của con với các đạo hữu.
Tu không phương pháp thì có vô số định nghĩa về tu. Nhưng nguyên lý thì chỉ có một. Con xin trình bày về câu nói mà thầy đã truyền dạy cho con: “Chỉ có thấy”.
Cái thấy sẽ tự tiến triển theo từng giai đoạn tu tập.
- Lúc đầu là nhờ cái sai mà thấy ra cái đúng, nhờ vậy mà chứng nghiệm ra được cái đúng không đưa đến đau khổ, cái sai mới là nguyên nhân đưa đến đau khổ trên phương diện thô.
- Kế đến là nhận ra tánh biết và bản ngã nên phát hiện ra nơi tâm mình có một cái biết vô ngã, biết mà như không biết.
- Kế đến là có lúc tánh biết thấy và có lúc là bản ngã lý trí thấy. Nhờ vậy mà thấy ra được đâu là quan điểm khái niệm, đâu là sư thật như nó đang là.
- Kế nữa là tánh biết thấy chỉ còn bản ngã sinh diệt. Lúc này con mới hiểu được điều thầy nói về thái độ tâm và tập khí sinh khởi nhưng vô nhân. Khi thái độ là bản ngã thì lập tức mất chánh niệm tỉnh giác. Khi thái độ là tánh biết thì có 2 tình trạng, một là có tập khí sinh khởi nhưng vẫn không thất niệm. Tập khí cũng ví như cảm giác ngứa ngáy cho nên khi chánh niệm tỉnh giác thì vẫn thấy ngứa nhưng là cái ngứa không có khái niệm nên nó thuần túy là một loại cảm giác. Hai là bản ngã lặn mất thì thực tánh pháp hiện ra. Thỉnh thoảng con cũng thấy thực tánh pháp hiện ra rồi bị che lấp lại. Nhưng cái chính con nhận ra là có những lúc buông ra thì thấy thực tánh. Tuy nhiên buông ra là chuyện của pháp chứ không phải là ý muốn chủ quan của ai cả. Một cái lóe lên dù rất ngắn ngủi nhưng cũng đủ thấy ra mầu nhiệm của pháp về vô thường, khổ, vô ngã.
Điều cuối cùng con muốn trình bày là chỉ có thấy thôi, còn thấy gì hay ra sao thì đó là chuyện của pháp. Còn ngay đây dù là hoàn cảnh nào thì cũng chỉ thuần túy thấy thôi, học ra điều gì từ cuộc sống thì pháp sẽ tự học, bản ngã sẽ tự đoạn giảm, thực tánh sẽ tự hiện ra. Khi có một ai can thiệt vào nguyên lý này thì chỉ có bản ngã. Cốt lõi những điều thầy dạy mà con lãnh hội là ở chỗ này.
Thành thật chúc anh chị em đạo hữu trọn vẹn trên con đường khám phá sự thật.
Con thành kính tri ân thầy. Con chúc thầy luôn mạnh khỏe.

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 16-05-2017

Câu hỏi:

Con kính đảnh lễ Thầy.

Con có một chuyện muốn hỏi Thầy mong Thầy hoan hỉ chỉ cho con. Nguyên là do đợt gần đây con có tham gia khoá thiền 10 ngày của Ngài Goenka, đến khoảng ngày thứ 7,8 gì đó trong lúc nghỉ giải lao của thời lúc 7,8 giờ tối con ra ngoài dạo một chút thì thấy cảnh vật xung quoanh sáng bừng, mọi thứ rất đẹp từ cỏ đến cây đều rất đẹp tâm con rất hoàn hỉ và vui, cảnh vật đấy diễn ra trong vòng 1 phút hơn rồi biến mất, mọi thứ lại trở lại bình thường, con không có ý bám chấp vào hiện tượng ấy nhưng con không biết nó là gì? Xin Thầy hoan hỉ giải thích cho con.

Con xin cảm ơn Thầy.

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 15-05-2017

Câu hỏi:

Thưa thầy, trong quá trình thực hành con thấy khó nhất là việc buông xả. Bởi vì nếu buông quá thì thành buông lung, mà chỉ cần hơi có tác ý để "giữ" cho tâm được duy trì chánh niệm, tỉnh giác, thì cũng là có sự can thiệp của bản ngã, và nó thiếu đi sự tự nhiên. Con xin đưa ra ví dụ thế này. Trước một áp lực, con thường để cho tâm bình thản và không phán xét suy đoán gì vội, nhưng dường như làm thế vẫn khiến cơ thể con có một sự căng cứng nhè nhẹ và không hoàn toàn thả lỏng, chỉ đến khi giải quyết xong sự việc con mới trút ra một hơi thở dài, và lúc đấy con mới thấy đó mới thực sự là buông xả. Vậy thầy có giải pháp nào để khắc phục tình trạng này không ạ?

Con xin cảm ơn thầy.

Xem Câu Trả Lời »