loading
Kết quả Tìm Kiếm: Có 106 câu hỏi có nội dung liên quan đến 'Tứ Niệm Xứ'.

Thông báo:

Trong một thời gian dài, mục Hỏi Đáp Phật Pháp của trang web đã nhận được rất nhiều câu hỏi của Phật tử từ khắp nơi gởi đến. Thầy Viên Minh đã trả lời tất cả các câu hỏi liên quan đến vấn đề học Pháp, hành Pháp. Hiện tại mục Hỏi đáp đã có khoảng hơn hai mươi ngàn câu hỏi đáp, trong đó Thầy đã chỉ ra cốt lõi của việc hành đạo, sống Thiền. Do vậy Thầy đã quyết định tạm ngưng mục Hỏi đáp trong một thời gian để có thể chuyên tâm làm các Phật sự cần thiết khác.

Vậy, nếu có nhu cầu, Quý vị có thể sử dụng mục Tìm kiếm bên dưới (gõ từ khoá) hoặc bấm vào các tag đã được gắn theo từng chủ đề để tham khảo các câu Hỏi - Đáp về vấn đề của mình hoặc tương tự.

Sadhu sadhu lành thay!

Danh mục Hỏi Đáp Phật Pháp

Ngày gửi: 21-08-2012

Câu hỏi:

Thưa thầy, hành thiền minh sát là trở về với thân, thọ, tâm, pháp. Vậy pháp và tâm ở đây có điểm gì cần phân biệt không (như giống và khác nhau).

Chủ đề liên quan:

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 24-07-2012

Câu hỏi:

Con xin thành kính đảnh lễ thầy! <p>
Dạ thưa thầy, thầy cho con xin hỏi việc sau: mấy hôm trước con và một số người làm cỏ chung với nhau, sau khi xong việc, mọi người đổ cỏ vào gốc cây. Lúc không có mọi người ở đó, con đi ngang qua, nhìn thấy đống cỏ đó, con liền nhớ tới họ với tâm hoan hỉ hơn là trọn vẹn với cái đang là tức là nhìn thấy cỏ như nó đang là, lúc đó con chợt nghĩ, à thì ra cái này là tưởng đây, vậy thầy cho con hỏi con suy nghĩ như vậy có đúng không và cái suy nghĩ "đây là tưởng" nó là cái gì vậy? Con xin thành kính tri ân thầy!<p>

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 24-04-2012

Câu hỏi:

Con thưa thầy, xin thầy phân biệt giúp con giữa tâm và pháp có những đồng nhất và khác biệt nhau như thế nào trong: thân, thọ, tâm, pháp. Xin thầy cho con ví dụ, con cảm ơn thầy.

Chủ đề liên quan:

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 04-04-2012

Câu hỏi:

Kính bạch Thầy!<p>

Con đọc Kinh Tứ niệm xứ, Đức Phật dạy 4 lãnh vực quán niệm là thân, thọ, tâm, pháp nhưng có điều này con suy nghĩ rất nhiều mà không hiểu. Vừa may có một bác Phật tử cao tuổi cũng có thắc mắc giống con. Bác khuyên con viết thư hỏi Thầy nên con xin Thầy chỉ dạy cho con rõ ràng vấn đề này:<p>

Trong kinh có ghi: “……Như vậy vị ấy sống quán thân trên nội thân; hay sống quán thân trên ngoại thân; hay sống quán thân trên nội thân, ngoại thân……… Như vậy, vị ấy sống quán thọ trên các nội thọ; hay sống quán thọ trên các ngoại thọ; hay sống quán thọ trên các nội thọ, ngoại thọ……… Như vậy vị ấy sống quán tâm trên nội tâm; hay sống quán tâm trên ngoại tâm; hay sống quán tâm trên nội tâm, ngoại tâm…… Như vậy vị ấy sống quán pháp trên các nội pháp; hay sống quán pháp trên các ngoại pháp; hay sống quán pháp trên các nội pháp, ngoại pháp….”<p>

Nội thân, ngoại thân, nội thọ, nội tâm thì con có thể hiểu được chút ít, còn ngoại thọ, ngoại tâm, ngoại pháp thì con không hiểu nghĩa là như thế nào và phải ứng dụng ra sao?<p>

Kính bạch Thầy! Mong Thầy giảng cho con hiểu!

Chủ đề liên quan:

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 20-03-2012

Câu hỏi:

Mô Phật! Kính thưa Thầy, Thầy cho phép con hỏi: <p>
Trong Kinh Tứ Niệm Xứ nói "niệm thân trên thân, niệm thọ trên thọ, niệm tâm trên tâm, niệm pháp trên pháp". Con không hiểu thế nào là "thân trên thân, thọ trên thọ, tâm trên tâm, pháp trên pháp". Kính xin Thầy từ bi giảng giải cho con.
Con chân thành biết ơn Thầy!
Mô Phật!

Chủ đề liên quan:

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 22-02-2012

Câu hỏi:

Chào Thầy! Đầu tiên con xin gửi thầy lời chúc sức khỏe ạ! Con có câu hỏi mong thầy giải thích cho con! <p>

Con có đến chùa Bửu Long tham dự khóa thiền thứ 9 và con cũng có chút ít tìm hiểu về thiền. Nhưng con không rõ là thiền Tứ niệm xứ và Minh sát tuệ là giống nhau hay khác nhau? Con cũng mong thầy giải thích cho con rõ về trình tự học thiền Minh sát?

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 10-01-2012

Câu hỏi:

Thưa Thầy! Cho con được hỏi ạ. Ví dụ khi con đang rửa bát có một ý niệm xen vào, một hình ảnh khiến con sợ hãi xuất hiện trong đầu, hay một cảm thọ buồn chán con nhận biết nó rồi biết lại việc rửa bát chỉ cần thế mà không phân tích suy luận biện minh gì, con làm vậy có đúng không ạ? Làm như vậy thì những tạp niệm, những hình ảnh khiến con sợ hãi đó có được chuyển hoá không ạ, hay chỉ là đè nén quên nó đi ạ? <p>
Còn nếu con buông việc rửa bát xuống theo dõi hay phân tích suy luận nó thì cả ngày đầu con toàn những ý niệm lăng xăng về chuyện đó, không để tâm vào việc gì cả, con còn sợ đó là mình nuôi dưỡng vọng niệm và những hình ảnh khiến con sợ hãi. Xin thầy giảng cho con hiểu ạ. Con xin cảm ơn Thầy và thành kính tri ân Thầy ạ.

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 02-01-2012

Câu hỏi:

Thưa thầy! Hơn một tháng nay con thường phải sống trong trạng thái tâm buồn chán, và có những hình ảnh, ý niệm xuất hiện trong đầu khiến con thường sợ hãi. Con phải làm gì ạ? Nếu con để tâm vào hiện tại, để ý đến những hành động của mình thì giúp con nhẹ nhàng hơn, không biết con làm vậy có được không. Xin thầy giúp đỡ con.
Con cảm ơn Thầy và thành kính xin được đảnh lễ Thầy.

Chủ đề liên quan:

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 02-12-2011

Câu hỏi:

Kính thưa Thầy, xin Thây giảng dùm mối tương quan và sự khác biệt giữa sự ô nhiễm của tâm và vọng tưởng.
Kinh Đại Niệm Xứ dạy: con đường duy nhất để thanh lọc tâm để đi đến giác ngộ và giải thoát là Tứ Niệm Xứ. Thanh lọc tâm tức là thanh lọc sự ô nhiễm của Tâm, nhưng trong nước có môn phái Thiền dạy hãy để tâm theo dõi vọng tưởng và thấy vọng bỏ vọng. Theo con nghĩ vọng là do ô nhiễm phát sinh, tâm còn ô nhiễm thì còn vọng tưởng chứ bỏ vọng biết bao giờ mới hết để chân tánh hiện ra, ngày qua ngày bỏ vọng mà vọng vẫn còn, cuối cùng Thiền sinh chỉ là người đi cút bắt vọng tưởng. Vậy con kính Thầy giảng giải dùm.




Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 06-10-2011

Câu hỏi:

Thưa thầy cho con hỏi ạ!<p>
1) Thưa thầy con thấy được khi có một cảm thọ dễ chịu thì có một ý niệm thỏa mãn với nó và mong giữ nó lại, còn khi có một cảm thọ khó chịu thi mình muốn đẩy nó ra hay tránh nó đi. Thầy dạy buông cái ngã đi có phải là buông cái ý niệm mong muốn giữ lại hay tránh né đó không ạ? Và thiền là biết như thật từng cảm thọ, ý niệm, hành động của mình, nó như thế nào thì biết như vậy (nếu thấy có ý niệm mong muốn thủ xả, thì biết có ý niệm đó, thế thôi, phải không ạ?<p>
2) Thưa thầy khi ngồi không làm gì thì thân tâm thế nào biết như vậy, còn khi làm việc gì thì phải để tâm vào việc đó, biết rõ việc mình làm, không để ý đến niệm khởi, phải không ạ? Vì khi con để ý đến niệm khởi thì dễ bị tán tâm. Ví dụ như khi con rửa bát mà cứ để ý đến niệm khởi (niệm tâm) thì làm sao rửa bát cho trọn vẹn được?<p>
3) Thưa thầy khi tu một thời gian tâm mình thanh thản, nhẹ nhàng hơn nhưng khi đó có những nỗi sợ hãi, buồn phiền xuất hiện, những ý niệm mình sợ nó đến (có thể là những nỗi sợ ngày xưa của con) lúc đó con chỉ quan sát biết nó hay phải tìm nguyên nhân của nó ạ? (những ý niệm cảm thọ bình thường thì mình dễ dàng quan sát nó nhưng nếu đó là nỗi sợ hãi sâu kín của mình thì thật không dễ ạ)<p>
Thưa thầy có phải mình cứ tinh tấn chánh niệm tỉnh giác. Đến lúc giác niệm mạnh rồi thì có sự xáo trộn nào trong tâm, hay có lo lắng gì mình chỉ cần nhìn nó là biết ngay nguyên nhân của nó phải không ạ? Xin thầy cho con lời khuyên, con xin cảm ơn Thầy ạ!

Chủ đề liên quan:

Xem Câu Trả Lời »