loading
Hỏi Đáp Phật Pháp

Thông báo:

Trong một thời gian dài, mục Hỏi Đáp Phật Pháp của trang web đã nhận được rất nhiều câu hỏi của Phật tử từ khắp nơi gởi đến. Thầy Viên Minh đã trả lời tất cả các câu hỏi liên quan đến vấn đề học Pháp, hành Pháp. Hiện tại mục Hỏi đáp đã có khoảng hơn hai mươi ngàn câu hỏi đáp, trong đó Thầy đã chỉ ra cốt lõi của việc hành đạo, sống Thiền. Do vậy Thầy đã quyết định tạm ngưng mục Hỏi đáp trong một thời gian để có thể chuyên tâm làm các Phật sự cần thiết khác.

Vậy, nếu có nhu cầu, Quý vị có thể sử dụng mục Tìm kiếm bên dưới (gõ từ khoá) hoặc bấm vào các tag đã được gắn theo từng chủ đề để tham khảo các câu Hỏi - Đáp về vấn đề của mình hoặc tương tự.

Sadhu sadhu lành thay!

Danh mục Hỏi Đáp Phật Pháp

Ngày gửi: 17-08-2011

Câu hỏi:

Kính thưa thầy!
Con là một Phật tử tại gia, và con có niềm đam mê về Phật pháp. Tuy nhiên, có nhiều điều về Phật pháp con vẫn chưa hiểu và may mà có trang wed này để chúng con có thể nương tựa. Thưa thầy, nếu con không nhầm thì trước đây con nghe nói chỉ có xuất gia mới có thể giải thoát chứ còn tại gia thì không thể. Vậy điều đó có đúng không ạ? Nếu có thể, mong thầy chỉ dạy giúp chúng con! Con cảm ơn thầy nhiều!

Chủ đề liên quan:

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 16-08-2011

Câu hỏi:

Thưa Thầy, có phải chánh niệm tỉnh giác không thể đồng hành cùng người có tâm lực yếu đuối, nhiều lúc con tưởng như mình đã vượt qua được sự tham dục. Nhưng không, chẳng qua là nó chưa hiện khởi thôi. Lối sống hiện nay có quá nhiều hỷ-nộ-ái-ố, làm chúng con khó giữ được tâm an bình, thường hay phạm giới, những khi như vậy con cứ sám hối, chiêm nghiệm lỗi lầm và cố gắng... Con nhận thấy rằng muốn có các điều kiện căn cơ tốt cần phải tạo nhiều duyên lành bằng tất cả thiện pháp thể hiện qua thân-khẩu-ý. Dòng tâm lực sẽ dần mạnh lên, lúc đó sự chánh niệm của ta sẽ trở nên hiệu quả. Bạch thầy,con xin kính trình pháp, mong thêm sự chỉ dạy của Thầy để chúng con đạt nhiều lợi ích. Con kính lễ

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 16-08-2011

Câu hỏi:

Kính bạch Thầy,<p>
Con là một người may mắn gặp được trang web này thông qua một người bạn. Con đã thấy khai mở tâm trí rất nhiều thông qua phần hỏi đáp và các lá thư Thầy. Con đã từng quy y làm Phật tử, giờ con có thể quy y lại theo Thầy được không?<p>
Con cũng có một số câu hỏi mà lâu nay chưa biết trả lời như thế nào. Đó là, việc mình phân biệt các chuyện đúng/sai dựa trên các quan niệm chủ quan giống và khác nhau như thế nào với việc phân biệt những lời dạy của Phật hợp lí/không hợp lí. Vì Phật dạy phải nghĩ kĩ trước khi tin, việc "nghĩ" này có phải là một sự chấp ngã không? Để chấp nhận những lời dạy của Phật Pháp, có lẽ phải trải qua cuộc sống mới chiêm nghiệm được. Giờ con nhìn lại thấy cũng "chiêm nghiệm" được khá nhiều điều bổ ích. Nhưng việc nhìn lại quá khứ này có phải là vọng tưởng không? Trong khi thầy dạy là chỉ cần sống với thực tại hiện tiền.<p>

Con thấy lẩn quẩn quá, kính mong thầy giải đáp dùm con. Con xin cảm ơn thầy!

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 16-08-2011

Câu hỏi:

<p>Cười</p><p>  </p>
<p>Đọc câu hỏi hôm nay</p>
<p>Con cũng bị cười lây</p>
<p>Một ý tưởng khá hay</p>
<p>Đưa thơ vào câu hỏi.</p><p> </p>

<p>Thầy trả lời hay thật</p>
<p>"Trong ngoài đều có Phật</p>
<p>Cớ sao đem vào ra!!!"</p>
<p>Thầy Trò cười ha ha.</p><p> </p>

<p>Thầy Trò cười ha ha</p>
<p>Mọi người cười ha ha</p>
<p>Bình đẳng nơi Tánh Pháp</p>
<p>Vui vẻ cõi Ta-bà!</p>


Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 15-08-2011

Câu hỏi:

Kính thưa thầy!<p>
Con là một Phật tử thuần thành, con học giáo lý rất nhiều, hiểu biết nhiều nhưng chỉ là lý thuyết, con chưa áp dụng được bao nhiêu vào đời sống thực tại. Mỗi ý niệm khởi lên con đều nhìn thấy rất rõ, nhưng con không xử lý theo cái hiểu của con được. Ví dụ: Khi con nổi giận, con rất biết là con đang giận, nhưng khi thì con kềm được khi thì không. Trước đây mỗi khi như vậy thì con thấy bực mình, phiền não lắm, vì thấy mình quá tệ. Nhưng sau thì con thấy bực mình cũng vô ích, con tự khoan dung với mình, biết mình tệ thì từ từ rồi sửa, chớ cứ uất ức với mình thì cũng chẳng ích gì, gây ra phiền não gấp đôi. Tóm lại là con rất tỉnh táo với từng niệm sinh khởi của mình, nhưng để xử lý nó theo cái hiểu của mình thì con chưa xử lý rốt ráo được.<p>
Con cũng biết đã làm người vào cõi này lại sinh làm thân nữ thì chắc chắn là nghiệp nặng rồi, con đâu dám mong cầu ngày một ngày hai mà thoát ngay được. Nhưng có nhiều lúc phiền não quá sức chịu đựng của con, con cầu cứu, tìm gặp thì vị thầy nào cũng khuyên con những điều con đã biết, con chưa tìm được cách gì hữu hiệu có thể giúp đỡ hỗ trợ cụ thể được cho con. Ví dụ giờ đây, con đang yêu thương một người, con biết con yêu thương người đó là vì người đó yêu thương con, thật ra con yêu người đó cũng là vì người đó thỏa mãn cái tôi của con. Hoàn cảnh trái ngang chúng con không thể đến với nhau được (thật lòng thì con đã có quyết tâm không lập gia đình, không sinh đẻ con cái, đời này kiếp này con lỡ vướng vào mối quan hệ cha mẹ anh em, nhưng con đã phát nguyện đời sau con xin làm tu sĩ, nên kiếp này con dứt khoát không lập gia đình), con muốn chia tay. Con tìm mọi cách để chia tay, nhưng con biết, lòng con không muốn chia tay nên dù con có cố tìm cách gì cũng vô hiệu. Làm sao để tâm con có thể thật sự "MUỐN" chia tay??? Dù con hiểu rất rõ là nên thế này nên thế kia... tâm mình ích kỷ, tâm mình tham đắm v.v... con hiểu rất rõ... nhưng con không dứt được, con cứ bị cái ngã của mình sai sử. Con đổ thừa cho Duyên Nghiệp, nhưng con biết đó cũng là cách ngụy biện của con, nếu mình quyết tâm thì nghiệp cũng có thể chuyển mà. <p>
Thầy ơi! Kính xin thầy từ bi, chỉ dạy cho con, làm cách nào để có nghị lực LÀM được những điều mình hiểu. Con là người rất có nghị lực trong nhiều lãnh vực khác của cuộc sống, chớ không phải là người yếu đuối lắm đâu ạ, nhưng sao trong chuyện này con quá bất lực! Con xét kỹ, cũng không phải vì con quá yêu người này, chỉ là thực tế thì con chưa tìm được ai có thể yêu thương, thỏa mãn cái tôi của con như người này thôi. Con phân tích mình kỹ đến vậy mà vẫn không chịu buông bỏ cái sự tham đắm của mình. Giờ con phải làm sao để có thể "tự trị" nổi mình hở thầy? Kính xin thầy chỉ dạy cho con một cách THIẾT THỰC nhất. <p>
Con cung kính đảnh lễ thầy!

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 15-08-2011

Câu hỏi:

Kính bạch thầy! Khi con học Phật, nhờ nhân duyên được một bạn đồng tu khuyên con nên luôn quán chiếu "Nhân quả và vô thường" để con tu học. Cũng chính nhờ đó con mới tìm được an lạc. Tuy nhiên, trong gia đình con thì chồng con là một con người không tin Phật pháp, anh cho con là một người chỉ đi tìm sở thích và thỏa mãn ý thích của mình mà thôi. Nhưng thực sự trong con không phải vậy. Con giác ngộ được con đường Phật pháp là con đường giác ngộ để cho con người sống an lạc tự tại. Nhiều lúc con tâm sự với chồng con để chồng con hiểu nhưng do nghiệp chướng sâu dày chồng con không thể nào giác ngộ và kịch liệt ngăn cản đường tu học của con. Đã có lúc chồng con giấu hết kinh sách, áo pháp ... Con thương chồng con vô cùng. Là một Phật tử con cũng đã làm tròn bổn phận của một người vợ người mẹ, vừa lo kiếm tiền vừa dạy dỗ bảo ban con cái học hành. Niềm vui của con là hai con của con sống tin Phật pháp, biết niệm Phật mỗi ngày và ngoan ngoãn học giỏi. Nhiều lúc con cũng đã tự quán bản thân, do nhân quả kiếp trước con cản đường tu của chồng con nên kiếp này chồng con mới cản đường tu của con nên con cũng hoan hỉ vui vẻ để trả quả. Nhưng sự an lạc trong con hình như lại làm chồng con càng phiền não. Thương chồng mà con chẳng biết làm sao. Con kính mong thầy chỉ dạy cho con phương pháp nào để chồng con bớt phiền não, biết tin Phật pháp. Con xin cám ơn thầy.

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 15-08-2011

Câu hỏi:

<p>Thầy dạy con tu hành<p>
đem ông Phật vào lòng<p>
nhưng con không làm được<p>
không làm sao làm được<p>
đem ông Phật vào lòng<p>
Nhưng con lại làm được<p>
đem ông Phật ra ngoài<p>
cho mọi người niềm vui<p>
nụ cười hơ hơ hơ <p>
như khi thầy giảng pháp<p>
thầy cười hơ hơ hơ <p>
con cười hơ hơ hơ<p>
sống tự nhiên thông pháp <p>
thiền duyệt hỷ niệm xứ <p>
Pháp hỷ thực vi diệu<p>
a con người sống thở <p>
vui tu thiền vô vi <p>
a con người vui pháp <p>
nghe thầy giảng sáng ra<p>
thầy cười hơ hơ hơ<p>
con cười hơ hơ hơ <p>
đem ông Phật ra ngoài<p>
cho mọi người cùng vui <p>

15-8-2011 Thông Pháp

Chủ đề liên quan:

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 14-08-2011

Câu hỏi:

Thưa thầy, trong lúc lòng con nhiều than trách, oán thán thì con nhận được lời khuyên sau từ mẹ của con. Mẹ con khuyên con nên biến những oán trách, ganh ghét thành tình yêu thương để được giải thoát. Con xin thầy đọc bức thư của mẹ con và cho con biết, điều đó có thể không thưa thầy?<p>

"Tình yêu thương là cứu cánh cho mọi bất hạnh, phải không con? Mẹ đang tin như vậy, mẹ đang thực hành điều đấy và đang thử trải nghiệm điều đấy có là sự thật, có thể thành sự thật hay không.<p>
Vì sao mẹ lại chọn lựa cách duy trì và phát triển tình yêu thương để giải thoát đau khổ? Bởi mẹ thấy hạnh phúc khi trong lòng mình có tình yêu thương, yêu thương mọi người, yêu thương vạn vật... Mẹ thấy mọi thứ đều đẹp đẽ và đáng yêu, cuộc đời vì thế mà có nhiều ý nghĩa. Nếu trong lòng mẹ không có tình yêu thương thì ngay lúc đó đã có sự thù hận, oán ghét, ghen tị và căm hờn... đó chẳng phải là địa ngục ngay tại trần thế hay sao?<p>
Nhưng như thế có phải là ảo tưởng, là tiểu thuyết, là tự kỷ ám thị hay không? Liệu như vậy có làm cho mẹ nhìn thấy pháp một cách sáng suốt, định tĩnh, trong lành hay không? như thế có làm cho mẹ bóp méo sự thật trong tâm trí mẹ hay không? Rất có thể. Vì vậy, phải học cách yêu thương.<p>
Yêu thương không nên đến bằng ý chí, mặc dù thà có yêu thương từ ý chí còn hơn là không có tình yêu thương. Nhưng yêu thương đến từ trí tuệ mới là yêu thương chân chính. Trí tuệ ư, trí tuệ là sự "sáng suốt, định tĩnh, trong lành", là thấy chân pháp, là không có yêu ghét, vui buồn, phân biệt, là tâm thanh tịnh thấy vạn pháp đều thanh tịnh, là thấy nghiệp và quả của nghiệp - theo cách nói của thầy Viên Minh - rồi yêu thương sẽ nở hoa trên mảnh đất của trí tuệ.<p>
Đó là về mặt lý thuyết, rồi còn phải thực hành để trải nghiệm. Không dễ gì để thực hiện điều đó, đặc biệt trong lúc lòng mình tràn ngập khổ đau, dễ bị tổn thương và thực hành tình yêu thương đối với người mà mình oán ghét, thù hận...<p>
Nhưng liệu con có lựa chọn nào khác, ngoài tình yêu thương để có một cuộc sống hạnh phúc?"<p>

Con mong hồi âm của Thầy.
Kính thư.

Con Ngọc Tâm

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 14-08-2011

Câu hỏi:

Kính thưa thầy, vừa rồi con đã hỏi một câu không rõ ràng. Ý của con là Pháp vận hành một cách hoàn hảo ngoài ý muốn chủ quan của bản ngã. Thí dụ, người nông dân có thể cày sâu cuốc bẩm nhưng được mùa hay không người ấy không thể nào làm chủ được. Sắc là vô ngã vì vậy ta không làm chủ được sinh già bệnh chết.<p>
Duy chỉ có một thứ con cảm thấy có thể làm chủ được là sự hướng tâm của con. Thí dụ con muốn nghĩ về một nơi nào đó, nơi ấy sẽ hiện ra trong trí con với đầy đủ những chi tiết. Con không biết ai làm chủ sự hướng tâm này nhưng rõ ràng bên trong có ý muốn thì sẽ làm ra được.<p>
Con nghĩ rằng nếu sự hướng tâm không còn thì không ai còn chịu trách nhiệm những gì họ đã làm ra. Con không dám chắc những gì con vừa nếu ra là hợp với Đạo nên con xin được thầy chỉ dẫn. Con cám ơn Thầy.

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 13-08-2011

Câu hỏi:

Kính thưa Thầy, chúng con lãnh hội được lời Thầy dạy. Tất cả chỉ là tánh biết biết pháp, chẳng có ai hiện hữu trong sự tương giao này. Tất cả hiện tượng chỉ là vô thường, bất toại và vô ngã. Không có ai ngoại trừ nghiệp lực đi theo vòng luân hồi sinh tử. Trong tất cả những sự trống rỗng vô chủ này sao con lại thấy có một cái mình vẫn làm chủ được. Con có thấy sai chỗ này không? Xin Thầy chỉ dạy.

Xem Câu Trả Lời »