loading
Hỏi Đáp Phật Pháp

Thông báo:

Trong một thời gian dài, mục Hỏi Đáp Phật Pháp của trang web đã nhận được rất nhiều câu hỏi của Phật tử từ khắp nơi gởi đến. Thầy Viên Minh đã trả lời tất cả các câu hỏi liên quan đến vấn đề học Pháp, hành Pháp. Hiện tại mục Hỏi đáp đã có khoảng hơn hai mươi ngàn câu hỏi đáp, trong đó Thầy đã chỉ ra cốt lõi của việc hành đạo, sống Thiền. Do vậy Thầy đã quyết định tạm ngưng mục Hỏi đáp trong một thời gian để có thể chuyên tâm làm các Phật sự cần thiết khác.

Vậy, nếu có nhu cầu, Quý vị có thể sử dụng mục Tìm kiếm bên dưới (gõ từ khoá) hoặc bấm vào các tag đã được gắn theo từng chủ đề để tham khảo các câu Hỏi - Đáp về vấn đề của mình hoặc tương tự.

Sadhu sadhu lành thay!

Danh mục Hỏi Đáp Phật Pháp

Ngày gửi: 05-11-2011

Câu hỏi:

Thưa Thầy.
Con có duyên lành được học giáo Pháp. Và một trong những người "bạn đạo" gần gũi nhất của con là mẹ con. Mẹ con luôn thảo luận với con về cách giải thoát khỏi những bế tắc, lạc lối của con trong cuộc sống. Con đã tranh luận với mẹ con rất nhiều và mẹ con đã có thêm một bức thư gửi con. Con thực sự phân vân. Xin Thầy cho con ý kiến để giúp con và mẹ con học đạo tốt hơn:<p>

"Ngọc Tâm, trong cơn giông tố của tâm, mẹ đã tìm cầu từ mọi nguồn để tìm sự giải thoát. Mẹ thiền theo Phật giáo vipassana, mẹ hỏi và đọc sách của Thầy Viên Minh, mẹ nói chuyện với một số bạn đạo, rồi mẹ đọc về Krishtamurni, kể cả nghe nhạc Trịnh Công Sơn... Nhưng nghĩ nhiều đến lúc đau đầu. Buông lơi một chút, mẹ hiểu, có cái gì đó rất chung giữa các đường lối giải thoát: Đó là tâm không và an vui trong giây phút hiện tại.<p>

Vì vậy, mẹ đã hứa sẽ không tự mình rơi vào - và cũng không để người khác làm mình rơi vào những lý luận, tranh biện theo cái tri kiến, định kiến và kinh nghiệm thủ cựu về đạo đức, luân lý, triết lý... mà chứa đựng sau đó đầy tham lam, si mê của bản ngã. Từ bỏ mọi tri kiến để đến với tâm không và sự an vui trong từng giây phút hiện tại. Tận hưởng những cái đẹp trong sáng và thánh thiện của cuộc sống, đó có thể là nói chuyện với con, là công việc nội trợ tầm thường, là một bản nhạc mẹ nghe vu vơ, là cảnh thiên nhiên như vẽ, là một món ăn tinh tế nào đó... tất cả là niềm vui ngọt ngào mà cuộc sống luôn mang đến cho mẹ từng giây phút cuộc đời. Cớ sao lại lạc lầm hả con? <p>

Bất cứ sự vật, hiện tượng gì cũng có hai mặt của nó. Mẹ đã phải tập nhìn thấy cả hai mặt để thấy được sự cân bằng và toàn vẹn của cuộc sống. Đó là "cái thấy thật của Pháp" theo cách nói nhà Phật hay cái "liên hệ trật tự cuộc sống" của Krishtamurni. <p>

Trong cơn bất hạnh, mẹ đi tìm những cái phao sống để xem họ đã vượt cơn nguy nan ra sao. Rồi con sẽ thấy ở các vĩ nhân, cứu cánh cho những đau khổ trần tục của họ trên hết là cái mà họ mang đến cho cuộc đời. Vậy đời người, ngoài việc học lấy những bài học, cần phải mang đến và đền đáp cho cuộc sống điều gì đó. Đó cũng chính là điểm tựa nội tại tạo nên sức mạnh của mỗi người.<p>

Nhưng mang đến cuộc đời cái gì đây? Các vĩ nhân vừa có tài năng, vừa có niềm say mê trong lĩnh vực của họ, tất yếu họ sẽ mang đến cho cuộc đời những quà tặng của riêng mình. Vậy mình mang đến cho cuộc đời này cái gì? Mình có tài năng và lòng say mê gì?. Đôi khi câu hỏi dẫn mẹ đến bế tắc, yếu đuối và dường như xa rời giáo pháp. Vậy mà trong lúc buồn nản nhất mẹ mới chợt nhận ra, món quà đó chính là NIỀM VUI. <p>

Như vậy, tài năng và nỗ lực chưa đủ để tạo ra quà tặng của cuộc sống, vì thế mới có chiến tranh, thù hận và đau khổ - trong tất cả những cái đó đều có tài năng và nỗ lực. Phải có niềm vui - niềm vui là thứ duy nhất cuộc sống cần đến, trong đó có bản thân mình.<p>

Mẹ thấy rõ hơn, đến gần với giáo pháp hơn, bởi niềm vui thì quá đỗi phong phú, nó luôn có sẵn ở mọi nơi, trong mọi vật và mọi lúc. Nó không hẳn chỉ là những kinh điển lý luận cao siêu, các công trình nghiên cứu nhân bản, các bản nhạc thánh thiện hay là những món ăn công phu... Nó là tất cả, là những nụ cười từ những điều đơn giản nhất! Vì vậy, ai cũng có thể đền đáp cuộc sống - thông qua niềm vui.<p>

Nỗ lực đền đáp cuộc sống, nỗ lực tạo nên sức mạnh nội tại của bản thân, nỗ lực tìm đến hạnh phúc chính là nỗ lực tạo ra niềm vui - mà chính là niềm vui trong giây phút hiện tại. Niềm vui ấy dành cho bản thân mình, cho người tiếp xúc với mình và lợi lạc chung cho cả chúng sinh. Ấy chính là mối liên hệ giữa mình với cõi đời này.<p>

Như vậy, hãy xa rời những lý luận, luân lý dùng để tranh biện, hãy ngừng nói về lẽ phải trái, kể cả niềm vui ngay khi chưa biết tận hưởng và mang đến niềm vui, hãy thực sự thấy niềm vui ẩn chứa trong từng việc làm, từng hành động, từng giây phút hiện tại.<p>

Thế còn nỗi buồn thì sao? Đã có vui ắt phải có buồn! Vậy thì hãy tận hưởng nỗi buồn đó một mình như một sự cân bằng cần thiết cho tâm trí, rồi nỗi buồn đó sẽ nở hoa và niềm vui lại đến. Đừng mang nỗi buồn đó ra ngoài cuộc sống. Đừng tước đoạt đi cái quyền được hiến dâng cuộc sống của mình.<p>

Hãy hát lên nếu con muốn, hãy nấu ăn đi nếu con thích, hãy lao vào làm việc đi nếu con thấy thú vị, thậm chí con có thể nhảy theo điệu nhạc bốc lửa khi cảm xúc đang trào dâng. Hãy cười lên và mọi người xung quanh con sẽ cười theo. Đó chính là quà tặng cho cuộc sống.<p>

Vậy thì đừng làm hai việc cùng một lúc, đừng để tâm trí xao nhãng khỏi thực tại. Và chớ lầm lạc giữa niềm vui với khoái lạc tham mê. Hãy dùng thiền để nhận diện điều đó. Đừng bao giờ xa rời thiền - đạo trong con phải luôn hiển lộ để giúp con tìm thấy niềm vui đích thực.<p>

Từ những niềm vui giản dị ấy, rồi con sẽ thấy, tình yêu lớn lên, vượt ra khỏi bất kỳ một cá nhân hay không gian nào. Từ những niềm vui ấy, con sẽ thấy ân cần với buồn đau. Từ những niềm vui ấy, con sẽ tìm thấy Đạo." <p>


Con xin đa tạ Thầy.
Con Ngọc Tâm

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 05-11-2011

Câu hỏi:

Thưa thầy con là phật tử mới qui y tại Tổ Đình Bửu Long. Trước đó con tìm hiểu đạo Phật chủ yếu qua mạng và con đọc khá nhiều về Thiền. Con có thực tập thiền theo Phật giáo Nguyên Thủy, Thiền Tông Việt Nam (Hòa Thượng Thích Thanh Từ), thiền của Đạo gia nhưng hiện nay vẫn chưa thấy kết quả gì mà đôi khi thấy tệ hơn nữa. Con xin thầy từ bi giúp con.

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 03-11-2011

Câu hỏi:

Thưa thầy, cho con hỏi: Chân Đế và Tục Đế là gì? Con vẫn chưa hiểu về 2 pháp đó. Mong thầy giải đáp cho con.

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 03-11-2011

Câu hỏi:

Chào thầy, con được cô Đăng (đhbk.tphcm) giới thiệu đến thầy. Hiện tại con đang muốn học thiền Minh Sát, liệu con có thể đến đâu để học? Con có thể học ở thầy không? Thầy có thể cho con lời khuyên gì về vấn đề này? Con cần một người thầy chân chính của Phật giáo. Hiện tại con đang có rất nhiều câu hỏi muốn được trả lời, không tiện nói qua đây được, nếu có cơ hội con có thể được gặp thầy giải đáp không? Con biết thầy khá bận rộn, không có nhiều thời gian, nên con sẽ không làm lãng phí thời gian của thầy! Mong thầy mở tâm từ giúp đỡ con!

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 03-11-2011

Câu hỏi:

Kính bạch thầy, <p>
- Trong cuộc sống hằng ngày con người hoạt động giao tiếp với rất nhiều sự tiếp xúc, va chạm với thực tại có thể đã và sẽ có thể con người chịu ảnh hưởng trực tiếp bởi môi trường mà người đó sống và giao tiếp. <p>
- Bạch thầy, con vốn là một tri thức trẻ, con tốt nghiệp đại học ngành kế toán và đã đi làm được gần 10 năm. Trong khoảng thời gian 4 năm trở lại đây, trong thân tâm con luôn bị xáo trộn bởi những tác động trực tiếp hoặc gián tiếp từ những giấc mộng, những giấc mộng cứ xảy ra liên tục và những giấc mộng đó trở thành hiện thực trước mặt con hoặc rất xa ở bên tận các nước ngoài trong khoảng một thời gian gần nhất sau đó (3 hôm hoặc 1 tuần sau đó). Điển hình trong một đêm con nằm ngủ mộng thầy "con đi qua một con đường vắng vẽ, nhưng khi con quay trở lại thì vô tình chân con chạm phải một cái quan tài của người chết. Đàng trước cái quan tài đó có 3 cây đèn cầy (cây nến) đang cháy rất sáng và một bát hương, con lại bưng bát hương đó đi một đoạn, rồi vía con nghĩ tại sao phải bưng bát hương của người khác đi. Thế là con quay lại để bát hương đó ngay chỗ cũ và tỉnh giấc". Qua hôm sau khoảng 4 giờ chiều con chạy xe ngay qua một con đường thì thấy rất đông người vây quanh đứng xem canh đường, con dừng xe lại và hỏi mới biết được đó là vụ "3 người đàn ông khoảng độ 34 tuổi chết dưới nước cách đó vài giờ đồng hồ". Lúc đó con nhớ lại giấc mộng tối hôm qua, chân tay con bủn rủn đứng muốn không vững vì sự trùng hợp này. Và còn rất nhiều giấc mộng đã xảy ra hiện thực như thế trước mặt con và xa tận ở nước ngoài. Tư duy con luôn bị xáo trộn vì những giấc mơ như thế.<p>
- Bạch thầy, thầy có thể vui lòng cho con một lời khuyên hữu ích. Nếu đó là sự dao động cùng tần số giữa con và thế giới tự nhiên nên con nhận thấy được qua giấc mộng thì phương pháp nào để phát huy những tiềm thức đó không? Và nếu đó là do thân tâm con đã có duyên nghiệp thì con phải làm thế nào để điều đó không tiếp diễn nữa để tâm con không còn vọng động mà chuyên lo cho gia đình và công việc. <p>
Con xin chân thành cảm ơn Thầy.

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 03-11-2011

Câu hỏi:

Thưa sư, con xem tiểu sử ngài Hộ Tông có thấy câu: "Tam thường bất túc" và câu "An trú hơi thở là an trú của các bậc Thánh". Xin thầy giảng cho con. Con xin cám ơn.

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 02-11-2011

Câu hỏi:

Kính thưa Thầy, vì sao khi con ngủ lại hay nằm mơ, mặc dù con không nghĩ đến điều đó. Ví dụ những giấc mơ thưòng thấy là: <p>
- Người ta báo mộng con chết, con sợ quá nói con chưa muốn chết rồi con bỏ chạy, có ngườì rượt đuổi theo con, con vừa chạy vừa niệm Nam-mô A-di-đà Phật. Khi nhìn lại thì thấy một đoàn người chạy theo cũng niệm theo con mà những người đó đầu cũng không tóc họ mặc đồ màu nâu. Khi con chạy được một khoảng thì gặp một tấm lưới chắn ngang con chui qua tấm lưới đó mà chạy nhưng miệng con vẫn còn niệm thì găp các vị sư mặc áo vàng ngồi hai bên đường cũng niệm A-di-đà Phật, con chạy tiếp tới con đường nhỏ lại thì con giật mình tỉnh dậy.<p>

- Ngoài ra con còn thấy nhiều giấc mơ lạ như thấy long, lân, quy phụng v.v... Xin Thầy cho biết những giấc mơ đó có ảnh hưởng gì đến con không và Thầy có cách gì giúp con ngủ yên giấc mà không nằm mơ nữa không?
Con cảm ơn Thầy.

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 01-11-2011

Câu hỏi:

Thưa Thầy, Thầy cho con hỏi việc chia tay với người yêu vì con cảm thấy yêu hạnh phúc quá ít, phần lớn chỉ là tưởng tượng mà đau khổ thì quá nhiều. Việc ấy có phải là bất thiện pháp không ạ? Đức Phật dạy rằng nếu một pháp nào mà làm khổ mình khổ người thì là bất thiện pháp, và trong trường hợp này thì đương nhiên người yêu con rất đau khổ, con cũng khổ nhưng ít ra là con còn biết là có khổ, con còn sống để thấy khổ. Nhưng nếu yêu một tình yêu dục vọng thì con sống mà chẳng ra sống nữa Thầy à.<p>
Thưa Thầy, đây là lần thứ 3 con quyết định chia tay rồi Thầy, trong tâm con luôn tin tưởng việc đoạn đứt của mình là đúng nhưng bản ngã của con cứ muốn cãi là việc làm như thế là bất thiện và nên quay về với người mình yêu. Bây giờ con vẫn còn đang khổ và chẳng thể sáng suốt, nên cũng chẳng buồn cãi lại rằng đâu là thiện, đâu là bất thiện pháp nữa. Chia tay con thấy khổ nhưng lại nhẹ tênh cả người. Mong Thầy chỉ giúp con tại sao đó không thể là bất thiện pháp được.
Con cảm ơn thầy

Chủ đề liên quan:

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 01-11-2011

Câu hỏi:

Kính thưa Thầy, cảm nhận bản thân con thấy rằng tham, sân, si thì sân là chướng ngại lớn nhất đối với con. Ví dụ như khi đối tượng xúc phạm sỉ nhục... có một khoảng thời gian để tương tác, thì tánh biết nhận diện rõ ràng sân nổi lên và giải quyết vấn đề rất tốt (trường hợp này không có bản ngã xen vào). Nhưng trong trường hợp sự việc xaảy ra quá nhanh ví dụ như khi đang ngồi uống cà phê với bạn thì anh Trưởng phòng (làm chung trong một công ty và đã có bất hòa từ trước) ở ngoài bước vào đạp đổ bàn, bưng ly cà phê tạt vào mặt, cầm ghế lên đánh mình. Bây giờ sự phản ứng là của bản ngã, tập khí huân tập, kinh nghiệm... (không có mặt của tánh biết), vì vậy những phản ứng tạo tác là vô cùng nguy hiểm. Kính xin thầy từ bi chỉ dạy làm sao để tánh biết thường hằng và giải quyết tốt các vấn đề trong cuộc sống. Con kính cúi đầu đảnh lễ Thầy.

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 01-11-2011

Câu hỏi:

Kính thưa Thầy, con xin nhờ Thầy giải thích cho con hiểu rõ hai ý sau đây:<p>
1. Tu hành có cần âm thanh, sắc tướng không?<p>
2. Quan hệ vợ chồng có gọi là tà dâm không?<p>
Con cảm ơn Thầy! Con kính chúc Thầy dồi dào sức khoẻ.

Xem Câu Trả Lời »