loading
Hỏi Đáp Phật Pháp

Thông báo:

Trong một thời gian dài, mục Hỏi Đáp Phật Pháp của trang web đã nhận được rất nhiều câu hỏi của Phật tử từ khắp nơi gởi đến. Thầy Viên Minh đã trả lời tất cả các câu hỏi liên quan đến vấn đề học Pháp, hành Pháp. Hiện tại mục Hỏi đáp đã có khoảng hơn hai mươi ngàn câu hỏi đáp, trong đó Thầy đã chỉ ra cốt lõi của việc hành đạo, sống Thiền. Do vậy Thầy đã quyết định tạm ngưng mục Hỏi đáp trong một thời gian để có thể chuyên tâm làm các Phật sự cần thiết khác.

Vậy, nếu có nhu cầu, Quý vị có thể sử dụng mục Tìm kiếm bên dưới (gõ từ khoá) hoặc bấm vào các tag đã được gắn theo từng chủ đề để tham khảo các câu Hỏi - Đáp về vấn đề của mình hoặc tương tự.

Sadhu sadhu lành thay!

Danh mục Hỏi Đáp Phật Pháp

Ngày gửi: 17-10-2012

Câu hỏi:

Tôi ở Sydney, Úc Châu, nghe giảng về "Ngày Vía Quán Thế Âm" trong năm có 3 lần: Ngày QTA đản sanh, thành đạo và nhập diệt. Xin cho biết lịch sử của 3 ngày nầy.<p>
QTA là vị Bồ tát có tính truyền thuyết, không phải nhân vật có tính lịch sử như Phật Thích Ca. Nhưng tại sau lại có 3 ngày vía như Phật Thích Ca? Đây có phải là sản phẩm hư cấu của Trung Hoa hay không?<p>
Nay kính.<p>

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 17-10-2012

Câu hỏi:

Con cảm ơn Thầy đã dành thời gian trả lời những câu hỏi, thắc mắc của con. Con đọc phần trả lời của Thầy cho các câu hỏi của những người khác cũng sáng tỏ ra nhiều điều. Tuy con chưa có duyên được gặp Thầy, nhưng cảm nhận của con là Thầy rất thông minh và uyên bác. Con kính chúc Thầy mạnh khỏe và thật nhiều điều tốt lành ạ!

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 15-10-2012

Câu hỏi:

Kính thưa Thầy!<p>
Con cám ơn Thầy đã lắng nghe và chia sẻ những suy nghĩ của con. Con có một việc thắc mắc nhờ Thầy giải thích.<p>
Chủ nhật vừa rồi con đi chợ, khi đó chợ đông người, con thấy nhiều người đi qua trước mặt, con thấy rõ hình dáng, hoạt động của họ, con thấy rõ mọi cảnh xung quanh nhưng tâm con lúc đó không có sự nhận xét, không có khái niệm đàn ông hay đàn bà, hay là khái niệm con người nữa. Lúc đó sao con chỉ thấy đó là những thực thể đang hoạt động mà thôi, và con thấy mọi thứ là giả chứ không thật. Nhất là khi con đi ngang qua một người có gương mặt trang điểm, con thấy sự giả tạo còn nhiều hơn. Lúc đó con hơi sợ vì thấy sao mình lạ quá, cứ nghĩ không biết đầu óc mình có vấn đề gì không, sau đó thì con trở lại bình thường. Xin Thầy giải thích trạng thái đó giúp con ạ. Con xin tri ân Thầy.

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 15-10-2012

Câu hỏi:

Kính bạch Thầy, thầy giải nghĩa giùm cho con hiểu:<p>
1. Từ "khẩu hành" là gì? Từ "thân hành" là gi? Từ "ý hành" là gì?<p>
2. Thế nào là Chánh niệm trong khi nói? Chánh niệm của thân? Chánh niệm của ý?<p>
3. Thực hành Chánh niệm về khẩu và ý như thế nào ạ?<p>
Con đem hết lòng thành kính cám ơn sự chỉ dạy của Thầy ạ!<p>

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 15-10-2012

Câu hỏi:

Kính thưa Thầy! <p>
Thỉnh thoảng con lại rơi vào tình trạng bất mãn, bức xúc, muốn "nổi loạn" với mọi người xung quanh. Dù vậy, trên thực tế, con vẫn kìm chế được bản thân, chưa gây ra điều gì đáng tiếc với mọi người. Con biết là cảm xúc đó rồi cũng qua đi theo vô thường, nhưng trong thời gian mà nó đang có mặt trong con, con thật sự rất mệt mỏi, khó chịu, chế ngự nó không được, quán sát nó cũng không xong, lạy Phật, tụng kinh, ngồi Thiền đều vô hiệu. Nó thường kéo dài từ 3 - 7 ngày. Xin Thầy từ bi dạy cho con cách để giải tỏa điều này!<p>

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 15-10-2012

Câu hỏi:

Thưa Thầy!
Khi Quy Y Tam bảo, đệ tử hứa nguyện đã quy y Tam Bảo thì không quy y các vị thần thánh - vốn vẫn còn trong luân hồi. Vì vậy, giờ con không đi lễ đình, đền nữa. Nhưng không biết phải ứng xử thế nào đối với bàn thờ đã lập ở nhà trước khi quy y Tam bảo. Mà thông thường, bàn thờ ở gia đình thì thường thờ ông bà tổ tiên hoặc thổ công, chúa đất. Con xin được Thầy chỉ dạy ạ. Con cảm ơn Thày!

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 15-10-2012

Câu hỏi:

Kính thưa thầy, lúc này con hay muốn biết về tương lai, nên biết ở đâu xem tử vi hay là con đi. Từ đó con bị cuốn vào vấn đề này, nó như là chất nghiện mà con biết là không tốt nhưng vẫn không thoát được ra. Con mong thầy chỉ dạy giúp con.

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 15-10-2012

Câu hỏi:

Thưa Thầy! Từ lúc con nghe Thầy giảng, và con đã nhận ra phần nào lẽ thật trong cuộc sống, nên tâm con dần chấp nhận tùy duyên thuận pháp, cũng chính từ lúc ấy cuộc sống của con gặp rất nhiều trở ngại, từ trong gia đình, đến ngoài xã hội, ồ ạt kéo đến với con, nhiều lúc làm cho con tưởng như không trở minh nổi nữa, con quan sát tâm mình, dùng tâm tình hồn nhiên của một đứa trẻ để đón nhận sự việc mà tùy duyên thuận theo pháp vận hành, nhưng con thấy tâm con có lúc đón nhận được, có lúc con thấy lo lắng lắm, mà ngay khi đó chuyện con đang lo nghĩ là cho người khác, vậy tại sao lo nghĩ cho người khác mà tâm lại bất an? Con kính mong THẦY chỉ dạy cho con, con cảm đức Thầy!

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 13-10-2012

Câu hỏi:

Kính thưa Sư!<p>
Con có đứa em trai út 18 tuổi, đang bắt đầu học cao đẳng năm thứ nhất. Em con tính tình lông bông ham chơi, thích thể hiện, ưa làm bất cứ điều gì để có tiền ăn chơi, kể cả lấy tiền của ba mẹ, lấy đồ trong nhà đem đi bán, hay nói láo để mượn được tiền mọi người quen để tiêu xài. Gần đây lại bỏ nhà ra ngoài sống với bạn bè. Ba mẹ con đã kêu về rồi lại đi, khiến ba mẹ con vô cùng khổ tâm và lo lắng!<p>
Xin Sư chỉ dạy cho gia đình con nên làm thế nào với em con? "Bỏ thì thương, mà sương thì nặng", nếu cứ bảo bọc và bỏ qua lỗi lầm cho em có cơ hội làm lại thì có khiến em con càng hư hơn không? Làm cách nào để uốn nắn lại em con quay về với điều hay lẽ phải đây thưa Sư?<p>

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 12-10-2012

Câu hỏi:

Bạch thầy, <p>
Thầy dạy con sứ mệnh lớn nhất của đời người là nhận rõ chính mình trong bối cảnh cuộc sống. Vậy làm sao để nhận rõ điều đó? Có phải khi bối cảnh sống và bản thân ta thay đổi thì nhận thức về con người ta sẽ thay đổi. Con nghĩ đời ta phải có một thể thống nhất có đúng không thầy?<p>
Con thấy cuộc sống là vô thường, không biết liệu một việc xảy đến là phúc hay họa, không biết việc làm này là đúng hay là sai. Vì thế nhiều khi con hoài nghi và tự vấn việc mình đang và sẽ làm. Vì thế con đôi khi hay luẩn quẩn trong tư tưởng.<p>

Chủ đề liên quan:

Xem Câu Trả Lời »