loading
Hỏi Đáp Phật Pháp

Thông báo:

Trong một thời gian dài, mục Hỏi Đáp Phật Pháp của trang web đã nhận được rất nhiều câu hỏi của Phật tử từ khắp nơi gởi đến. Thầy Viên Minh đã trả lời tất cả các câu hỏi liên quan đến vấn đề học Pháp, hành Pháp. Hiện tại mục Hỏi đáp đã có khoảng hơn hai mươi ngàn câu hỏi đáp, trong đó Thầy đã chỉ ra cốt lõi của việc hành đạo, sống Thiền. Do vậy Thầy đã quyết định tạm ngưng mục Hỏi đáp trong một thời gian để có thể chuyên tâm làm các Phật sự cần thiết khác.

Vậy, nếu có nhu cầu, Quý vị có thể sử dụng mục Tìm kiếm bên dưới (gõ từ khoá) hoặc bấm vào các tag đã được gắn theo từng chủ đề để tham khảo các câu Hỏi - Đáp về vấn đề của mình hoặc tương tự.

Sadhu sadhu lành thay!

Danh mục Hỏi Đáp Phật Pháp

Ngày gửi: 02-01-2014

Câu hỏi:

Thưa Thầy, <p>

Con làm nghề giáo viên, con đang có tình cảm với học trò của con, con thương sự trong sáng và hồn nhiên của bạn đó, con thấy bạn đó còn nhỏ quá và còn một tương lai phía trước nữa. Người đó có cảm nhận là con thích, và cũng có thích con, nhưng con cứ dằn vặt hoài, tâm con giao động. Con biết con sai, con muốn dứt ra nhưng sao khi gặp người đó trái tim con trở nên yếu đuối hơn, con không đủ mạnh mẽ để buông xuống. Con bất an quá Thầy ơi, con không muốn tình cảm này tiếp tục phát triển, con sợ có những hậu quả không tốt. Thầy có cách nào tư vấn cho con không ạ và con nên làm sao để buông được Thầy ạ. <p>

Con cảm ơn Thầy.

Chủ đề liên quan:

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 01-01-2014

Câu hỏi:

Thưa Thầy cho con xin hỏi, Tánh tướng thể dụng nghĩa là gì ạ?

Con xin tri ân Thầy.

Chủ đề liên quan:

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 01-01-2014

Câu hỏi:

Kính thưa Thầy, trong thiền tuệ mình có được những cảm giác hỷ, lạc hay khinh an không Thầy? Con nghe Thầy giảng đây cũng có thể là những chướng ngại trong thiền tuệ, nếu như mình bị vướng mắc vào. Con nhớ cũng có nghe thầy kể có lần thầy quét nhặt một chiếc lá mà tâm Thầy cảm thấy thật hỷ lạc, như vậy thiền tuệ cũng có lúc mang lại cho mình những trạng thái ấy, phải không thầy? Con kính xin Thầy hoan hỷ chỉ dạy thêm.

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 01-01-2014

Câu hỏi:

Con chào Thầy. Dạ thưa Thầy cho con hỏi là con muốn tìm bài kinh "Tiểu nghiệp phân biệt" bằng tiếng Anh hoặc tiếng Hán, Thầy có thể giúp con được không? (con đang học Phật giáo ở Học Viện Phật Giáo).
Con cảm ơn Thầy

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 01-01-2014

Câu hỏi:

Thưa Thầy, con có nghe qua dhamma talk của Thầy, Thầy thuyết rất dễ hiểu. Con rất thích nghe và học hỏi được rất nhiều. Con có một câu hỏi xin Thầy giải thích cho con được rõ. Con có một người bạn mà mọi người tiếp xúc ngay cả con điều biết được tánh tình người nầy không tốt. Giờ biết được một người bạn khác sắp sửa chơi với người nầy, vậy ở địa vị là người bạn thân, con có nên nói sơ về tánh tình của người nầy cho người bạn kia biết không để họ tránh? Hay là mặc kệ để bạn chơi gặp phiền não rồi biết? <p>
Con cám ơn Thầy.

Chủ đề liên quan:

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 31-12-2013

Câu hỏi:

Kính thưa Thầy cho con xin hỏi vài điều. <p>

Từ khi biết và học đạo con đã tu theo pháp môn thiền buông bỏ vọng tưởng để làm chủ tâm mình. Con đã học và nghe các Thầy Thiền Tông giảng, con học được và không khi nào có niệm cầu nguyện van xin hay tư duy hoang tưởng ảo huyền, tuy nhiên đôi lúc con cũng có ý niệm mong mình có trí tuệ sáng suốt để được thấy tánh biết và Chân Như. Thưa Thầy con thấy con càng học thì vọng tưởng càng nhiều, tham sân si con nhận biết thì con có giảm nhiều mà vọng tưởng thì vẫn còn. <p>

1) Xin Thầy chỉ dạy cho con làm sao để dứt vọng tưởng. Có dừng vọng tưởng thì trí tuệ mới sáng và tánh biết mới hiển lộ phải không thưa Thầy? "TÂM CON LUÔN KHÔNG AN, XIN THẦY CHỈ CHO CON PHÉP AN TÂM." <p>

2) Con lại có cái tánh dãi đãi Thầy ạ. Con học bất cứ việc gì con học rất nhanh và hiểu lẹ nhưng kết cuộc thì bị khựng lại, cũng như lúc con tỉnh thức thì con thấy sáng suốt, tươi vui, an lạc lạ thường. Khi con mê trở lại thì con thấy chán nản tiêu cực mà trong khi đó con không có lo toan bất cứ vấn đề gì trong sinh hoạt xã hội hay gia đình cả, không biết có phải là tập khí sâu dầy của con không thưa Thầy? <p>
Xin Thầy hoan hỷ chỉ cho con cách nào để con hết dãi đãi. Con thành thật tri ân Thầy.

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 31-12-2013

Câu hỏi:

Kính thưa Thầy! <p>
Con thấy sở dĩ con người sợ chết chỉ vì họ sợ mất đi cái ta, của ta trong suy nghĩ của họ. Vậy buông bản ngã xuống đồng nghĩa với việc không sợ chết. Để làm được việc này, ta phải có nỗ lực, nhẫn nại và cả sự can đảm rất lớn phải không ạ? <p>
Con xin cảm ơn và chúc Thầy luôn khỏe mạnh.

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 31-12-2013

Câu hỏi:

Dạ thưa thầy! "Ý thức" và "Vô thức" đều là bản ngã phải không thầy? Con thấy câu hỏi của một bạn ngày 28/12/2013 về "ON-OFF" và một bạn ngày 30/12/2013 về "kiểm soát tâm" có ý giống nhau. Đó là sự hiểu nhầm giữa hai khái niệm "ý thức" và "tánh biết", tưởng rằng "ý thức" là cái thầy gọi "tánh biết". Con thấy mình cũng đã hiểu nhầm như vậy! <p>

Cái "ý thức" vẫn là cái oang oang trong đầu, nó hay nói "mình nên làm thế này", "bây giờ mình trở về trọn vẹn trong sáng", "mình cứ nghĩ vẫn vơ, mình phải quay về thực tại"... Còn tánh biết thì "không sinh, không hữu, không tác, không thành" luôn lặng lẽ soi chiếu một cách tự nhiên mọi lúc mọi nơi kể cả lúc ngủ (vô thức)! Con hiểu về "pháp học" như vậy có đúng không hả thầy? Con chúc thầy luôn mạnh khoẻ!

Chủ đề liên quan:

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 30-12-2013

Câu hỏi:

Kính bạch Thầy, con tri ân Thầy đã chỉ giáo cho con, nay con đã hiểu được phần nào. Con nghĩ rằng con còn kẹt vào ngôn từ và dễ bị rơi vào ý thức để thấy mà không sử dụng tánh biết nên đó là cái biết của lý trí. Biết chỉ là biết, như khi mình nhìn vào một đối tượng nào thì chỉ thấy biết, không phân tích hoặc thẩm định điều gì cả, đó mới chính là tánh biết không sinh, không hữu, không tác, không thành, con hiểu như thế có đúng không Thầy? Nay con cũng hiểu tự tánh giới định tuệ như kiềng ba chân, không thể thiếu một chân nào thì mới phát huy được một cách đồng bộ, như con chim muốn bay cao thì phải có cái thân và đôi cánh phải không Thầy? <p>

Con lại rơi vào ngôn từ và ẩn dụ nữa rồi, con nghĩ con phải nghe pháp thoại Thầy giảng nhiều hơn và tiếp tục hành trì, nhưng lần này con sẽ để cho nó tự nhiên, buông xả hơn. Con kính chúc Thầy được nhiều sức khỏe.

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 30-12-2013

Câu hỏi:

Kính thưa thầy,<p>

1/ Khi con học ở trường lớp thì con học cũng khá, nhưng về mặt sáng tạo, vận dụng kiến thức vào đời sống thì con bị trở ngại, lúng túng, nhiều khi bị gọi là khờ. Con không biết là do cách dạy ở trường học, thiếu khuyến khích sự sáng tạo động não của hs-sv, hay do con. Mà giờ đây, con không áp dụng được những gì đã học vào thực tế, và bây giờ là đối với kinh sách Phật pháp, nhiều khi con gặp 1 trường hợp nào đó trong cuộc sống, con đem giáo lý ra nói 1 cách y chang, rằng trong cuốn sách đó có câu chuyện giống trường hợp này nè, rồi con kể ra y chang; nhưng lại thiếu suy xét mình có nên kể hay không, câu chuyện mình đem ra đây có ý nghĩa, bài học gì trong hoàn cảnh này, kể ra với mục đích cho người nghe, hay chỉ đơn thuần là kể theo trí nhớ và khoe kiến thức... nên nhiều khi người nghe không hoan hỷ. <p>
Con đang bị chấp pháp? Con không biết mình gỡ ra làm sao để mình sống linh hoạt và trí tuệ hơn, thưa thầy, thầy hoan hỷ nới rộng tầm nhìn cho con. Con cảm ơn thầy. <p>

2/ Điều thứ hai là con thắc mắc về ý thức, và vô thức. Con cảm thấy nhiều khi mình không ý thức, hoặc lơ là 1 chút là vô thức xảy ra, con cảm nhận dường như vô thức của con toàn là những điều tham sân si, con cảm giác giống như mình mà không ý thức thì sẽ hành động hoặc nói năng không tốt,... <p>
Mà con đọc ở đâu đó là "trí" hay hơn "thức". Hoặc là khi mà mình khai mở hoặc làm chủ được vô thức thì mình có trí tuệ cao? Có phải tu là huân tập những hạt giống lành vào "tạng thức", chuyển đổi chúng từ xấu thành tốt?
Cảm giác đôi khi mình cũng vất vả để giữ cho có ý thức. Vô sư trí là gì? Những từ này định nghĩa và liên hệ nhau như thế nào? <p>
Thầy hoan hỷ chỉ dạy cho con về ý thức và vô thức, và những gì cần biết cho việc tu tập và nhìn nhận đúng vấn đề. Con cám ơn thầy.
Con chúc thầy nhiều sức khỏe.

Xem Câu Trả Lời »