loading
Hỏi Đáp Phật Pháp

Thông báo:

Trong một thời gian dài, mục Hỏi Đáp Phật Pháp của trang web đã nhận được rất nhiều câu hỏi của Phật tử từ khắp nơi gởi đến. Thầy Viên Minh đã trả lời tất cả các câu hỏi liên quan đến vấn đề học Pháp, hành Pháp. Hiện tại mục Hỏi đáp đã có khoảng hơn hai mươi ngàn câu hỏi đáp, trong đó Thầy đã chỉ ra cốt lõi của việc hành đạo, sống Thiền. Do vậy Thầy đã quyết định tạm ngưng mục Hỏi đáp trong một thời gian để có thể chuyên tâm làm các Phật sự cần thiết khác.

Vậy, nếu có nhu cầu, Quý vị có thể sử dụng mục Tìm kiếm bên dưới (gõ từ khoá) hoặc bấm vào các tag đã được gắn theo từng chủ đề để tham khảo các câu Hỏi - Đáp về vấn đề của mình hoặc tương tự.

Sadhu sadhu lành thay!

Danh mục Hỏi Đáp Phật Pháp

Ngày gửi: 05-01-2014

Câu hỏi:

Thưa Thầy, con đọc bài thơ Nhớ Thầy của tác giả Minh Quang mà con cảm thấy xúc động quá. Con xin đảnh lễ Thầy. Con nguyện cho thân tâm Thầy thường an lạc. Những lời Thầy dạy con luôn ghi nhớ và cố gắng điều chỉnh mình với kim chỉ nam là Xả ly, ly tham, đoạn diệt, chánh trí, giác ngộ, Niết-bàn.

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 05-01-2014

Câu hỏi:

Thưa Thầy, vì vô minh con đã xúc phạm đến một vị sư. Và sau đó con có sự hối hận muốn sám hối lỗi lầm của con nhưng con không dám gặp vị đó. Tăng là người đại diện cho Tăng Bảo, vậy con có thể đến sám hối lỗi lầm của con với vị cao Tăng nào khác không ạ? Hay là phải trực tiếp với vị đó? Xin Thầy chỉ dẫn con.
Con xin cám ơn Thầy.

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 05-01-2014

Câu hỏi:

Kính thưa Thầy! con xin trình bày sự hiểu pháp của con: <p>
Trường hợp 1: Khi vô sự thì lúc ấy tâm biểu hiện như thế nào thì tánh biết thấy như thế ấy. <p>

Trường hợp 2: Khi hữu sự thì tánh biết biểu hiện thành “thận trọng chú tâm quan sát” cụ thể hơn là tánh biết sẽ biểu hiện qua tư duy, phân tích, liên tưởng… để xử lý công việc, nhưng vì nhờ người đó đã học hiểu về các pháp giới định tuệ chế định nên phần lớn sẽ biết rõ cái nào đúng sai nên "tư duy - phân tích - liên tưởng” này không bị lôi cuốn theo chiều hướng của bản ngã ảo tưởng. Lúc này tánh biết trở thành tánh tư duy - tánh phân tích - tánh liên tưởng ứng ra thành hành động một cách thuận pháp dần dần. <p>

Như vậy, "nếu như nghe ồn ào mà con khởi tâm ưa thích thì tánh biết thấy là tâm có khởi ưa thích theo duyên ấy", hoặc tâm con đang tư duy thì tánh biết thấy là tâm có khởi lên tư duy… thái độ này chỉ xuất hiện trong trường hợp 1 thôi phải không Thầy? Vì ở trường hợp 2, tánh biết đã trở thành tánh tư duy, tánh phân tích theo như lý tác ý rồi? Bởi trong trường hợp 2 này nếu mà “con biết tâm con đang khởi lên tư duy” thì tâm tư duy của con lập tức dừng lại một nhịp (một vài giây) để nhường cho tánh biết thấy tâm tư duy phải không Thầy? <p>

Cả một ngày trừ thời gian ngủ, hành trì và giải lao ra, hầu như con đều nằm trong trường hợp 2, con ứng dụng như vậy có đúng hay không, con nhận diện tánh biết như vậy có toàn diện chưa, kính mong Thầy khai thị.

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 05-01-2014

Câu hỏi:

Thưa Thầy, con nghe Thầy thường khuyên chúng con nên trở về lắng nghe lại chính mình? Như vậy nghĩa là sao ạ? Khi trở về lắng nghe lại chính mình, điều nầy có thể ứng dụng ở bất cứ nơi nào và ở bất cứ oai nghi nào có phải không Thầy? Ví dụ, con đang sống yên ổn bỗng nhiên có một nhóm người kéo đến nói chuyện cười giỡn ồn ào dưới lầu, lúc đó tâm bình yên của con bị biến mất, tuy con không xuống hòa nhập với họ nhưng tâm con cũng chạy theo sinh hoạt của họ, trong tình huống nầy con phải trở về lắng nghe lại chính mình như thế nào? Xin Thầy chỉ dạy cho con. <p>
Con xin cám ơn Thầy.

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 04-01-2014

Câu hỏi:

Thưa Thầy! Giả sử một người nghiện thuốc phiện, dù người ấy có ý thức về tác hại của việc nghiện hút này nhưng vẫn không thể nào từ bỏ được. Theo con thì cái nhận thức hay sự quán chiếu về tác hại và sự đam mê này không thật sự sâu sắc, sáng tỏ đủ để người này dứt ra khỏi thói quen xấu. Vậy sự quán chiếu sâu sắc để dẫn tới hành động là vô cùng quan trọng. <p>
Và vì vậy con thấy đối với những ai khi chưa có được cái bản lĩnh quán chiếu này thì cho dù có chánh niệm cũng không mang lại ích lợi gì hết. Tham vẫn hoàn tham, si vẫn hoàn si... <p>
Chúng con là những người căn cơ không giống nhau, trình độ tu tập còn yếu kém, vọng tưởng còn quá nhiều, không thể chỉ dùng mỗi cái nguyên lý "chỉ cần có chánh niệm, hay trong thấy chỉ có thấy..." mà Thầy nêu ra. Cái chúng con mong Thầy chỉ dạy là những phương pháp. Dù con biết đó vẫn là những tham muốn, nhưng nếu như không có những tham muốn như vầy thì ngay như bản thân con đây có lẽ vẫn chưa biết đến Phật và đạo pháp, và vẫn chẳng có được sự chuyển hóa tốt đẹp nào trong cuộc đời. <p>
Mong Thầy sẽ hiểu hơn cho tâm tư của chúng con trong những câu hỏi. Con chúc Thầy thân tâm luôn an lạc.

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 04-01-2014

Câu hỏi:

Thưa Thầy, trong phần thực hành con thực tập như thế nầy, mỗi khi phiền não khởi sanh con ghi nhận phiền não, phiền não... đôi ba lần rồi trở về hơi thở, con cảm thấy như vậy chưa đủ để loại trừ phiền não, vì mỗi khi thấy nó là chạy về hơi thở ẩn núp không làm gì nó hết thì làm sao nó mất được. Cho nên con nghĩ là nên đặt câu hỏi tại sau phiền não đến, nó đến như thế nào và gây tai hại gì cho mình? Khi con đặt câu hỏi như vậy thì trong tâm con sẽ có câu trả lời. Khi tâm biết câu trả lời là con đã có chánh niệm. Và khi có chánh niệm thì mới diệt được phiền não phải không thưa Thầy? Cho nên trong đời sống hàng ngày con thường đặt câu hỏi nhiều lắm để thấy được cái động lực đằng sau xúi con làm việc nầy điều kia. Khi thấy được cái nhân v.v... thì mình đã có chánh niệm rồi. Con thực tập thấy như vậy không biết có đúng không xin Thầy chỉ dạy con thêm. <p>
Con xin cám ơn Thầy.

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 04-01-2014

Câu hỏi:

Kính thưa Thầy, xin Thầy chỉ dạy thêm về vấn đề làm sao để thấy ra hết bản chất thật của tham ái?

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 04-01-2014

Câu hỏi:

Kính thưa Thầy!
Con hiểu nhận thức đúng là buông bỏ thái độ chủ quan lăng xăng tạo tác của bản ngã. Nhưng tham sân si cũng là pháp, nếu nóng vội buông bản ngã lại rơi vào cái bẫy muốn dẹp bỏ pháp. Vậy buông thái độ chủ quan phải tự nhiên phải không Thầy? Con xin cám ơn.

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 04-01-2014

Câu hỏi:

Kính bạch thầy, con thường theo dõi mục hỏi đáp và các bài giảng của thầy, nhờ vậy mà con gỡ bỏ được rất nhiều những trói buộc về nhận thức giác ngộ. Có một số điểm con còn băn khoăn, xin thầy từ bi chỉ dạy: <p>
1. Phật thường nhắc đến KHỔ. Vậy KHỔ trong KHỔ ĐẾ và trong "VÔ THƯỜNG - KHỔ - VÔ NGÃ" có gì giống và khác nhau hay không? <p>
2. Con có nghe một vị giảng về Phật ngôn: "Tất cả các pháp hữu vi đều vô thường". Theo vị đó thì, pháp hữu vi là tất cả các hoạt động như đi, đứng, ăn, mặc... Theo con hiểu thì tất cả mọi pháp xuất phát từ động cơ hữu ngã thì là pháp hữu vi. Nếu không có bản ngã phía sau thì là pháp vô vi. Con không rõ con hiểu như vậy có đúng không ạ. <p>
Con thành kính đảnh lễ thầy, mong chư thiên hộ trì thầy luôn dồi dào sức khỏe ạ.

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 04-01-2014

Câu hỏi:

Thưa Thầy, con kính chúc Thầy một năm mới sức khỏe để hướng dẫn các đệ tử đi đúng theo đường Đức Phật dạy. Con có một điều muốn xin Thầy cho con ý kiến: <p>
Khi con làm việc với một người xấu, thực tình mình chẳng làm cái gì cho họ tổn hại, nhưng họ lại nói những lời gây tổn thương mình hoài. Con đọc được cuốn sách Thư Thầy trò, con hiểu được mình phải nhẫn nhịn, nhưng càng nhịn thi họ cứ muốn làm tới thêm. Có lúc không kìm nén được con cũng có nói xiên nói xỏ lại cho đỡ bực bội, cho dù con biết đó là không đúng, nhưng con khó mà nhịn hoài được. Bây giờ con phải làm sao thưa Thầy? Như vậy là con đã bị sân si, mà một người Phật tử không được sân si như vậy.

Xem Câu Trả Lời »