loading
Hỏi Đáp Phật Pháp

Thông báo:

Trong một thời gian dài, mục Hỏi Đáp Phật Pháp của trang web đã nhận được rất nhiều câu hỏi của Phật tử từ khắp nơi gởi đến. Thầy Viên Minh đã trả lời tất cả các câu hỏi liên quan đến vấn đề học Pháp, hành Pháp. Hiện tại mục Hỏi đáp đã có khoảng hơn hai mươi ngàn câu hỏi đáp, trong đó Thầy đã chỉ ra cốt lõi của việc hành đạo, sống Thiền. Do vậy Thầy đã quyết định tạm ngưng mục Hỏi đáp trong một thời gian để có thể chuyên tâm làm các Phật sự cần thiết khác.

Vậy, nếu có nhu cầu, Quý vị có thể sử dụng mục Tìm kiếm bên dưới (gõ từ khoá) hoặc bấm vào các tag đã được gắn theo từng chủ đề để tham khảo các câu Hỏi - Đáp về vấn đề của mình hoặc tương tự.

Sadhu sadhu lành thay!

Danh mục Hỏi Đáp Phật Pháp

Ngày gửi: 30-03-2014

Câu hỏi:

Thưa thầy, <p>
Con có giác quan rất thính, nhưng đó là nỗi khổ của con, vì nó làm con không thể ngủ được khi có tiếng động gì dù rất nhỏ vẫn làm con bị tỉnh giấc bất ngờ. Con đã đọc qua câu trả lời của thầy cho một bạn có câu hỏi tương tự, nhưng con vẫn không thể đưa tánh nghe quay vào bên trong được vì tiếng động đó quá bất ngờ. Xin thầy cho con lời khuyên. <p>

Còn một việc nữa con cũng cảm thấy bế tắc trong chuyện thực hành là, khi mình để cho tâm sân của mình cứ bộc phát để quan sát mà không kềm nén thì tâm sân ấy lại quá dữ dội, kinh khủng và để lại hậu quả khó lường. Như vậy, thật ra để cho các tâm cứ thế sanh khởi để quan sát là nên hay không nên? Xin thầy dạy con cách thực hành đúng đắn vì có những lúc khó mà quan sát một cách trong sáng được. <p>
Con kính tạ ân thầy đã chỉ dẫn con đường tu tập cho con! Con xin chúc thầy những điều tốt đẹp nhất!

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 30-03-2014

Câu hỏi:

Con kính bạch Thầy, mong Thầy hoan hỉ chỉ dạy cho con phương pháp tu tập, tập thiền.
Con xin Thầy chỉ dạy.

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 30-03-2014

Câu hỏi:

Kính bạch Hòa Thượng. <p>
Con xin chân thành cám ơn Hòa Thượng đã giảng giải, hướng dẫn, chỉ dạy cho con bằng Pháp thoại, tác phẩm cùng những câu hỏi đáp của chư Huynh Đệ trên trang nhà TTHT. Thực là duyên lành đối với con, cầu mong các Huynh Đệ khác khi đi tìm Chánh pháp cũng gặp được nơi đây để sống An lành và hạnh phúc. <p>
Sáng nay sau giờ ngồi thiền buổi sáng con rất hoan hỷ nên có cảm hứng vài hàng: <p>

Viên quang thông pháp giới <p>
Minh tuệ chiếu trần sa <p>
Bồ-đề tâm như thị, <p>
Tát-đỏa ta-bà-ha <p>

Một lần nữa con xin chân thành đảnh lễ Hòa Thượng.

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 29-03-2014

Câu hỏi:

Kính thưa thầy, con không biết như thế nào là tầm tứ rồi cần phải diệt tầm tứ là sao. Có phải trạng thái 'nhất tâm' là không vọng niệm sanh diệt mà vẫn biết? Xin thầy chỉ rõ cho con.

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 29-03-2014

Câu hỏi:

Con muốn đọc bài "Bốn nguyên tắc trong triết lý Ấn Độ" thì tìm ở đâu? Thầy cho con xin đường link với ạ. <p>
Con cảm ơn thầy.

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 28-03-2014

Câu hỏi:

Kính bạch Thầy, con đã nhận được câu trả lời cho mình, rất rõ ràng, trong "Thiền Phật giáo: nguyên thủy và phát triển" phần "thiền vipassana và thiền tông", con kính tri ân Thầy.

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 28-03-2014

Câu hỏi:

Con chào thầy ạ. <p>
Khi đối mặt với ngoại cảnh, đối mặt với pháp trần, đối mặt với sắc thân... mọi chuyện cứ diễn ra vậy, mà tâm con cứ bình thản như không, vui, buồn, giận, tức. Con ví như khi người khác tác động vào mình mà mình giận, vui, buồn, khổ, bình thường thì với người không có định lực, không có tuệ thì sẽ bị dính mắc vào đó, và người đó mệt mỏi, hưng phấn, buồn rầu, chán nản, suy nghĩ liên miên... 1 thời gian dài hoặc ngắn tuỳ vào diễn biến của ngoại cảnh hoặc sắc thân, hoặc pháp trần. <p>
Còn người tu tập thì giận đến, vui đến, buồn đến, khổ chỉ 1 thời gian rất ngắn rồi lại trở lại trạng thái an vui, trong sáng rỗng lặng trong nội tâm, như vậy có đúng không thưa thầy? Và nếu so sánh giữa người tu và người không tu, nếu cùng 1 sự việc diễn ra thì người tu sẽ sớm trở lại trạng thái bình thường, còn người không tu sẽ dính mắc lâu hơn người tu đúng không ạ? <p>
Và đạo có phải là mọi chuyện đến rồi đi và dù mình có dùng sắc thân, ngoại cảnh, pháp trần thì đó cũng là do bên ngoài, bên trong tác động vào mình. Có thể làm mình tức, hoặc vui, hoặc buồn, hoặc giận thì cũng chỉ là ở dưới cái trong sáng bên trong mình. <p>
Và theo ý con thì khi đã quay trở về với cái tính biết của mình thì mọi chuyện đến rồi đi cũng tùy ý dù mình giận, buồn, vui, thì cũng như là không, tức cũng trong sáng, vui cũng trong sáng, buồn cũng trong sáng, khổ cũng trong sáng. <p>
Còn nếu mình hướng ra do mình chủ động thì nếu việc gì mình cần làm thì tâm mình dính vào việc làm đó 1 cách nhập tâm nhất và chỉ có việc làm mà cần sử dụng đến suy nghĩ, và cái suy nghĩ đó cũng nằm trong sự trong sáng, không làm cho tâm mình cảm giác dính vào đó lâu. Ví như cứ có năng lượng bên ngoài, bên trong thì nó cứ tạo tác mà mình vẫn trong sáng, sau đó nó hết thì mình cũng biết nó hết. <p>
Thưa thầy con dùng từ ngữ tả cũng chưa được sát cho lắm, không biết có đúng không ạ? Và con mong thầy chỉ cho con ạ. Con cảm ơn thầy.

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 28-03-2014

Câu hỏi:

Con kính thưa Thầy, con xin hỏi Phật tử gởi câu hỏi trong ngày 27/3/2014 là tìm ở đâu để nghe được bài "Tâm - Sử dụng tâm" ạ? Con thật sự vui mừng cho những Phật tử nhờ nghe pháp của Thầy mà giác ngộ được bài học hoàn hảo của pháp trong đời sống. Con cầu mong một ngày gần đây con có thể học hỏi được bài học của chính mình, trở về hoàn toàn với tánh biết rỗng lặng trong sáng dù trong một khoảnh khắc ngắn ngủi. Con tri ân Thầy.

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 28-03-2014

Câu hỏi:

Thưa Thầy, có phải các cõi Trời cũng như cõi Cực Lạc (nếu có) thì rất khó tu tập giải thoát. Vì chỉ có những hoàn cảnh thuận lợi tốt đẹp mà thiếu sự khổ (già, bệnh, chết, những điều trái ý nghịch lòng...) nên khó diệt được tâm tham ái và không học hỏi ra được bài học của chính mình. Có phải vậy không, thưa Thầy? Con cám ơn thầy.

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 27-03-2014

Câu hỏi:

Nhân duyên cho con nghe bài Pháp thoại: "Tâm - Sử dụng tâm" (Melbourne/2013 ngày thứ 2). Cũng do duyên con chợt hiểu ra rất nhiều điều. Giờ thì con không còn thắc mắc tại sao sư ông không gỡ rối và giúp chúng con giải bài toán khổ của đời mình. Đó là do con không dám đối diện với sự thực, con toàn giải quyết theo phàm tục nên con gặp toàn chuyện phàm tục thôi. Cũng vì niềm tin con không trọn vẹn nơi Tam bảo nên nghe pháp mà con mãi chưa giác ngộ ra cái toàn hảo kỳ diệu của Pháp Bảo. Đúng là pháp đã hoàn hảo nơi mỗi người. Con sinh ra là một nguyên bản, vậy mà con cứ tìm cầu để được như bản sao của ai đó. Cái ta ảo tưởng đưa con đi luân hồi quá lâu. Tâm làm chủ, tâm tạo tác tất cả. Trước kia con cứ tưởng con hiền lành, nhưng khi hiểu ra con thấy tâm con có quá nhiều bất thiện, con thấy trong tâm con có con quỷ. <p>
Đêm nay con cảm nhận hạnh phúc đích thực sư ông ạ, cho nên con cảm thấy nhẹ nhàng, không còn trách mình, trách người, trách đời nữa. Đúng là trong cái bất toàn đã có cái hoàn toàn. Giờ thì con chân thành cám ơn những người đã làm con đau khổ, nhờ họ mà con mới giác ngộ ra được. Món nợ lớn nhất đời người là tình cảm, mà con đã phải khổ sở đủ kiểu không thể diễn tả để trả món nợ đó. <p>

Con chỉ diễn tả cảm nhận chân thật và mộc mạc của con như là trình pháp trước sư ông và quý sư đại diện cho ngôi thứ 3 Tam bảo. Thành kính tri ân sư ông và quý sư, con thật may mắn khi được thân cận các vị thiện tri thức và được theo chánh pháp. Con cũng cám ơn chồng vì đã bỏ rơi con để con có thời gian chiêm nghiệm và học hỏi pháp. Đúng là cái gì cũng có hai mặt của nó. Con chấp nhận sự bất toàn của đời sống rồi sư ông ạ.

Xem Câu Trả Lời »