loading
Hỏi Đáp Phật Pháp

Thông báo:

Trong một thời gian dài, mục Hỏi Đáp Phật Pháp của trang web đã nhận được rất nhiều câu hỏi của Phật tử từ khắp nơi gởi đến. Thầy Viên Minh đã trả lời tất cả các câu hỏi liên quan đến vấn đề học Pháp, hành Pháp. Hiện tại mục Hỏi đáp đã có khoảng hơn hai mươi ngàn câu hỏi đáp, trong đó Thầy đã chỉ ra cốt lõi của việc hành đạo, sống Thiền. Do vậy Thầy đã quyết định tạm ngưng mục Hỏi đáp trong một thời gian để có thể chuyên tâm làm các Phật sự cần thiết khác.

Vậy, nếu có nhu cầu, Quý vị có thể sử dụng mục Tìm kiếm bên dưới (gõ từ khoá) hoặc bấm vào các tag đã được gắn theo từng chủ đề để tham khảo các câu Hỏi - Đáp về vấn đề của mình hoặc tương tự.

Sadhu sadhu lành thay!

Danh mục Hỏi Đáp Phật Pháp

Ngày gửi: 21-04-2014

Câu hỏi:

Kính bạch Thầy, con cám ơn Thầy đã trả lời ngay cho con. Thầy cho con xin mỗi thứ 2 cuốn, con giữ cho mình 1 bộ, khi nào thắc mắc là tự tra tìm để thực tập, bộ kia con sẽ trao cho chùa để các huynh đệ khác nếu muốn tìm hiểu sẽ có đủ tài liệu để thực tập. Sau đây Thầy cho con hỏi: <p>
- Có 1 sư cô giáo thọ nghe con kể về những gì con đã học học được từ Thầy về Vipassana, sư cô hỏi con, trong thiền Tứ niệm xứ, niệm thân, niệm thọ, niệm tâm thì sư cô hiểu, nhưng niệm pháp thì sư cô chưa rõ lắm, vậy con hiểu thế nào. <p>
Con có trả lời sư cô là tốt nhất Sư cô vào trang web hỏi Thầy. <p>
Tuy vậy, con cũng có trả lời theo những gì con đã nghe Thầy giảng, con xin trình ra đây để Thầy xem con nói đúng không. <p>
Thân thọ tâm là một chuỗi vận hành. Khi niệm riêng từng phần một thời gian thì tự mỗi hành giả sẽ cảm nhận sự vận hành tương tác giữa thân thọ và tâm, đó là niệm pháp, mọi thứ đều là diễn biến của pháp, hoặc luân hồi sanh tử, hoặc Niết-bàn (vì vậy mà các trường thiền chỉ hướng dẫn niệm thân thọ tâm chứ không nói niệm pháp). <p>
Con kính Thầy chỉ giáo thêm.

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 21-04-2014

Câu hỏi:

Kinh bach THAY, sau nhung nam thuc tap THIEN theo Lang Mai va Truc Lam con van con nhung thac mac. <p>
Con vua khoi nghi muon tim hieu ve THIEN Vipassana, chi vai ngay sau do, 1 Su Co Giao Tho o TV Linh Chieu da cho Con 1 USB voi nhung bai giang cua Thay. Con da nghe trong Chanh Niem Tinh Giac, nghe di nghe lai nhieu lan! Cang nghe cang tham sau va dang thuc tap tot. <p>
Con viet nhung dong nay: <p>
- Truoc la de noi loi TRI AN doi voi Thay! Nho Thay giang ma con biet duoc Thien Vipassana dung dan, cac Phap mon ma con da thuc tap! Tanh BIET va PHAP dang tu van hanh day du. <p>
- Sau la con kinh xin Thay cho biet lam sao de con co duoc 2 quyen sach cua Thay: THUC TAI HIEN TIEN va SONG TRONG HIEN TAI. <p>
Con rat tam dac khi doc, ma con bi can thi rat nang (9 do) moi lan con doc sach trong Internet rat dau mat! Con khong biet tim mua sach o dau? <p>
Con da o Duc lau qua nen viet tieng Viet khong ranh, kinh mong Thay thong cam cho. Con kinh chao Thay.

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 21-04-2014

Câu hỏi:

May mắn con được theo học đạo sư ông, cũng đã học nhiều khoá rồi mà giờ con nhận ra là càng ngày con thấy con sống sai quá nhưng con không buồn. Tâm con bây giờ là dù ngày mai có ra sao thì tâm con cũng chẳng sao. Giờ con cười bù lúc khóc nhiều. Con cứ là khúc gỗ nhẹ trôi theo dòng thôi, con không là gì to lớn cả.

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 20-04-2014

Câu hỏi:

Kính thưa thầy phần lớn bức thư con gửi thầy đã trả lời. Tuy nhiên vẫn còn những điều con chưa rõ: <p>
- Đạo Phật vốn rất rõ ràng, rõ như một ngành khoa học. Nếu ai theo đúng cách mà đức Phật đã hướng dẫn thì sẽ đến nơi ngài đã đến. Vậy xin thầy cho con biết trong đời này có ai theo lời Phật, Chư tổ dạy mà đã đến nơi tâm thái mà các ngài đến chưa? <p>
- Con đã đọc nhiều tác giả như kinh của Phật Thích Ca, Pháp Bảo Đàn kinh, những sách bài giảng của tác giả Osho, Krisnamurti, Eckhart tolle, Duy Tuệ, Tuệ Hải. Mỗi tác giả đều giúp con giải toả một vài vấn đề chưa rõ. Nhưng trong mỗi tác giả đều chưa thoả mãn cho con vài điểm. Con nghĩ đến những hành giả như con, thực tâm muốn tìm đạo, thì thực là vấn đề khó, vì giữa rừng kinh luận nhiều vô kể phải đọc sách, kinh nào, từ đâu. Giữa quá nhiều tác giả phải nương dựa vào tác giả nào. Hay phải như Phật nói, phải tựa vào chính mình. Nhưng tựa vào mình, thì mình có nhiều điểm chưa đúng, như vậy có phải chăng? Riêng con tin rằng, bên ngoài mình còn có những lực vô hình, không biết gọi bằng gì. Nhưng theo con họ vẫn theo tất cả mọi chúng sinh, trong đó có con. Họ giúp con tiếp xúc từng người, từng sách, từng bạn hữu, từng hoàn cảnh để dần dần con biết được đâu là con đường để trở về quê cũ. Nếu đúng vậy hôm nay có duyên gặp thầy xin thầy khai ngộ cho con. <p>
- Chân thành cảm ơn thầy đã có những nhận xét về con. Nhưng con tự nghĩ mình vẫn loay hoay mãi mà còn đứng ngoài cửa rào. <p>
- Với lòng thật tâm muốn tìm lại và sống với Phật tánh, bản tánh vốn có, xin thầy hướng dẫn cho con qua email hoặc thầy cho con cơ hội để tiếp xúc với thầy học hỏi ở thầy, những kinh nghiệm mà thầy đã đi trên đường đạo để bây giờ thầy được như ngày hôm nay. Con chân thành cảm ơn thầy. Chúc thầy nhiều sức khỏe để giúp đỡ mọi người theo như ý nguyện của thầy. Con.

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 20-04-2014

Câu hỏi:

Thưa thầy, bây giờ con quên hết để sống, chỉ có sống thôi, sống mà không cần chuẩn bị trước điều gì cả. Tất cả để Pháp lo, việc duy nhất của mình là chỉ học hỏi từ Pháp thôi.

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 19-04-2014

Câu hỏi:

Kính Thầy, trong lúc con bối rối không biết làm sao thì một người bạn cho con một chỉ dẫn là hãy nói với Thầy, Thầy sẽ có lời giải đáp cho con. Con không dạy nổi con trai của con, năm nay cháu thi lại đại học, nhưng tâm trí cháu không tập trung, nói dối con là đi học nhưng không đến lớp. Cháu xin ngủ qua đêm ở nhà bạn, con không cho nhưng cháu vẫn cứ đi. Con đã cố gắng không nổi giận nhưng cháu không tỏ ra biết lỗi và nhiều nhiều những điều tương tự làm con rối bời. Con xin Thầy cho con một giải pháp để con giúp cháu khỏi lầm đường lạc lỗi. Con xin cảm ơn Thầy.

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 19-04-2014

Câu hỏi:

Kính bạch sư ông, <p>
Con xin thành tâm cảm tạ sư ông đã từ bi chỉ dạy con qua câu trả lời ngày 16-4. Thưa sư ông, dù hôm đó con - với một tâm trạng băn khoăn và bối rối (có lẽ là do thiếu chánh niệm) đã hỏi sư ông về việc ra một quyết định. Nhưng con đã đọc qua nhiều câu hỏi trên mục hỏi đáp và con cũng cảm nhận được, sư ông sẽ không ra một quyết định giúp Phật tử bao giờ. Theo con nghĩ, bởi lẽ sư ông tự tại trong tỉnh giác sẽ thấy rằng vấn đề không phải là quyết định như thế nào mà là sự phân vân, hoài nghi của bản ngã. Ngay khi đó là vô minh thì tìm cách giải quyết vô minh lại càng đi xa trong sự mê mờ. <p>

Khi tâm con rỗng lặng tự nhiên, con thấy trong các oai nghi: đi, đứng, nằm, ngồi, thấy, nghe... dù vắng mặt cái tôi thì vẫn được thực hiện chính xác và hoàn hảo. Có thể đối với con hoặc một số Phật tử mới hiểu đạo, sự băn khoăn để đưa lý vào sự là không thể tránh khỏi trong cuộc sống. Và con phát hiện ra khi con muốn áp dụng những nguyên lý học được vào cuộc sống là đã có bản ngã xen vào làm mất đi sự trôi chảy tự nhiên của pháp. Nói đến đây con chợt nhớ đến điều sư ông từng dạy: "thật ra thì chỉ có pháp tự tu, chứ không có ai tu cả". Nếu con chỉ giữ tâm trong sáng, rỗng lặng, chánh niệm, tỉnh giác trong hành động thì khi đó dù ra quyết định gì đi nữa cũng là ứng với điều kiện ngoại duyên mà làm. Và khi đó thì con không còn nhớ được những điều sư ông dạy nữa, không nhớ đến Phật, Thánh hay nguyên lý nào để dựa vào nữa. <p>

Ví dụ khi con nghe tiếng nước chảy, khi đó dù không có cái tôi tính toán đúng sai, nên hay không nên, con vẫn biết và hành động ứng ra lập tức là đi vào kiểm tra để khóa nước lại. Hoặc giả trong cuộc sống, khi những ngoại duyên đưa đến khiến tâm phải đưa ra quyết định để giải quyết thì cứ ngay đó mà làm một cách khách quan. Nếu như ngay đó mà dừng lại suy tư, tính toán, kẹt giữa đúng sai thì dù ra quyết định gì đi nữa cũng sai với pháp đang vận hành tự nhiên. <p>

Thưa sư ông, vậy có phải chỉ cần chánh niệm để nhận ra cái tôi ảo tưởng khi nó bắt đầu bép xép muốn xen vào thôi? Còn hành động hay quyết định thế nào cứ để cho tánh biết ứng ra hồn nhiên là được? Và hãy tin vào quyết định hồn nhiên, khách quan khi chưa có bản ngã xen vào nghĩ đúng nghĩ sai của tánh biết, vì tánh biết hoàn toàn có khả năng giải quyết mọi vẫn đề của pháp, không phải đúng nhất mà là phù hợp nhất tại thời điểm đó? <p>

Còn một điểm nữa là tánh biết khi ứng ra giải quyết hay hành động thì đó là hậu đắc trí (vì đã hàm chứa kinh nghiệm, kiến thức tích lũy được). Vì con thấy nếu một em bé chưa hiểu gì thì khi nghe tiếng nước chảy sẽ không tự biết đi tìm vòi nước để khóa lại. Điều này chỉ được học và tích lũy trong vô thức như một kinh nghiệm và khi cần sẽ tự ứng ra. Còn khi không có gì để hành động hay giải quyết thì tánh biết sẽ trở về trạng thái rỗng lặng, trong sáng tự nhiên của vô sư trí? Nếu dùng khái niệm để nói thì vô sư trí là thể, còn hậu đắc trí là dụng; chúng không một mà cũng không khác. <p>

Con xin cung kính đảnh lễ sư ông. Xin sư ông từ bi khai thị thêm cho con!

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 18-04-2014

Câu hỏi:

I have a question for you, I am very stressful person who always feels guilty no matter what I do. I am very hard on myself and don't know how to fix it. I want to please everyone in my life and I always try but I fail. I feel guilty. School stresses me. I want to succeed in life, make my family proud, but I disappoint. what can I do?

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 18-04-2014

Câu hỏi:

Kính Bạch Hòa Thượng.
Con vô cùng vinh hạnh và vui mừng khi được Ngài cho con gọi Ngài bang Thầy, mà từ lâu con hằng ao ước. <p>
Thầy biết không, may mắn thay con biết được Đạo Phật từ rất sớm vào lúc con chỉ mới khoãng 12 hoặc 13 tuổi. Lúc còn rất nhỏ, khi có dung cụ gì: bút chì, nhánh cây hoặc viên phấn con hay vẽ hình tượng Phật nhưng theo mô hình vẽ Phật Nguyên Thủy. Lúc đó con hay theo các bạn vào làm công quả ở Chùa. <p>
Một ngày kia khi dang ở chùa công quả, vào một buổi chiều trời mưa tầm tã, không biết làm gì con bắt chước ngồi thiền (thực ra không ai chỉ dạy cho con cả) nhưng lạ lùng thay con có cảm giác hỷ lạc vô cùng. Từ đó trong tâm con ước ao được đi tu, nhưng Cha Mẹ con không cho, duy chỉ có Bà Ngoại con là ưng thuận và rồi con quyết chí xuất gia, lúc ấy ngay cả bộ đồ tu sĩ con cũng không có, chỉ được Bà Ngoại con cho con một áo nâu mà Bà để dành dưỡng già. Thế là con được làm Tu sĩ lúc đó con được 14 tuổi. <p>
Người Thầy đầu tiên của con lúc đó là một Tu sĩ nhưng Ngài lại có phần âm theo dựa, Ngài không biết chữ. Sau một năm con được thọ giới Sa di, lúc đó con xem quyễn Qui Sơn Cảnh sách quyết học và thực hành theo các oai nghi trong đó, nhưng Ngài không ưng ý lắm, tính cách của Ngài lúc đó thất thường hay đánh, chửi huynh đệ các con. Khi hay tin đó, Mẫu Thân con khuyên con nên xin đi nơi khác tu. <p>
Cũng từ đó con bắt đầu chuyến hành trình tìm Thầy học Đạo, con lên núi Trà Sư vùng Châu Đốc, Biên hòa rồi Saigòn, nhưng có lẽ duyên Sư đồ chưa đến, lòng con rất muốn tu. Khi ấy con có nhờ người Chú xin vào Phật học viện Huệ Nghiêm nhưng không được. Suốt gần mười năm trong cuộc đời Tu sĩ con không tìm được người Thầy hướng dẫn việc tu học, lúc đó con chỉ biết nương tựa những hiểu biết của mình để tự tu thôi. <p>
Đến năm 1977 con mới hoàn tục và sau đó hai năm con lập gia đình, kỳ lạ thay những năm sống trong cuộc sống gia duyên ràng buộc, con vẫn không bỏ ý niệm tu. Lại tham cứu sách vở, tìm hướng thực hành, tự mày mò tìm đường hướng thượng. May mắn khi nầy con được cuộc sống cũng không khó khăn, nên có điều kiện nghiên cứu, thực hành cũng với Kinh sách, những bài Pháp thoại của các Hoa Thượng trên băng, đĩa, tự nhiên con lại ngộ ra rất nhiều điều. Đôi khi con nghĩ nếu khi xưa có sự hiểu biết như thế nầy thì con không hoàn tục. Tuy nhiên như thế thực ra con như người chưa có căn bản trong Pháp hành. Nay Thầy chấp nhận con là đệ tử có lẽ Thầy sẽ rất mệt mỏi vì con đấy, nhưng kính mong Thầy đừng bỏ con. Đôi lời con xin tâm sự với Thầy, nếu dài dòng, lưộm thưộm mong Thầy hoan hỷ cho con. Kính chúc Thầy thân tâm luôn an lạc.

Chủ đề liên quan:

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 18-04-2014

Câu hỏi:

Kính thưa Thầy. <p>
Hôm nay con xin hỏi Thầy một việc. Vào một đêm khuya, khi trong phòng ra, con nhìn thấy cái bóng người mờ mờ (do vợ con cố tình chọc con), con giật mình và thấy ngay từ từ gai ốc nổi lên khắp người, tim đập mạnh lên một chút. Sau khi trở về trạng thái bình thường, con bỗng thấy, ồ lâu nay mình cứ tưởng mình đã "tu" đã "thắng" được bản ngã, nhưng thực ra không phải! <p>

Kính thưa Thầy, con đã học và hành theo Phật giáo đã lâu trước cả khi gặp Thầy. Ban đầu con theo Tịnh độ và tu thiền định (ngồi thiền là chính). Cũng từ đó con đã hiểu được bản thân, về thế giới tâm linh. Con thường cho là đã tự thắng được bản thân ở chỗ, ngày xưa do từ nhỏ con thường sợ ma lắm (con bị nhiễm từ nhiều người thân đã gặp ma và kể với con), đến khi con hiểu thế giới này có "ma" nhưng ma có rất nhiều kiểu và phải có nhân duyên nào đó gặp được "họ" nên con không thấy sợ ma nữa. Bạn bè và vợ con con bảo con là tợn (từ ngoài Bắc là không biết sợ). Con có thể vào nghĩa trang ban đêm, sờ vào người chết một cách bình thường. <p>

Đến khi sự việc trên xảy ra, con chợt nhận thấy là con chưa thắng nổi con "ma" trong con, mà từ lâu nay con chỉ tu theo bản ngã, như Thầy đã trả lời một đạo hữu gần đây "...đừng tu kiểu biến tiểu ngã thành đại ngã...", hay chính khi mắt thấy sắc (dù ảo tưởng) nhưng tâm thấy biết tự ứng ra (nổi gai ốc, tim đập mạnh). Nói chung do con còn nhận thức yếu nên chưa thấy được các hành thâm của mình? Xin kính mong Thầy chỉ rõ cho con. <p>
Con xin cám ơn Thầy và xin kính lạy Thầy lần thứ nhất, lần thứ nhì, lần thứ ba.

Chủ đề liên quan:

Xem Câu Trả Lời »