loading
Hỏi Đáp Phật Pháp

Thông báo:

Trong một thời gian dài, mục Hỏi Đáp Phật Pháp của trang web đã nhận được rất nhiều câu hỏi của Phật tử từ khắp nơi gởi đến. Thầy Viên Minh đã trả lời tất cả các câu hỏi liên quan đến vấn đề học Pháp, hành Pháp. Hiện tại mục Hỏi đáp đã có khoảng hơn hai mươi ngàn câu hỏi đáp, trong đó Thầy đã chỉ ra cốt lõi của việc hành đạo, sống Thiền. Do vậy Thầy đã quyết định tạm ngưng mục Hỏi đáp trong một thời gian để có thể chuyên tâm làm các Phật sự cần thiết khác.

Vậy, nếu có nhu cầu, Quý vị có thể sử dụng mục Tìm kiếm bên dưới (gõ từ khoá) hoặc bấm vào các tag đã được gắn theo từng chủ đề để tham khảo các câu Hỏi - Đáp về vấn đề của mình hoặc tương tự.

Sadhu sadhu lành thay!

Danh mục Hỏi Đáp Phật Pháp

Ngày gửi: 20-01-2017

Câu hỏi:

Bạch Sư!
Con kính đảnh lễ Sư.
Con cám ơn vì Sư đã khai thị cho con câu hỏi lần trước ạ. Sắp bước qua năm mới con xin chúc Sư thân tâm lúc nào cũng khỏe.
Trà Đạo sáng ngày thứ 5 (19.1.2017) Sư có dạy nếu chẳng may nguời thân của mình mất mà mình không biết hồi hướng phước thì người thân của mình sẽ không nhận được phước khi không may bị đọa vào cảnh giới không mong muốn. Vậy nên con có nguyện vọng mong Sư hoan hỷ chỉ dẫn thêm cho con nên hồi hướng thế nào là đúng Pháp ạ? Bởi vì Cha chồng con cũng vừa mất. Cha của con cũng yếu. Vì tính chất công việc hàng ngày nên con không có thời gian ngồi tịnh tâm hướng về một việc gì đó cụ thể. Con chỉ sống vô ngã thuận Pháp thôi à. Vậy thì khi con làm một việc phước như bố thí chẳng hạn thì con nên khấn nguyện tên và tuổi, nơi ở của Cha lúc còn sống để nguyện hồi hướng ngay lúc mình mới vừa làm việc thiện xong hay là mình để tối đến khi nào xong hết công việc thì mình mới ngồi lại tưởng nhớ đến người đã mất ạ!
Con cầu mong Sư chỉ dạy giúp con. Con cám ơn Sư rất nhiều!

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 20-01-2017

Câu hỏi:

Dạ con thành tâm cảm ơn câu trả lời của Thầy, Thầy đã giúp con thông suốt, làm cho tâm con thật nhẹ nhàng thanh thoát, vì khi thân bệnh hoạn thì trong tâm mình khởi lên 1 sự đối kháng nên mới sinh ra khổ (vì lực đối kháng này quá vi tế nên nhiều khi con không thấy). Nhờ Thầy nhắc nhở nên con chiêm nghiệm lại thì mới thấy ra. Con xin cảm ơn Thầy rất nhiều lắm.

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 19-01-2017

Câu hỏi:

Kính chào thầy,

Con nghe có câu thế này: "Người học đạo mà không thấy tâm thì học đạo vô ích."
Con thấy thế này: Lúc đầu con học đạo bằng bản ngả, hay bằng ý thức, hay bằng lý trí của con là để mong muốn, để hy vọng biết sự thật là gì. Nhưng sau bao năm con vẫn không thấy sự thật là gì.

Và có một ngày con thấy ra sự thật là gì, là con thấy sự thật trực tiếp, như là tay con đang đánh những dòng chữ này. Ý con muốn nói là: Con thấy được sự vận hành của ngũ uẩn trong con, và con thấy con là thường thấy, từ lúc 6 tuổi đến giờ, thì cái thường thấy ấy vẫn là như vậy. Nói tóm lại, con thấy đâu là tánh biết, và đâu là ngũ uẩn của tâm thức.

Tánh biết là tánh, tâm thức (tướng biết) là thể dụng. Khi vô minh chấp ngã thì tánh biết bị chấp thành "tự ngã", còn tướng biết tạo tác ngũ uẩn và bị chấp thành "ta" và "của ta".
Con thấy ngũ uẩn là một sự trống rỗng, chẳng có gì là con, của con hết, mà là sự vận hành của pháp.
Như vậy thì con đã thấy được tâm chưa?
Xin thầy giúp con hết nghi chỗ này.
Con xin cảm ơn thầy!


Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 19-01-2017

Câu hỏi:

Thưa Thầy,
Con có một người bạn đang hôn mê, có lẽ không qua khỏi trong đêm nay mai. Gia đình chắc làm lễ tang theo đạo ông bà (không đạo), bản thân bạn ấy biết chút ít về đạo Phật thôi. Con định khi bạn mất, con sẽ ngồi thiền tịnh tâm, và ngầm ôn Phật pháp theo các ý trong sách Sống trong thực tại của Thầy, để tâm bạn được an tịnh nơi cõi âm, đồng thời gieo hành trang cho đời sống sau này của bạn thì có được không Thầy? Bạn ấy có thể cảm ứng được không ạ?
Con cảm ơn Thầy.

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 19-01-2017

Câu hỏi:

Thưa thầy,
Vừa đọc được chia sẻ của một đạo hữu về việc nhận ra bản chất của trung đạo, con cũng muốn chia sẻ thêm một chút về điều này. Thực ra 2 thái cực chính là thuận cảnh, nghịch cảnh của thói đời. Phàm nhân thấy thuận thì vui sướng, thấy nghịch thì buồn khổ - nhưng với người đã liễu ngộ, thì thuận hay nghịch cũng đều là vô thường cả. Đã vô thường thì ắt có sinh, diệt. Nên người thấy pháp sẽ khéo tác ý để không bị cuốn trôi, cũng không bị chìm đắm vào nó, chỉ bình thản thấy nó như chính nó là thôi. Và nếu sáng suốt thấy rõ mà tâm không động trước quá trình sinh diệt của nó tức đã giải thoát rồi, sẽ không còn sinh diệt nữa.

Hôm nay con cũng hoan hỷ chia sẻ với thầy vì con đã thực sự khám phá được con đường phù hợp với mình. Không còn máy móc theo Phật, theo thầy hay theo bất cứ ai nữa. Chỉ cần nắm vững không rời xa nguyên lý là được.
Con cảm ơn thầy rất nhiều.

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 19-01-2017

Câu hỏi:

Kính thưa Thầy, con càng quan sát thân này sao con càng thấy nó khổ quá Thầy ạ, con cảm thấy chán nó quá Thầy ơi, con không cảm nhận được lạc gì nơi thân này cả, nó cứ đau nhức và mệt mỏi tối ngày. Bớt đau chỗ này rồi lại đau chỗ khác. Con cũng nhiệt tình đi khám bác sĩ rồi uống thuốc, càng uống thuốc con thấy càng tệ hơn, nó chỉ đỡ được 1 khoảng thời gian ngắn rồi tái phát lại. Con không biết đây là pháp đang rèn luyện giúp tâm con vững chắc hơn không trước mọi nghịch cảnh khổ đau. Con xin cảm ơn Thầy đã lắng nghe tâm sự của con.

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 19-01-2017

Câu hỏi:

Con thành kính đảnh lễ Thầy.

Thưa Thầy con xin trình pháp.

Nguyên lý tu tập gắn liền với nguyên lý vận hành của pháp. Hai thái cực sung sướng và đau khổ đều đưa đến đau khổ. Cái gì tạo nên sung sướng cái đó tạo nên đau khổ, cái gì tạo nên đau khổ cái đó tạo nên đau khổ. Tu tập là khám phá ra sự thật đã bị che lấp. Hạnh phúc là cái có sẵn cùng với trí tuệ thấy sự thật như nó đang là.

Con đường trung đạo không phải là ở khoảng giữa các thái cực mà là thấy ra 2 thái cực đều đưa đến đau khổ. Nhờ thấy ra cả 2 thái cực này nên mới tự tại hay thoát ra vòng xoáy của luân hồi sinh tử. Hạnh phúc thật sự thì không có điều kiện, nói ngược lại chính là còn nương tựa vào điều kiện nào thì sẽ bị trói buộc ở điều kiện đó, còn trói buộc thì còn phiền não khổ đau. Nếu bản ngã là tội phạm thì phiền não khổ đau chính là tòa án. Phiền não khổ đau là người thầy giúp tánh biết nhận ra thực tại đang sai lầm và giúp tánh biết phát huy để thấy ra sự thật. Tánh biết khi thấy ra 2 thái cực đều đem đến đau khổ thì tánh biết cũng thấy ra thực tại đang là vốn bình an và hạnh phúc.

Con đã nghe hết tất cả các bài pháp của thầy và nghe đi, nghe lại nhiều lần, có chỗ con hiểu, có chỗ không. Bây giờ con buông hết không quan trọng hiểu, hay không hiểu nữa chỉ để tánh biết tự khám phá sự thật. Kiến thức và kinh nghiệm là vũ khí của bản ngã cản trở và che lấp sự thật. Chính khi buông ra hết chỉ để tánh biết khám phá sự thật thì một ngày sống học ra rất nhiều bài học. Còn bài học đó được gọi là gì thì hoàn toàn không quan trọng, có thể nói là sai lầm khi lấy khái niệm thế gian để định danh cho sự thật như nó đang là. Thấy ra sự thật và sống với sự thật phi ngôn ngữ giản dị nhưng không dao động. Chỉ có phức tạp mới đưa đến dao động. Có dao động thì có sai lầm, có đau khổ.

Con thấy nguyên nhân nơi con chưa sống với sự thật hoàn toàn là do chưa học hết các bài học cần học. Khi học ra bài học mà pháp mang đến thì liền nhận ra trong quá khứ pháp đã đưa đến nhiều lần rồi, chỉ tại không chịu học, Vậy là cứ tiếp tục học thôi, cứ tiếp tục học thôi cũng là sự thật. Con đường đưa đến giác ngộ giải thoát đúng pháp hay không đúng pháp là ở chỗ học những bài học mà pháp mang đến hay lờ đi và tìm kiếm cái lý tưởng cao xa nào đó.

Thưa Thầy con đã thấy ra cuộc đời đúng là một trường thiền giúp cho mỗi người thấy ra sự thật. Năm 2016 là năm con thất bại trong kinh doanh và phá sản, nợ nần. Nhưng con cám ơn pháp đã đem đến những hoàn cảnh thuận nghịch giúp con khám phá sự thật nơi chính mình và đời sống.

Cám ơn Thầy luôn soi đường cho con. Con thành kính tri ân những lời dạy bảo của Thầy. Con xin chào Thầy.

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 18-01-2017

Câu hỏi:

"Con chào Thầy. Nhân có bạn hỏi về khác biệt của đạo Phật và Kinh Thánh, con xin trả lời rằng nó cũng chẳng khác mấy. Phật chỉ có một, Chúa cũng chỉ có một. Chỉ là tâm người khác nhau nên hiểu theo nghĩa khác nhau. Cái mình cần làm là tôn trọng cái khác nhau trong hòa bình. Chỉ cần biết rằng chân lý là một và có nhiều con đường thông hiểu."
Sư trả lời: "Cảm ơn con".
Bạch Sư, ở trên là nội dung của câu Hỏi đáp ngày trước, như vậy giáo lý của đức Phật giống giáo lý của chúa Giêsu? Mong sư giải rõ nghĩa này cho con và nhiều bạn đạo vì khi nghe câu này cảm thấy không ổn lắm.
Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật.

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 18-01-2017

Câu hỏi:

Kính bạch Thầy!

Thầy có khỏe không ạ? Thầy cho phép con được có vài dòng tâm sự ạ. Vì bây giờ con hạnh phúc quá.

Mỗi khi nghe bài giảng của Thầy con thấy trong con tràn ngập cảm giác hạnh phúc nhẹ nhàng, thư thái, có lúc cảm giác hạnh phúc đến rơi nước mắt vì nghe Thầy giảng con được khai mở ra rất nhiều. Và cả những lúc trong cuộc sống cũng vậy, lúc ngồi, lúc đứng, lúc đi, lúc nằm, lúc làm việc... một cảm giác nhẹ nhàng, mát mẻ, hạnh phúc làm sao!

Thưa Thầy, thì ra lúc ban đầu con học đạo với tâm trong sáng, không mong cầu giải thoát mà chỉ cần giác ngộ thì con lại thấy ra nhiều điều hơn khi con cố gắng muốn học nhiều, muốn biết nhiều Phật pháp. Càng muốn biết nhiều kiến thức thì con lại càng bị kẹt vào đó. Nên con đã tự học đạo theo cách riêng của mình tự mày mò. Một ngày nọ con đang đau khổ vì tình yêu thì đột nhiên con phát hiện ra bản ngã của mình khi đọc một câu nói của vị phu nhân Mạt Lợi trong truyện Phật giáo, thì đó cũng chính là lúc con muốn quỳ sụp dưới chân Đức Thế Tôn. Đó là trải nghiệm đầu tiên khi con học đạo.

Rồi mọi giải đáp cho những thắc mắc về đạo đến với con một cách kỳ diệu, như từng mắc xích liên tiếp liên tiếp nhau. Có lúc đọc sách, có lúc đọc được chỉ vài dòng ngắn ngủi của một vị thiền sư hoặc một đoạn ngắn trích trong kinh mà con cảm giác như có luồng điện chạy dọc thân người, có khi rơi nước mắt. Có những lúc bất chợt thấy ra cũng giống như tia chớp lóe sáng rồi tắt, có lúc như mở mắt ra tỉnh ngủ, nhưng chia sẻ với người khác thì bạn không hiểu mà còn cho rằng con tu sai. Bạn hiểu biết nhiều về Phật pháp nên con không nói nữa và nghĩ có khi mình tu sai thật, không chừng mình bị tẩu hỏa nhập ma rồi, nhưng lại nghĩ tẩu hỏa nhập ma thì tâm không thể sáng suốt và bình an như vậy nên con chỉ im lặng rồi lại tiếp tục mày mò. Lúc đó con không cố gắng tu gì cả, chỉ quay về với chính mình, sống trọn vẹn với hiện tại vì thấy mình chỉ có thể thực sự sống ở hiện tại mà thôi, nếu không sống trọn vẹn từng giây từng phút thì cũng giống như mình đã chết rồi nhưng đợi tới lúc tắt thở mới đem chôn. Rồi con mới thấy à thì ra mình khổ là do thái độ, mình khổ là do chính cái bản ngã thêu dệt lên, mình khổ là do mình bám víu, chỉ cần mình buông đi cái thái độ bám víu, buông đi cái bản ngã là hết khổ ngay (điều này do có một lần con bị bệnh nặng mà tự trải nghiệm nhận ra).

Cuộc sống này dạy cho ta những bài học bổ ích, con không còn sợ đau khổ mà còn có cảm giác biết ơn, lấy đau khổ làm bài học giác ngộ cho mình (dù có lúc cũng khổ sở lắm con mới học ra), ai rồi cũng sẽ học bài học giác ngộ của mình. Đó là điều thứ hai khi con học đạo. Và rất nhiều điều kỳ diệu mà con không thể kể hết ở đây. Theo đó là những duyên lành liên tiếp đưa con biết đến Phật giáo nguyên thủy và đưa con đến gặp thầy, nghe thầy giảng. Thật hạnh phúc làm sao!

Con biết đến Phật pháp chưa bao lâu, đọc sách cũng chưa được bao nhiêu, nghe giảng cũng chưa nhiều nên diễn đạt có khi còn lủng củng và không biết nhiều từ ngữ chuyên môn Phật học, con chỉ xin được nói lên tâm sự, chia sẻ trải nghiệm về niềm hạnh phúc khi được sống trong chánh pháp với thầy và ai đọc được những dòng này. Nếu có điều gì con thấy ra chưa đúng con mong thầy chỉ dạy. Con thành kính đảnh lễ và tri ân thầy! Con kính chúc thầy được nhiều sức khỏe, luôn được an lành!

Con, Diệu Hân.

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 18-01-2017

Câu hỏi:

Con biết THẤY rồi Thầy ơi. Con cám ơn Thầy!

Xem Câu Trả Lời »