loading
Hỏi Đáp Phật Pháp

Thông báo:

Trong một thời gian dài, mục Hỏi Đáp Phật Pháp của trang web đã nhận được rất nhiều câu hỏi của Phật tử từ khắp nơi gởi đến. Thầy Viên Minh đã trả lời tất cả các câu hỏi liên quan đến vấn đề học Pháp, hành Pháp. Hiện tại mục Hỏi đáp đã có khoảng hơn hai mươi ngàn câu hỏi đáp, trong đó Thầy đã chỉ ra cốt lõi của việc hành đạo, sống Thiền. Do vậy Thầy đã quyết định tạm ngưng mục Hỏi đáp trong một thời gian để có thể chuyên tâm làm các Phật sự cần thiết khác.

Vậy, nếu có nhu cầu, Quý vị có thể sử dụng mục Tìm kiếm bên dưới (gõ từ khoá) hoặc bấm vào các tag đã được gắn theo từng chủ đề để tham khảo các câu Hỏi - Đáp về vấn đề của mình hoặc tương tự.

Sadhu sadhu lành thay!

Danh mục Hỏi Đáp Phật Pháp

Ngày gửi: 22-01-2017

Câu hỏi:

Bạch Thầy,
Khi con quan sát thân tâm một thời gian con thấy cái tâm con có 2 trạng thái. Con cũng ko biết nó là gì con chỉ có thể mô tả. Một là tâm lúc đó hơi uể oải như thể là hơi buông tâm quá đà. Lúc trước khi đi ngủ để tâm như vậy rất dễ ngủ nhưng ban ngày có việc mà để tâm như vậy rất dễ sinh lười nhác, buồn chán. Một trạng thái nữa là tâm nó tỉnh táo, nhìn nghe pháp đến đi rất rõ ràng cùng lúc mà không cần cố gắng nỗ lực gì cả.
Con muốn hỏi thầy là giờ con có thể tự mình thay đổi qua lại giữa 2 trạng thái tâm này bất cứ khi nào con muốn thì như vậy có Tự Nhiên chưa ạ. Và con tu như vậy có chỗ nào sai hướng mong thầy khai thị. Con cảm ơn thầy ạ.

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 22-01-2017

Câu hỏi:

Con kính chào Thầy,

Con là Tâm An Tịnh ạ, con chân thành tri ân Thầy đã dành thời gian tham vấn cho con chiều qua. Mỗi lần được Thầy gỡ rối là con nhẹ nhàng hơn nhiều ạ. Tuy nhiên do con không hiểu nhiều danh từ chuyên môn Phật học và còn mệt do đi đường xa, nên nhiều khi cách con trình bày chưa được rõ ràng rành mạch, mong Thầy từ bi hoan hỷ giúp con ạ.
Con xin được tóm lại những gì con hiểu như sau: Thiền là luôn biết mình, từ thân tâm và cảnh, thấy rõ mình thì sẽ tự điều chỉnh lại nhận thức và hành vi cho phù hợp chứ không phải là chìm đắm trong một trạng thái nhẹ nhàng nào. Và con xin trình pháp Thầy nghe hoàn cảnh con làm bài thơ:
"Trăng thanh, tiếng dế không ngoài tánh
Gió lay cành trúc hiện toàn chân"
Là lúc con đang tập thể dục, vô tình trong trạng thái vắng lặng mà nhìn qua khu đất trống có tiếng dế, có trăng tròn mà thấy là trong mình có cái hằng nghe và thấy. Tánh bên trong của con không ngoài những pháp bên ngoài ạ. Dạ đó là những gì con thấy và hiểu ạ, dù cách con trình bày còn lủng củng nhưng con vẫn mạnh dạn trình thầy xem để thầy từ bi điều chỉnh giúp con. Con thành kính đảnh lễ Thầy và kính chúc Thầy luôn thật nhiều sức khoẻ để tụi con có nơi nương về mỗi khi có vướng mắc trên con đường học Phật ạ.
Nam mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật.

Kính,
Con Tâm An Tịnh.

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 21-01-2017

Câu hỏi:

Bạch Sư!
Con có những thắc mắc, mong sư chỉ dạy cho con.
Hiện tại có một số đạo huynh cho là mình đã thấy tánh (các pháp như nó là), do đó họ sống một cách rất thoải mái, và thậm chí còn phá giới.
Bạch Sư, ngày xưa các vị đắc thánh đều có thần thông và biết trước mọi việc thậm chí nhiều kiếp sau. Vậy những vị đạo huynh cho mình thấy tánh có được như thế không, hay sống một cách mơ mơ hồ hồ. Mong Sư chỉ dạy cho chúng con, còn nếu nói thấy tánh mà không có những diệu dụng của Tánh thì e không ổn. Mong Sư chỉ dạy cho chúng con để cảnh tỉnh các đạo huynh đó.
Nam Mô Từ Phụ Thích Ca Mâu Ni Phật!

Chủ đề liên quan:

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 21-01-2017

Câu hỏi:

Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật!
Bạch Sư, con có những vấn đề thắc mắc mong Sư giúp con. Sống ở đời là chúng ta sống với Tuệ tri hay là cái dụng của tuệ tri. Xin Sư chỉ dạy cho chúng con làm thế nào để được cái dụng của tuệ tri.
Con cám ơn Sư, mong Sư hoan hỷ.

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 21-01-2017

Câu hỏi:

Kính chào thầy,

Con đã từng tập ngồi thiền và có cảm giác thoái mái, nhưng sau khi hết ngồi, thì con vẫn nóng nảy, và bất an khi tiếp xúc bên ngoài.

Con đã từng nghe thiền là để mờ luân xa, để có năng lượng, hay để có định lực v.v... Nhưng khi con thấy rõ chính mình, thấy sự hoạt động của thân tâm như thế nào, thì con biết đó mới chính là thiền.

Như bây giờ trong lúc đang đánh máy đây, đang cảm nhận rõ ràng mọi hoạt động của thân tâm, đồng thời con cũng nghe âm thanh của quạt bếp, âm thanh của máy giặt, thì con đang thiền.

Và khi con ngồi thiền vài phút trước khi đi ngủ, hay ngồi ở hồ bơi, ở công viên, thì con thấy ngồi như vậy cũng bình thường như bây giờ con đang viết các dòng chữ này, và nghe các âm thanh kia.

Ý con muốn nói là, khi con thấy rõ thực tại thân tâm mọi nơi mọi lúc là đang thiền rồi đâu cần phải cố gắng ngồi thiền để cố đạt được điều gì nữa.

Con muốn hỏi thầy là: Con thiền, hay con đang sống như vậy có được chưa?

Xin thầy xác nhận cho con, vì con thấy sao người ta càng tu càng làm cho thiền trầm trọng, to tác ra để chỉ làm rối beng lên, mà nói thiền là bình thường giản dị thì người ta lại không chấp nhận.

Con cảm ơn thầy.

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 21-01-2017

Câu hỏi:

Thưa Sư Viên Minh. Chúng con ở Mỹ về Việt Nam ăn Tết. Chúng con muốn lên thăm chùa Bửu Long và muốn ghé thăm Sư thứ ba 24 có được không?
Cám ơn Sư.

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 21-01-2017

Câu hỏi:

Con chào Thầy.
Thưa Thầy, con hành thiền được gần bốn năm nay rồi nhưng mà sao con không vượt qua được việc buổi sáng con không cách nào hành thiền được. Con có tham vấn với các vị sư, các vị dạy rằng nguyên nhân chính là do con không tinh tấn. Sáng nào con ngồi cũng chỉ có ngủ thôi. Nhưng con rất cố gắng và rất tinh tấn thưa Thầy. Có điều khi con uống cà phê thì lại hành thiền rất tốt. Có trục trặc gì trong sự tu tập của con không thưa Thầy?

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 20-01-2017

Câu hỏi:

Thưa thầy,
Con có một thắc mắc thế này. Cái chết của vị A-la-hán và cái chết của phàm nhân thực sự không khác gì nhau cả. Một mặt là chết đi, không còn tái sinh. Một mặt là chấm dứt đời sống của cái bản ngã này, lập tức tái sinh lại là cái bản ngã khác, do vô minh nên nó tự thấy mình độc lập, hoàn toàn không liên quan gì đến bản ngã của đời sống trước. Như vậy dưới góc độ của "bản ngã quan" hay nhân sinh quan, tất cả đều chấm dứt tại cái chết. Vậy thì chứng Niết-bàn hay không đâu khác gì nhau? Cái khác chỉ là một bậc A-la-hán sau khi chứng được Niết-bàn, sống thêm một thời gian nữa trước khi nhập diệt sẽ an lạc hạnh phúc hơn thôi. Nhưng nhìn tổng thể xuyên suốt trong một kiếp sống, thì cũng chưa hẳn là như vậy.

Vậy giải thoát để làm gì, khi mà ai sinh ra cũng đều bắt nguồn từ vô minh, nếu không tu thì có minh hơn chút nào đâu mà thấy cần phải giải thoát? Nếu giải thoát chỉ để diệt khổ trong thời gian còn lại của 1 kiếp sống, thì sẽ có quan điểm khổ đau, hạnh phúc, thậm chí cả sai lầm, nó làm nên ý nghĩa của cuộc sống này. Hay ý nghĩa của đạo đế là chỉ dành cho những người đã quá bế tắc với khổ và thực sự cần đến nó?

Không cần đến tu tập, phàm nhân cũng có thể thấy được vô thường, khổ não qua những thô tướng như là sinh, lão, bệnh, tử của kiếp người. Nhưng đâu phải vì thấy được mà họ trở nên chán ghét, muốn lìa bỏ kiếp sống này đâu? Tại sao khi hành giả thấy được cái vô thường, khổ của thực tính Pháp lại sinh ra yếm ly, và muốn ly tham, đoạn diệt?

Trên đây là những hoài nghi của con. Mong thầy soi sáng giúp. Con cảm ơn thầy ạ.

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 20-01-2017

Câu hỏi:

Thưa Thầy con xin cảm ơn câu trả lời của Thầy. Con xin trình về sự buông xả khi con ngồi như sau:
Lúc con ngồi tâm nhìn vào hơi thở mà không cho tâm chạy lung tung thì con bị căng, lúc đó con không chú ý vào hơi thở nữa mà để tự nhiên tâm muốn chạy đâu thì chạy, những lúc như thế tánh biết đều nhìn thấy tâm đang đi đâu đang nghĩ gì, đang làm gì, và những tạp khí nổi lên con cũng biết. Làm như vậy thì con cảm thấy ít căng đầu hơn, tùy duyên mà con ngồi 10 phút, 15 phút, hay 30 phút, không cố gắng. Không biết con làm có đúng không. Nếu sai mong Thầy hoan hỷ chi thêm cho con, con xin cảm ơn Thầy.

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 20-01-2017

Câu hỏi:

Kính thưa Thầy, người bị suy nhược thần kinh và hay rối loạn tâm lý thì có hành được thiền vipassana không. Thần kinh và tánh biết có liên hệ với nhau không, hay khác nhau. Con bị suy nhược thần kinh ngoài uống thuốc ra Thầy có nguyên lý nào giúp con khắc phục không vì thần kinh yếu con hay lo lắng và sợ hãi đủ thứ. Uống thuốc hoài cũng không hề giảm. Con xin cảm ơn Thầy. Con cũng thường nghe pháp thoại của Thầy, con rất hoan hỷ ạ.

Xem Câu Trả Lời »