Thông báo:
Trong một thời gian dài, mục Hỏi Đáp Phật Pháp của trang web đã nhận được rất nhiều câu hỏi của Phật tử từ khắp nơi gởi đến. Thầy Viên Minh đã trả lời tất cả các câu hỏi liên quan đến vấn đề học Pháp, hành Pháp. Hiện tại mục Hỏi đáp đã có khoảng hơn hai mươi ngàn câu hỏi đáp, trong đó Thầy đã chỉ ra cốt lõi của việc hành đạo, sống Thiền. Do vậy Thầy đã quyết định tạm ngưng mục Hỏi đáp trong một thời gian để có thể chuyên tâm làm các Phật sự cần thiết khác.
Vậy, nếu có nhu cầu, Quý vị có thể sử dụng mục Tìm kiếm bên dưới (gõ từ khoá) hoặc bấm vào các tag đã được gắn theo từng chủ đề để tham khảo các câu Hỏi - Đáp về vấn đề của mình hoặc tương tự.
Sadhu sadhu lành thay!
Ngày gửi: 28-06-2017
Câu hỏi:
Tâm ở đâu? Tâm là từ ngữ trong Phật giáo, từ ngữ chỉ một phạm trù trừu tượng. Vì trừu tượng nên không thể cầm nắm nhìn thấy nên không thể tìm thấy nó cụ thể ở chỗ nào được. Nhưng khoa học xác định được trạng thái tâm vui, buồn, giận giữ, yêu, ghét qua các loại sóng não.
Não có 2 chức năng: phản xạ không điều kiện và phản xạ có điều kiện. Phản xạ không điều kiện vốn dĩ có sẵn trong não: chức năng của các giác quan nhìn, nghe, biết khi xúc chạm qua da. Còn phản xạ có điều kiện phải qua học tập và rèn luyện.
Khi giác quan tiếp xúc đối tượng, ý niệm khởi lên thì tế bào thần kinh giác quan truyền tín hiệu đến não bằng xung thần kinh, các tế bào thần kinh giao tiếp với nhau qua khe synap, xung này tác động làm phát sinh phân cực tại màng tế bào trước và sau khe synap tạo ra hiệu điện thế đồng thời phóng thích các chất hoá học tương ứng với ý niệm đó. Người ta đo được hiệu điện thế và các lan truyền giữa các tế bào thần kinh được biểu thị bằng các dạng sóng gọi là sóng não. Vậy tâm có thể được thấy dưới các dạng sóng kể cả khi tâm bình hoà. Có thể gọi đây là tướng của tâm. Thậm chí người ta có thể kiểm tra được nói dối, một người nói dối phải vận dụng não rất nhiều và sóng não biến thiên liên tục.
Vậy nếu chỉ nghe, nhìn, biết khi xúc chạm thì não ở tình trạng phản xạ không điều kiện vẫn có sóng não, không có ý niệm khởi lên thì tâm bình hoà vẫn có tướng.
Nếu huấn luyện tâm ngang chỗ này thì có phải là định không?
Con có chút hiểu biết lý luận vậy không biết có thể ứng dụng cho tập thiền không? Hay lại tẩu hoả nhập ma? Kính xin thầy chỉ dạy.
Ngày gửi: 28-06-2017
Câu hỏi:
Thưa thầy, nếu một người không có kiến thức hay hiểu biết gì về vô thường, khổ, vô ngã nhưng biết sống trọn vẹn, tỉnh thức với hiện tại đang là thì người đó có thể giác ngộ được không ạ? Ý con là con thấy không hiếm người nói về Phật pháp rất hay, hiểu về lý rất giỏi nhưng có vẻ vẫn đầy tham, sân, si nên con băn khoăn không hiểu việc hiểu biết về Phật pháp có thật sự cần thiết hay không thưa thầy? Xin thầy chỉ dạy thêm cho con ạ.
Ngày gửi: 28-06-2017
Câu hỏi:
Con chào Thầy ạ
Gia đình con vừa mới có thêm một bé gái.
Mẹ con muốn mời thầy cúng về nhà để làm lễ cúng mụ cho bé. Con có nên đồng ý không ạ? Vì con thấy bài cúng mụ rất mê tín, không đúng với sự thật, cho nên con không tin. Con thật hoan hỷ khi Thầy cho con một bài cúng hợp với Đạo lý ạ.
Con cảm ơn Thầy ạ.
Ngày gửi: 28-06-2017
Câu hỏi:
Dạ con kính mừng Thầy mới trở về chùa bình an sau khi hoàn thành tốt đẹp chuyến hoằng pháp dài ngày tại Mỹ Châu.
Nhân có một đạo hữu hỏi về ảnh hưởng của tham sân si đến tinh thần và thể chất theo quan điểm của Phật giáo và y học, con xin phép trích một đoạn nói về vấn đề này trong lời khuyên về sức khoẻ của Hải Thượng Lãn Ông:
- Vui mừng thái quá làm hại tim (heart)
- Giận ghét quá độ làm hại gan (liver)
- Buồn rầu hoài làm hại phổi (lung)
- Lo nghĩ triền miên làm hại tì (spleen)
- Sợ hãi luôn rất có hại cho thận (kidney)
Ngày gửi: 28-06-2017
Câu hỏi:
Thưa thầy!
Mỗi khi đứng trước đám đông, khi chơi các môn thể thao trước khán giả, hay bị đe doạ bởi điều gì đó... con thường hay run sợ, tay chân bủn rủn rồi con cố tỏ ra bình tĩnh, càng lóng ngóng nên làm hỏng cả kết quả, thường thua cuộc. Khi đó con nhìn rõ sự run rẩy, nhút nhát của mình nhưng nó không hết, con cố giữ tâm trong thân nhưng rồi nó lại đi theo sự sợ hãi cứ như vậy cho đến khi qua sự kiện thì cơn sợ hãi biến mất, con lại thấy yên bình, hết run sợ. Hết lần này đến lần khác đều vậy! Con rất đau khổ, tự trách mình sao lại như vậy!
Xin thầy chỉ dùm con cách khắc phục thế nào với ạ! Con cảm ơn thầy ạ!
Ngày gửi: 27-06-2017
Câu hỏi:
Kính thưa thầy!
Theo giáo lý Phật pháp thì tội sát sinh là rất lớn mà nghiệp này thì nhân gian khó có ai là không phạm phải. Nhưng những con vật đó cũng là những kẻ tội nghiệp kiếp trước chất chồng nên kiếp này phải làm súc vật để người ta sát hại làm thực phẩm, như vậy là thuận Pháp?
Con còn nhớ ngày xưa người nhà con cũng nuôi gia cầm, gia súc để giết thịt... riêng con rất sợ những việc đó nhưng đôi khi cũng đã phải làm. Mỗi lần nhà có đám giỗ phải cắt cổ gà, mẹ con thường đọc "thần chú" như: "Hóa kiếp cho mày làm kiếp khác, đừng làm kiếp gà để người ta cắt cổ". Đến bây giờ con thấy con người mình thật man rợ, ác nghiệp chồng chất.
Thưa thầy, việc đọc "thần chú" như vậy có giảm ác nghiệp do mình gây ra không ạ? Con phải sám hối thế nào mới tiêu trừ được ác nghiệp đó? Với các vị tăng sỹ việc giữ giới thì rất dễ, nhưng với người bình thường như con thì thấy rất khó làm được do công việc, các mối quan hệ trong xã hội... Con đang rất bối rối. Kính mong Thầy khai thị.
Con đảnh lễ Thầy.
Ngày gửi: 27-06-2017
Câu hỏi:
Con kính bạch THẦY,
Theo lý luận Phật giáo và y học, hệ quả của tham sân si (ngũ uẩn) đối với tinh thần và thể chất của con người là như thế nào ạ?
Con chân thành TRI ÂN!
Ngày gửi: 27-06-2017
Câu hỏi:
Con xin tâm niệm đảnh lễ Thầy và xin trình Pháp như sau:
Khi tay phải của con chạm vào tay trái của con thì có cái biết là cứng. Nhưng cũng có cái hiểu rằng còn có cái mềm, kết dính... của khái niệm cánh tay.
Như vậy cái nào là thực và cái nào là ảo, xin Thầy từ bi chỉ dạy.
Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật.
Ngày gửi: 26-06-2017
Câu hỏi:
Kính thưa Thầy!
Minh sát tâm ngay khi nó đang là. Có nghĩa một ý nghĩ khởi lên hay khi giao tiếp căn trần thức, ngay lúc đó tâm nhận biết sâu sắc, nhiều khía cạnh khác nhau của vấn đề. Còn từ "kiểm soát" chỉ có thấy thôi. Kính Thầy nhận xét dùm con. Con hỏi tiếp lời dạy của Thầy trong câu hỏi trước.