Thông báo:
Trong một thời gian dài, mục Hỏi Đáp Phật Pháp của trang web đã nhận được rất nhiều câu hỏi của Phật tử từ khắp nơi gởi đến. Thầy Viên Minh đã trả lời tất cả các câu hỏi liên quan đến vấn đề học Pháp, hành Pháp. Hiện tại mục Hỏi đáp đã có khoảng hơn hai mươi ngàn câu hỏi đáp, trong đó Thầy đã chỉ ra cốt lõi của việc hành đạo, sống Thiền. Do vậy Thầy đã quyết định tạm ngưng mục Hỏi đáp trong một thời gian để có thể chuyên tâm làm các Phật sự cần thiết khác.
Vậy, nếu có nhu cầu, Quý vị có thể sử dụng mục Tìm kiếm bên dưới (gõ từ khoá) hoặc bấm vào các tag đã được gắn theo từng chủ đề để tham khảo các câu Hỏi - Đáp về vấn đề của mình hoặc tương tự.
Sadhu sadhu lành thay!
Ngày gửi: 30-06-2017
Câu hỏi:
Con xin kính đảnh lễ sư ạ.
Bạch sư, sư cho con hỏi ngày bao nhiêu sư ở Huế và ở Huế sư ở chùa nào, con muốn tham vấn sư để mong muốn sư chỉ dạy con về con đường Tu hành nguyên thủy ạ? Con rất mong được gặp sư.
Con xin cảm tạ ơn Sư.
Ngày gửi: 30-06-2017
Câu hỏi:
Kính thầy!
Cha con mất cách đây đã được 2 năm. Trước khi mất cha con có nguyện vọng được an táng bằng hoả thiêu. Ở quê con hầu hết đều an táng bằng cách chôn. Thầy cho con hỏi an táng bằng hoả thiêu có tốt hơn chôn không? Hiện nay tro cốt của ba con được để ở nhà trên bàn thờ để ngày ngày tụi con thắp hương, nhưng có nhiều người khuyên nên đem tro cốt của ba vô chùa như vậy sẽ tốt hơn. Con không biết như thế nào mới đúng, mới phải đạo? Con rất mong thầy cho con lời khuyên.
Kính thư. Con chúc Thầy sức khỏe.
Ngày gửi: 30-06-2017
Câu hỏi:
Kính thưa Sư, xin Sư hoan hỉ giải thắc mắc giúp con về ý niệm "Tùy Duyên mà Bất Biến". Nói như thế có "ổn" không? Con để ý thấy Sư không dùng hai từ đó chung bao giờ, mà dùng "tùy duyên thuận Pháp" thì có vẻ hợp lý hơn. Đa số người ta lý luận "bất biến" là dù tùy duyên mà "bản thể" không thay đổi. Dù vậy, con thấy ý "bất biến" vẫn có vẻ trái với lý vô thường, không có gì là hằng hữu. Sư cho con ý kiến. Đa tạ.
Ngày gửi: 29-06-2017
Câu hỏi:
Kính thưa Thầy!
Mừng Thầy đã hoằng pháp hoàn mãn trở về. Tháng 7 về viếng chùa con mong hữu duyên được gặp Thầy.
Ngày gửi: 29-06-2017
Câu hỏi:
Dạ kính thưa Thầy kính mến của con. Hôm nay con thấy trong lòng rất vui vẻ vì càng nghe pháp của Thầy con thấy mình ngày càng đi đúng hướng như Thầy đã dạy bảo, con thật lòng mà tỏ bày với Thầy nghe nhưng con chẳng nhớ gì cả, con nghe là chỉ nghe ra những lời dạy của Thầy có đúng như con trải nghiệm không, tới đoạn nào Thầy nói đúng như con trải nghiệm con vui lắm Thầy ạ.
Thắp thoáng cũng gần 3 năm nay con luôn thận trọng trong pháp hành Thầy dạy, cũng là do duyên lành con bị bệnh mà tìm tới Thầy qua cuộc điện thoại nói chuyện vài câu với Thầy, Thầy dạy bệnh rối loạn thần kinh thực vật của con rất hợp cho việc hành thiền Vipassana, lúc đó con rất vui, nhưng không nắm vững nguyên lý nên con cứ té lên té xuống rồi đứng dạy đi tiếp rồi lại té càng ngày càng đau khổ vô cùng dường như con không còn niềm tin nữa, nhưng con thường xuyên bị bệnh, bệnh này chưa hết lại tới bệnh kia con phải lăng xăng tìm bác sĩ mà uống thuốc để khống chế cái đau, nhưng càng tìm thuốc uống thì bệnh vẫn bệnh không khỏi rồi càng làm cho con càng suy sụp về thể chất lẫn tinh thần. Nhưng trong tận thâm tâm con luôn nhắc nhở chính mình rằng mình phải nên lấy lại niềm tin nơi Tam Bảo tin nghiệp và quả của nghiệp. Rồi con tự đứng dậy và phải tìm ra cái khổ. Tại sao Thầy nói "đau mà không khổ", từ câu nói này con cố gắng tìm ra được nguyên nhân dẫn tới khổ, rồi con trải nghiệm mỗi ngày trên thân đau bệnh này (tu trên thân bệnh này rất nhiều. Vì con sợ nếu giờ mình không tu thì tới lúc lâm chung tâm con sẽ không được sáng suốt). Rồi cho tới hôm nay con đã bắt đầu lấy lại tinh thần đối diện với những sự thật mà mình đã có là bệnh tật, rồi con nhận ra mình có đủ duyên may để trải nghiệm cái đau của thân để học ra bài học chấm dứt khổ. Đau mà khổ là do bản ngã luôn luôn lăng xăng muốn loại bỏ loại trừ cái khổ để tìm cái lạc - cái vừa lòng thỏa mãn, rồi chống đối, đối kháng lại cái đau làm cho tâm luôn bị dính mắc vào cơn đau ấy, ít ai ngờ tới khi không có tâm đối kháng chóng đối thì ngay đó không còn khổ thậm chí còn có lạc phát sanh nữa. Vì thế con giờ đây bớt khổ với cái bệnh của con vì con luôn điều chỉnh lại nhận thức của mình.
Thầy ạ. Giờ đây mỗi ngày con luôn thấy thân tâm con, con nhận thức được lúc nào con đau khổ lúc nào con an lạc và tại sao lại khổ, nguyên nhân nào dẫn con tới khổ đau..., nên giờ con rất vui, vui vì con bệnh nhưng vẫn lo cho cha mẹ và vợ con trọn vẹn, tuy con không có tiền nhưng con bỏ sức ra mà lo. Cũng nhờ ơn đức của Thầy mà con đã có niềm tin vượt qua những bệnh tật, cố gắng vươn lên để lo tròn trách nhiệm của con cho cha mẹ và vợ con. Niềm vui của con bây giờ là tối được nghe Thầy giảng pháp, sáng thì sống tỉnh thức với thân tâm. Con cảm ơn Thầy nhiều lắm Thầy ạ, nhờ có Thầy mà con mới mạnh dạn vượt qua sự khó khăn nơi con, con xin đảnh lễ Thầy.
Ngày gửi: 29-06-2017
Câu hỏi:
Kính thưa Thầy!
Con rất đồng cảm với một bạn vừa đặt câu hỏi về sợ hãi trước đám đông. Con cũng trải qua nhiều năm bị nó giày vò, từng đi chữa trị nhiều nơi đông y, tây y, tâm lý trị liệu và một số biện pháp khác nhưng đều thất bại. Từ ngày con được nghe các bài pháp thoại, xem mục hỏi đáp, rồi được đọc những quyển sách của các vị J. Krishnamurti, Eckhart Tolle... dần dần con nhận ra cái gốc của vấn đề: "tư tưởng tạo ra cảm xúc sợ hãi rồi tư tưởng lại muốn thoát khỏi cảm xúc đó hay nói cụ thể hơn là cái ta tạo sợ hãi rồi cái ta lại muốn diệt sợ hãi", đó là cái vòng luẩn quẩn. Giống dân gian có câu: "vừa ăn cướp vừa la làng".
Con xin chân thành cảm ơn!
Ngày gửi: 29-06-2017
Câu hỏi:
Con xin đảnh lễ Sư ạ.
Thưa Sư, con có 2 điểm muốn thắc mắc mong sư giải đáp giúp con ạ.
1- Khi hành minh sát, ví dụ con theo dõi hơi thở và chỉ đơn thuần biết, nhưng khi con niệm trong đầu "hít-thở" thì ngay lúc đó đã có suy nghĩ khởi lên và mình đã không trọn vẹn với hơi thở mà đã chuyển sang suy nghĩ và lời nói đúng không ạ?
2- Khi hành minh sát mà con bị cuốn theo bản ngã thì con dùng tinh tấn chánh niệm tỉnh giác, tinh tấn là không theo ý đồ bản ngã nhưng con thấy là nếu không hành đúng thì mình "không theo ý đồ bản ngã" thì mình đã có cái bản ngã thúc đẩy mình không theo, có phải không thưa sư, và con nên làm thế nào ạ?
Con xin cảm niệm ơn Sư ạ.
Ngày gửi: 29-06-2017
Câu hỏi:
Con kính chào Thầy,
Con chúc mừng thầy đã hoàn thành chuyến hoằng pháp tốt đẹp. Con dạo này cũng trải qua nhiều chuyện, cảm xúc lo lắng bất an. Rồi con cứ để mặc kệ, vẫn thấy mình lo lắng thấy mình bất an. Đúng như Thầy nói hãy để Pháp làm chuyện của Pháp, con có lăn tăn cũng không giải quyết được gì. Mỗi lần thấy việc đó sinh và diệt, lúc diệt thấy mắc cười mình lắm Thầy. Tại mình không à. Và con nhận ra một điều cứ gieo nhân Thiện trong tâm mình còn mọi chuyện mặc kệ đi.
Ngày nào con cũng vào web đọc, đọc đôi khi trúng bài cùng trình độ với mình. Chứ con tự nhận con là học trò trốn học.
Thầy cho con hỏi, tuần này chủ nhật (2/7) thầy có gặp đệ tử của Thầy không? Bình thường con toàn xuống nghe ké thôi.
Con thành kính đảnh lễ Thầy.
Con Tâm Như Phúc.
Ngày gửi: 28-06-2017
Câu hỏi:
Kính bạch thầy,
Con người sinh ra trên cõi đời này ai cũng phải học tập kiến thức và rèn luyện thể chất. Kiến thức của loài người là một sự kế thừa và phát triển, kể cả những kiến thức về tôn giáo trong đó có Phật giáo. Kiến thức khoa học thì phải qua các thí nghiệm, các thí nghiệm đó cũng là kế thừa các tư tưởng, ý tưởng của các bậc tiền nhân. Áp dụng vào thực tiễn khi xác suất có đủ độ lớn và độ tin cậy nhất định thì kết quả của thí nghiệm đi đến kết luận là qui luật hay các định luật, định lý. Hậu thế lại tiếp tục kế thừa và phát triển. Trong Phật giáo, các bộ kinh mà quý sư dụng công học hỏi cũng chính là kiến thức, học tập kinh điển cũng là học những điều đã được các bậc tiền bối ghi chép lại lời Phật dạy, đó cũng là một sự kế thừa và phát triển. Vậy hai loại kiến thức đó, thế gian và Phật pháp, là hai đường song song hay chúng sẽ gặp nhau tại một điểm (tức là tìm ra sự tương đồng)? Vì hai đường song song cũng gặp nhau ở vô cực. Và nếu kiến thức sẽ trở ngại cho đường tập thiền thì kiến thức Phật pháp có gây trở ngại không? hay không phải là do kiến thức mà chính là do sự chấp trước của con người? Con cũng có sự hoài nghi này, kính mong thầy chỉ dạy.