loading
Hỏi Đáp Phật Pháp

Thông báo:

Trong một thời gian dài, mục Hỏi Đáp Phật Pháp của trang web đã nhận được rất nhiều câu hỏi của Phật tử từ khắp nơi gởi đến. Thầy Viên Minh đã trả lời tất cả các câu hỏi liên quan đến vấn đề học Pháp, hành Pháp. Hiện tại mục Hỏi đáp đã có khoảng hơn hai mươi ngàn câu hỏi đáp, trong đó Thầy đã chỉ ra cốt lõi của việc hành đạo, sống Thiền. Do vậy Thầy đã quyết định tạm ngưng mục Hỏi đáp trong một thời gian để có thể chuyên tâm làm các Phật sự cần thiết khác.

Vậy, nếu có nhu cầu, Quý vị có thể sử dụng mục Tìm kiếm bên dưới (gõ từ khoá) hoặc bấm vào các tag đã được gắn theo từng chủ đề để tham khảo các câu Hỏi - Đáp về vấn đề của mình hoặc tương tự.

Sadhu sadhu lành thay!

Danh mục Hỏi Đáp Phật Pháp

Ngày gửi: 03-04-2018

Câu hỏi:

Bạch thầy,
Con phải làm gì để tâm rỗng lặng tịch tĩnh và mạnh mẽ?
Thầy từ bi chỉ bảo cho đệ tử

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 03-04-2018

Câu hỏi:

Kính bạch Thầy, con xin thầy giải đáp giúp con!
Con đã quy y và tu học được 7 năm theo chùa Bắc Tông, theo pháp tu tịnh độ, đôi khi con có trì chú như: Chú Đại Bi, Chú Phật Mẫu Tara. Thời gian gần đây do một thiện duyên con đọc và nghe những lời Thầy thuyết pháp trên trang Trung tâm Hộ Tông. Con đã ngộ và hiểu ra rất nhiều điều mà trước đây con thắc mắc không biết hỏi ai. Con đã ứng dụng lời Thầy giảng Thận Trọng Chú Tâm Quan Sát mọi hành vi, viêc làm của mình ở hiện tại thì con thấy bản thân mình Tham, Sân, Si , Ngã Mạn, Chấp Trước, còn đầy đủ, chỉ giảm tí xíu thôi. Con cảm thấy lo ngại quá vì bấy lâu nay tuy tu nhưng tâm chuyển đổi không nhiều (Dù con biết rất rõ nếu Tham, Sân, Si , Ngã Mạn, Chấp trước là nhân của địa ngục nhưng con không kiểm soát được "Sân" khi có nó đến). Con Xin Thầy cho con 1 lời khuyên ạ?
Con xin cảm ơn Thầy.!

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 03-04-2018

Câu hỏi:

Bạch thầy,
Tâm con rỗng lặng, tịch tĩnh khi tiếp xúc với pháp trần. Con cảm nhận nơi thân có nhiều trạng thái khác nhau, đôi khi thấy thân mệt mỏi, yếu đuối... Đôi khi con cảm nhận thân đầy mạnh mẽ, đầy sức sống... trạng thái này khiến con thấy phấn chấn, sung mãn... Con muốn hỏi thầy làm sao có thể duy trì những trạng thái này để sống làm việc và tu tập
Bạch thầy từ bi chỉ bảo

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 03-04-2018

Câu hỏi:

Con xin đảnh lễ Thầy. Nhờ nghe pháp thoại của Thầy mà tâm con được an. Con xin Thầy giảng cho con hiểu về buông xả, xả ly. Con cám ơn Thầy.

Chủ đề liên quan:

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 02-04-2018

Câu hỏi:

Thầy cho con hỏi quán là gì, có phải mình suy nghĩ tới những gì mà mình muốn?

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 02-04-2018

Câu hỏi:

Kính thưa thầy! Con xin tri ân lời dạy bảo của thầy và cảm nhận tròn đầy tâm từ của thầy dành cho con trong lúc tinh thần con bấn loạn. Bị lừa đảo mất tiền thật đau lòng, nhưng là một bài học lớn, cảnh tỉnh con ở nhiều phương diện đời và đạo. Con xin vâng nhớ lời thầy, “trải nghiệm này tuy đau nhưng giúp con trưởng thành trên đường đạo”

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 02-04-2018

Câu hỏi:

Thưa thầy, con là người tu,
Nhưng có vài vị huynh đệ đồng đạo có những năng lực về thiền định nói rằng con có 4 vong linh đang đeo bám con, điều này con không biết có thật hay không. Nó làm con hoang mang ạ, xin thầy từ bi.

Chủ đề liên quan:

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 02-04-2018

Câu hỏi:

Con bạch Thầy. Sao đôi lúc chính là hiện tại đây mà con lại cảm thấy cuộc sống đầy vô vị, con không có động lực làm gì cả mà cũng chả biết làm gì. Đi làm về rồi lại nằm ở phòng trọ, biết là đọc sách nghe pháp, học tiếng anh...nhưng rồi tâm trạng lại chán nản không muốn làm gì. Thấy cuộc sống cứ trôi đi vô định, hiện tại của con thì không phải sóng gió cùng cực nhưng đúng là không như mong muốn. Ngày nào cũng như thế, Con chưa biết lấy lại tinh thần như thế nào cả? Thầy cho con hỏi lịch giảng pháp của Thầy ơ Hà Nội với ạ! Con xin được thành kính trí ân Thầy.

Chủ đề liên quan:

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 02-04-2018

Câu hỏi:

Thầy ơi con ra trường đi làm cũng được hơn 4 năm, hiện tại con đang thất nghiệp. Mấy năm nay con cũng chuyển mấy chỗ làm. Đến giờ thì kinh nghiệm cho 1 chuyên ngành cũng không có, mà con cũng không biết con thích làm gì, phù hợp với nghề gì. Nên giờ con đang bị mất phương hướng. Sâu thẳm trong lòng con thì con mong muốn được xuất gia nhưng con biết hoàn cảnh hiện tại chưa cho phép. Xin Thầy cho con 1 lời khuyên được không ạ? Con xin cảm ơn Thầy.

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 02-04-2018

Câu hỏi:

Dạ Bạch Ngài,
Con có 1 câu hỏi xin nhờ Ngài dạy cho con. Trong bài kinh Đại Niệm Xứ gần cuối trong phần Chánh Định của BCĐ câu:

''Này các Tỷ kheo, thế nào là Chánh định?
Này các Tỷ kheo, ở đây Tỷ kheo ly dục, ly ác bất thiện pháp, chứng và trú Thiền thứ nhất, một trạng thái hỷ lạc do ly dục sanh, với tầm, với tứ. Tỷ kheo ấy diệt tầm, diệt tứ, chứng và trú Thiền thứ hai, một trạng thái hỷ lạc do định sanh, không tầm, không tứ, nội tĩnh nhất tâm. Tỷ kheo ấy ly hỷ trú xả, chánh niệm tỉnh giác, thân cảm sự lạc thọ mà các bậc Thánh gọi là xả niệm lạc trú, chứng và trú Thiền thứ ba. Tỷ kheo ấy xả lạc, xả khổ, diệt hỷ ưu đã cảm thọ trước, chứng và trú Thiền thứ tư, không khổ, không lạc, xả niệm thanh tịnh. Này các Tỷ kheo, như vậy gọi là Chánh định. Này các Tỷ kheo, như vậy gọi là Khổ diệt đạo thánh đế.''

Dạ con thắc mắc đây có phải là 4 tầng thiền Định SG với 5 chi thiền là TẰM, TỨ, HỶ, LẠC, ĐỊNH mà ĐBS đã đi qua trước khi Ngài vào thiền QUÁN không ạ. Dạ khi con thiền quán thì con sẽ phải đi qua 5 chi thiền này không? Xin Ngài dạy cho con.

Khi thiền QUÁN, đối tượng thay đổi giữa DANH và SẮC còn thiền ĐỊNH chỉ có 1 cho nên những chi thiền của QUÁN có yếu hơn ĐỊNH không ạ . Thí dụ khi con đang quán THỌ trên thân thì 1 ý tưởng hiện lên trong tâm đủ để con chuyển từ niệm THỌ qua niệm PHÁP hay niệm TÂM rồi quay trở lại với niệm THỌ là quan sát những cảm thọ trên từng phần cơ thể.

Vậy là trước khi nhập vào dòng thánh, hành giả phải đắc 4 tầng thiền SG, vượt qua 5 triền cái trước khi đắc Đạo. Dạ làm sao có thể biết được là 1 hành giả đắc ĐẠO, như đắc được qủa Dự Lưu sau khi diệt được Thân, Kiến, Hoài nghi, Giới Cấm Thủ ạ.

Dạ xin nhờ Ngài dạy cho con và con xin cảm ơn Ngài.

Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật

Xem Câu Trả Lời »