loading
Hỏi Đáp Phật Pháp

Thông báo:

Trong một thời gian dài, mục Hỏi Đáp Phật Pháp của trang web đã nhận được rất nhiều câu hỏi của Phật tử từ khắp nơi gởi đến. Thầy Viên Minh đã trả lời tất cả các câu hỏi liên quan đến vấn đề học Pháp, hành Pháp. Hiện tại mục Hỏi đáp đã có khoảng hơn hai mươi ngàn câu hỏi đáp, trong đó Thầy đã chỉ ra cốt lõi của việc hành đạo, sống Thiền. Do vậy Thầy đã quyết định tạm ngưng mục Hỏi đáp trong một thời gian để có thể chuyên tâm làm các Phật sự cần thiết khác.

Vậy, nếu có nhu cầu, Quý vị có thể sử dụng mục Tìm kiếm bên dưới (gõ từ khoá) hoặc bấm vào các tag đã được gắn theo từng chủ đề để tham khảo các câu Hỏi - Đáp về vấn đề của mình hoặc tương tự.

Sadhu sadhu lành thay!

Danh mục Hỏi Đáp Phật Pháp

Ngày gửi: 04-04-2018

Câu hỏi:

Con chào thầy!
Trước hết con xin cảm ơn thầy, nhờ học theo thầy mà con dần thấy được vẻ đẹp của cuộc sống. Trước con nghe nhiều thầy dạy ngồi thiền, rồi rút lui về riêng tư cũng tốt nhưng trong cuộc sống thì rất khó, đa phần không thực hiện được. Khi đó, nếu không ngồi thiền được thì con thấy khó chịu và lo lắng vì mình làm chưa tốt việc tu...lại thêm bất an.
Có phải là khi tâm mình thanh tịnh, thì không có nghiệp, không vui cũng chẳng buồn. Từ chỗ thanh tịnh đó, nếu muốn tạo tác gì cũng được nó theo luật hấp dẫn mà thành tựu quả (tất nhiên ta không thể làm ác khi tâm thanh tịnh). Nhưng kể cả khi mình tạo ra điều tốt đẹp theo tục đế thì đi kèm nó cũng là khổ đau theo tục đế, bởi vì đó là hai mặt của một vấn đề. Còn khi không tạo tác gì thì không có hai mặt thiện ác, khổ vui... Cứ như vậy mà sống theo pháp.

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 04-04-2018

Câu hỏi:

Kính thưa thầy
Qua những câu trả lời con được xem trong mục "người âm, cõi âm", con đúc kết lại cách hiểu của con như sau:
1. Người âm, cõi âm là có thật và ai cũng có vong theo nên mình không cần sợ hãi, nếu mình sống và tu tập tốt thì những người âm (nếu có) "theo " mình thì " họ" cũng được tu tập theo nên tốt cho cả mình và "họ "
2. Để làm điều tốt cho người âm bao gồm cả những người thân đã mất và những vong linh khác thì qua những việc làm thiện (đọc kinh, trì chú, làm từ thiện, cúng dường...) mình hồi hướng càng nhiều càng tốt cho "họ". Ngoài ra, hàng ngày mình có thể bật kinh, nhạc các thần chú, nhạc kinh từ bi và kinh tạng Pāli... nói chung là những kinh nhạc hoặc các bài Pháp âm thanh to lên để mình và "họ" cũng có thể "nghe" được mà biết cách tu tập giải thoát đồng thời tăng năng lượng bình an cho ngôi nhà mình, còn " họ " vì nghe kinh, nhạc mà "vào "nhà mình hoặc "theo" mình nhiều thì cũng không sao, miễn mình sống tốt, luôn sáng suốt biêt mình thì không có người âm hay vong nào làm hại mình được, ngược lại có khi họ còn vui và "quý mến" mình vì mình đã giúp họ tiếp cận chánh Pháp nên mình không cần sợ hãi "họ", tạo điều kiện cho "họ" tiếp cận Chánh pháp và cũng cho mình cơ hội phát triển lòng tư bi.
3. Trường hợp khi mình tiếp xúc với một người đang có nhiều người âm hay "ngoại lực (thánh thần)" nào đó theo "độ" cho họ (người này đang được nhận nhiều "điển") mà trước kia mình sợ người này do mình thiếu nội lực, thiếu sáng suốt thì bây giờ nếu mình luôn giữ tâm chánh niệm, sáng suốt biết mình thì "ngoại lực" hay các vong đang đi theo người này cũng không thể "chi phối" mình như trước được nữa. Nếu gặp người này mà mình còn lo sợ sức mình còn yếu, không đủ "mạnh" thì khi đối diện họ mình cứ thầm đọc kình từ bi Metta Sutta hoặc trì chú gì đó và hồi hướng cho các "ngoại lực" đang "theo" người đối diện với mình là tốt cho cả các bên mà mình cũng có thêm sức mạnh tâm linh để không bị "họ" chi phối.
4. Trường hợp mình có dịp đến đền, miếu, điện thờ thần.... (không phải Chùa) thì mình vẫn có thể thắp nhang hoặc cúi chào và thể hiện sự tôn trọng/ tôn kính, nhưng không nên xin xỏ vụ lợi gì riêng cho mình và cũng không cần phải sợ hãi.
Thưa thầy, các câu hỏi của con có lẽ do còn lo lắng sợ hãi nhưng con biết con đang nhờ lực của thầy khẳng định để tâm con bình an khi đối diện với các "ngoại lực" quanh mình đó ạ vì giờ hàng ngày con hay đọc kinh Metta Sutta, chú đại bi, kinh các đẳng linh hồn (của Đạo Công Giáo) cho người âm và con cũng còn tiếp xúc trực tiếp với những người có căn nghiệp đang được người âm và cả "ngoại lực" (thần, thánh) theo "hộ" luôn đó ạ mà khi thì con thấy hơi sợ (chắc do mất chánh niệm), lúc thì lại không sợ vì nghĩ mình đang làm tốt.
Con kính thư

Chủ đề liên quan:

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 04-04-2018

Câu hỏi:

Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phât.
Bạch thầy, con đang gặp rất nhiều vướng mắc trong cuộc sống, yếu về thể lực và trí lực (thấy cứ lẩn quẩn, quanh quẩn), làm việc chưa tập trung, bị ảnh hưởng lời nói xung quanh, hay quên, muốn quá nhiều thứ. Con năm nay 29 tuổi rồi nhưng kinh nghiệm cuộc sống còn yếu, tính tình như trẻ con. Con thấy con chưa có phương pháp đúng trong tu tập (chưa hiểu và nắm vững lý thuyết - áp dụng chẳng đâu vào đâu). Con rất muốn sửa đổi nhưng không biết từ đâu. Con muốn bắt đầu lại từ đầu. Kính mong thầy chỉ bảo để con sửa đổi dần dần. Đối với học thiền con nên đọc và tìm hiểu từ đâu ạ? Và việc áp dụng vào trong cuộc sống con còn lóng ngóng, chưa xử lý được tình huống. Chưa kịp sửa thì việc cấp bách khác lại xen vào. Con cảm ơn thầy ạ

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 04-04-2018

Câu hỏi:

Bạch Thầy!
Con xin thầy có một thời giảng chi tiết về pháp Tứ Như ý túc và cách ứng dụng trong cuộc sống ạ.
Con cảm ơn thầy.

Chủ đề liên quan:

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 03-04-2018

Câu hỏi:

Dạ Bạch Ngài,
Dạ hôm qua con có hỏi Ngài về những chi thiền: TẰM, TỨ, HỶ, LẠC, ĐỊNH và tại sao đọan kinh của thiền Sắc Giới lại nằm trong kinh Đại Niệm Xứ.

''Này các Tỷ kheo, thế nào là Chánh định?
Này các Tỷ kheo, ở đây Tỷ kheo ly dục, ly ác bất thiện pháp, chứng và trú Thiền thứ nhất, một trạng thái hỷ lạc do ly dục sanh, với tầm, với tứ. Tỷ kheo ấy diệt tầm, diệt tứ, chứng và trú Thiền thứ hai, một trạng thái hỷ lạc do định sanh, không tầm, không tứ, nội tĩnh nhất tâm. Tỷ kheo ấy ly hỷ trú xả, chánh niệm tỉnh giác, thân cảm sự lạc thọ mà các bậc Thánh gọi là xả niệm lạc trú, chứng và trú Thiền thứ ba. Tỷ kheo ấy xả lạc, xả khổ, diệt hỷ ưu đã cảm thọ trước, chứng và trú Thiền thứ tư, không khổ, không lạc, xả niệm thanh tịnh. Này các Tỷ kheo, như vậy gọi là Chánh định. Này các Tỷ kheo, như vậy gọi là Khổ diệt đạo thánh đế."

Dạ con nghĩ là ĐBS đã nhập vào Định hay thiền Sắc Giới trước khi thiền Quán và thiền Định cũng cần để có định nên có đọan kinh này.
Và con cũng thắc mắc về phần 5 triền cái của thiền Định cũng nên được đoạn diệt nhưng chỉ được đè xuống mà thôi, như đá đè cỏ, chứ không bứng rễ chúng tận gốc như thiền quán dùng trí tuệ của tam tướng bứng gốc lên.
Và con hiểu là Định của thiền Sắc Giới sâu hơn vì tâm chỉ dán lên 1 đề mục mà thôi nên có Cận định, An chỉ định trong khi Định của thiền quán không sâu được vì tâm quan sát DANH và SẮC liên tục nên chỉ có Sát na định mà thôi. Không biết có đúng không nhưng qua kinh nghiệm thiền của con, con nghĩ như vậy.
Bây giờ con mới hiểu thì lần sau khi đi thiền, con sẽ khá hơn.
Dạ còn làm sao biết được đắc SƠ ĐẠO thì chắc đường đi của con còn xa lắm nên Ngài không cần bận tâm ạ. Dạ Ngài cũng không cần đăng câu hỏi của con lên ạ.
Con xin cảm ơn Ngài thật nhiều.
Mô Phật

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 03-04-2018

Câu hỏi:

Kính bạch thầy!
Con đã tu tập Phật pháp và chiêm nghiệm vào bản thân mình trong 3 năm để đạt đến giác ngộ và con đã được Đức Phật ấn chứng và đưa đi vãng sanh vào 1 buổi tối cuối năm 2016, nay là 2018 con đang 28 tuổi. Vì lúc Đức Phật nói 2 từ vãng sanh con liền hiểu ý Ngài nhưng lúc đó con nói với Đức Phật con còn chưa kịp nói Phật pháp cho ba mẹ anh chị con và con có 1 ý niệm muốn ở lại trần gian nên sau đó Đức Phật đã quay lưng về Trời.
Con rất muốn gặp Thầy để chia sẻ về lần gặp Đức Phật của con và cùng trò chuyện với Thầy về Phật pháp. Con rất biết ơn Thầy vì nhờ nghe được những bài giảng pháp của Thầy mà con tu tập càng ngày càng tinh tấn.
Con đã đến chùa Bửu Long vài lần nhưng chưa có duyên gặp Thầy, Thầy có thể cho con biết khi nào Thầy có ở chùa để con đến thăm Thầy được không ạ.
Con cảm ơn Thầy!

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 03-04-2018

Câu hỏi:

Thầy ơi con không biết tại sao dạo này con có hiện tượng xảy ra như vầy. Con thấy tâm ít trạo cự và trở về với hơi thở, tâm không suy nghĩ gì nhưng cũng vì nó mà khoảng gần 2 tuần nay phía trong trán con nó rất nặng như có gì ấn vào. Lúc đầu thì có vẻ dễ chịu nhưng càng lúc con thấy cảm giác đó mạnh hơn và khó chịu. Nhất là khi bắt đầu nằm ngủ, con thả lỏng nằm và tâm tĩnh lặng thì nó bắt đầu mạnh lên. Cảm giác nặng nề ấy cứ thường xuyên đến thầy ạ. Cứ hể con tịnh tâm thì nó lại đến. Con chỉ thư giản thả lỏng thôi mà tại sao lại như thế. Trươc đây con chưa bao giờ bị vậy cả. Có phải con bị gì hay hành sai mà bị như thế không thầy? Con cảm ơn thầy nhiều ạ!

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 03-04-2018

Câu hỏi:

Kính thưa Thầy
Con có đọc trong mục vấn đáp, Thầy nói đi Anh về Thầy ra Hà Nội, Thầy không ghé Paris hả Thầy? Con kính chúc Thầy luôn khỏe mạnh để dìu dắt chúng con.

Chủ đề liên quan:

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 03-04-2018

Câu hỏi:

Bạch thầy !
Ngay trong lúc công phu con dùng pháp tứ niệm xứ mới hết sở nghi lời thầy nói "chúng ta không có tu hành gì cả nếu chúng ta tu là chọc gậy bánh xe pháp mà thôi", ngay nơi thân 6 căn không bị dòng pháp lôi, ngay nơi thọ không bị dính mắc, ngay nơi tâm thấy biết thân và thọ, ngay nơi pháp con chỉ thấy các pháp xoay chuyển liên tục. Xin thầy cho con 1 lời với cái thấy của con.

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 03-04-2018

Câu hỏi:

Lời thầy nói "Tâm rỗng lặng tịch tĩnh rất mạnh mẽ, nó có thể an nhiên tự tại trước mọi trạng thái của thân". Con chiêm nghiệm lời thầy nói như sau:
- Là trạng thái tâm không phản ứng trước mọi cảm xúc của thân
- Là trạng thái tâm thấy thân như thị
- Tâm bất động khi thân biến đổi và chịu hoại diệt
Con hiểu như vậy đúng không? Bạch thầy từ bi chỉ bảo.

Xem Câu Trả Lời »