loading
Kết quả Tìm Kiếm: Có 892 câu hỏi có nội dung liên quan đến 'cuộc sống'.

Thông báo:

Trong một thời gian dài, mục Hỏi Đáp Phật Pháp của trang web đã nhận được rất nhiều câu hỏi của Phật tử từ khắp nơi gởi đến. Thầy Viên Minh đã trả lời tất cả các câu hỏi liên quan đến vấn đề học Pháp, hành Pháp. Hiện tại mục Hỏi đáp đã có khoảng hơn hai mươi ngàn câu hỏi đáp, trong đó Thầy đã chỉ ra cốt lõi của việc hành đạo, sống Thiền. Do vậy Thầy đã quyết định tạm ngưng mục Hỏi đáp trong một thời gian để có thể chuyên tâm làm các Phật sự cần thiết khác.

Vậy, nếu có nhu cầu, Quý vị có thể sử dụng mục Tìm kiếm bên dưới (gõ từ khoá) hoặc bấm vào các tag đã được gắn theo từng chủ đề để tham khảo các câu Hỏi - Đáp về vấn đề của mình hoặc tương tự.

Sadhu sadhu lành thay!

Danh mục Hỏi Đáp Phật Pháp

Ngày gửi: 05-03-2016

Câu hỏi:

Kính bạch thầy! Con có một tật rất tai hại là đãng trí. Sự đãng trí khiến cuộc sống của con lúng túng và công việc của con không hiệu quả. Có quá nhiều việc đời bất lợi ập đến khiến tâm con rối loạn bất an. Con đã làm theo lời thầy trong các băng giảng là "thận trọng, chú tâm, quan sát" vậy mà vẫn cứ đãng trí. Thân thể con rất mệt mỏi, sức lực cạn kiệt, làm không kịp công việc hiện tại. Thầy nói chắc chắn là có nhân duyên hiện tiền, nhưng con không biết chắc nhân duyên của trạng thái này là chỗ nào, đã chỉ cho con là buông xả, thư giãn, con làm hết rồi vẫn vậy. Xin thầy chỉ dạy cho con giờ con phải làm sao? Con cám ơn thầy.

Chủ đề liên quan:

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 02-03-2016

Câu hỏi:

"Tự do là ung dung trong ràng buộc. Hạnh phúc là tự tại giữa khổ đau", con đã đọc không biêt bao nhiêu lần lời pháp thầy đã viết, nhưng để có năng lượng cho sự ung dung và làm thế nào để tự tại thì quả là khó khăn vô cùng, kính xin thầy khai thị thêm cho con. Kính tri ân thầy.

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 29-02-2016

Câu hỏi:

Thầy ơi, xin thầy hãy chỉ bảo giúp con vấn đề này. Nhiều lần trước khi ngủ, con thả lỏng để tâm trải rộng ra xung quanh, nhưng sau mỗi buổi sáng bắt đầu ngày mới, tinh thần con rất mệt mỏi, sa sút và nặng nề. Dạo gần đây tinh thần con ngày càng kém, con nghĩ rằng tinh thần mệt mỏi là một biểu hiện tiêu cực của bản ngã vì nó muốn buông xuôi, nhưng con không biết làm sao cải thiện tình trạng của mình. Hai chữ mệt mỏi luôn đeo bám con và muốn kéo con xuống cùng với nó, con cảm thấy tinh thần của mình dần bị kiệt quệ vậy. Kính xin thầy chỉ dạy cho con biết nên xử lý tình huống này như thế nào. Con xin cảm ơn thầy.

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 29-02-2016

Câu hỏi:

Kính thưa thầy! <p>
Con là 1 bác sĩ, ngoài công việc chuyên môn ra con còn có nguyện vọng thực hiện ước mơ cho các em bé bị mắc bệnh ung thư đang chịu nhiều đau đớn do bệnh tật hành hạ. Sau vài trường hợp, khi thấy các em quá hạnh phúc, quá lâng lâng với món quà tinh thần mà những người xung quanh đưa tới, con lại thấy hoang mang... Con băn khoăn: <p>
- Liệu khi chết đi các em có bị lưu luyến nhiều hay không, các em có bị luẩn quẩn vì những tham ái mà các em đã được cảm nhận khi còn sống? <p>
- Làm cho các em hạnh phúc tại 1 thời điểm có thực sự tốt hơn là không làm gì cả? <p>
Con rất cảm ơn thầy và kính mong nhận được lời khuyên của thầy.

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 29-02-2016

Câu hỏi:

Con có một việc muốn nhờ Thầy giúp ạ. Thưa Thầy, bà ngoại con năm nay 87 tuổi, thể chất bà rất tốt nhưng 6 năm nay bà bị Tâm Bệnh giày vò. Bà luôn sợ chết, sợ bị bệnh, tóm lại theo con bà bị bệnh SỢ. Bà liên tục bắt người nhà đưa đi viện, uống đủ các loại thuốc vào người nhưng căn nguyên là Sợ Hãi thì theo con hiện tại có bệnh viện nào chữa khỏi đâu. Tất cả các bác, các dì, rồi mẹ con và tất nhiên cả bà ngoại con đều đã rất khổ sở vì bệnh SỢ này. Con không biết phải làm thế nào?

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 26-02-2016

Câu hỏi:

Kính thưa thầy! <p>
Con nhờ thầy giúp con giải tỏa một việc. Cuộc sống đôi khi mình không thể làm hài lòng hết mọi người, đồng nghiệp con vì đố kỵ nên ghét con và đi nói xấu con làm người khác cũng không có thiện cảm, nhìn con bằng ánh mắt rất khó chịu. Mỗi khi tiếp xúc, họ hay nói bóng gió con này nọ (ví dụ con không thích uống bia vì con theo đạo Phật nên con hay giả bộ nói không uống được, nhưng thật sự con uống rất tốt nên họ nói con không sống thật với con người mình), từ đó con làm gì họ cũng nhìn bằng ánh mắt không thiện cảm. Cách họ nhìn con cảm thấy không thể tự nhiên thoải mái được, vì con thấy họ nói cũng đúng nhưng con không thể thật trong trường hợp nay được. <p>

Thật lòng con cũng không ghét họ, thầy chỉ con cách để không phải khổ vì những chuyện như vậy và làm sao để họ không ghét mình nữa. Vì họ là đối tác nên thỉnh thoảng còn phải gặp họ và cũng rất cần họ ủng hộ con trong công việc. Con xin cảm ơn và chúc thầy luôn mạnh khỏe, sống an lạc.

Chủ đề liên quan:

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 25-02-2016

Câu hỏi:

Kính bạch thầy! Như vậy là mình phải trở về trọn vẹn trong sáng, tâm tịch tịnh tĩnh lặng hồn nhiên để quan sát các pháp như nó đang là... Vậy thì chỉ có xả ly không còn gì để xả ly, buông bỏ không còn gì để buông bỏ, làm việc phước thiện và chỉ có gỡ bỏ những ràng buộc, tất cả nút thắt bó buộc thì mới nhìn các pháp một cách hồn nhiên trong sáng được, có phải như vậy không thầy? Chứ giờ mình còn tiếp xúc xã hội, va chạm mọi thứ trên đời để học ra bài học giác ngộ, nhưng mà cũng khó giữ được mình trong vòng xoáy choáng ngộp ở đời!
Con thành kính tri ân thầy đã nhận xét chỉ dạy.

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 25-02-2016

Câu hỏi:

Con chào thầy, con có chút băn khoăn về những người xuất gia theo đạo Phật hiện nay, kính mong thầy giải đáp giúp con. <p>
Thưa thầy, đạo Phật là đạo giải thoát con người khỏi những khổ đau, khỏi tham, sân, si và giúp con người sống an lạc, thanh thản, an vui, tinh tấn đúng không ạ? <p>
Tuy nhiên, con không hiểu vì sao một bộ phận người xuất gia theo đạo Phật hiện nay lại có đời sống vật chất "giàu có" đến như vậy? Họ là những nhà tu hành nhưng vẫn sở hữu những tài sản vật chất (xe máy, ô tô, điện thoại xịn như iphone, ipad,...) và có cuộc sống của một người bình thường (như tham gia các trang mạng xã hội như facebook...). Thưa thầy, chẳng phải những việc làm của họ như vậy là đang chạm tới cái trần tục hay sao ạ? <p>
Không những thế, có những trường hợp, người tu hành không chăm lo tu học Phật Pháp mà chỉ chú trọng vào các hoạt động Phật sự vì TIỀN. Những năm gần đây, có rất nhiều người xuất gia nhưng liệu họ xuất gia thực sự hay họ đã coi đi tu theo đạo Phật như một nghề để kiếm sống? <p>
Con thực rất băn khoăn và cảm thấy mất lòng tin về một bộ phận những người xuất gia hiện nay. <p>
Con rất mong thầy giúp con hóa giải những điều này để con có thể giữ vững niềm tin của mình nơi cửa Phật.
Con cảm ơn thầy, con chào thầy.

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 25-02-2016

Câu hỏi:

Con chào thầy.
Thưa thầy, con mới bắt đầu tìm hiểu về đạo Phật nên còn rất nhiều những thắc mắc chưa thể tự giải đáp. Hôm nay, con kính mong thầy giúp con gợi mở để hiểu rõ về Phật giáo trong thực tiễn đời sống. <p>
Thưa thầy, hiện nay chùa chiền có ở khắp nơi, nhưng có những chùa lại chủ yếu là nơi thờ tự để mọi người đến cúng lễ, cầu khấn. Nhiều khi con muốn nghe thuyết giảng đạo pháp, giáo lý hay thực tập thiền thì những ngôi chùa như vậy không tổ chức. Trong khi đó, số lượng người quy y ở những ngôi chùa này rất đông, nhưng ngoài việc đến chùa phục vụ trong các ngày lễ chính thì những người quy y này không được nghe giảng giáo lý, Phật Pháp. Vì vậy con không hiểu liệu có sự khác biệt gì giữa chức năng của các chùa thờ Phật hay không? Và chùa thì khác Thiền viện như thế nào ạ? <p>

Mặt khác, như con quan sát thấy ở nơi con sống, người quy y chủ yếu là những người lớn tuổi (từ 50 tuổi trở lên) và hầu hết họ đều không nắm rõ về giáo lý Phật pháp, mà chủ yếu muốn phục vụ chùa để có công đức. Nếu như vậy thì có phải là quy y thực sự không ạ? Vì con nghĩ quy y là phải học hỏi, tìm hiểu về Phật Pháp. <p>
Con rất mong thầy giải đáp giúp con. Con cảm ơn thầy. Con chào thầy.

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 24-02-2016

Câu hỏi:

Kính bạch thầy, nhiều lúc con thấy mình sao cô đơn, buồn và bế tắc trong việc giải quết và xử lý tình huống. Có phải do con quá tham, sân, si và ảo tưởng làm con như thế không? <p>

Con đã trải nghiệm và chiêm nghiệm cuộc đời này, được nghe thầy giảng pháp, đọc sách thầy viết và con hành thiền tuệ, mặc dù con đã thấy pháp một cách chân thật như nó đang là... nhưng không hiểu sao con vẫn còn bị cuốn trong vòng xoáy mà nhiều lúc không kiểm soát được thân và tâm mình! <p>

Tâm tham, sân của con xuất hiện, con biết nó đang tham và sân, vậy mà con không kiểm soát được mà làm theo ý muốn của nó, để rồi buồn vui lại đến! <p>

Như thầy từng nói, cuộc đời này nhờ cái khổ, đau thương mất mát, sự trải nghiệm thực chứng cuộc đời này để tuệ giác phát triển và thấy được các pháp diễn ra một cách chân thật như nó đang là, tánh biết tự nó sẽ biết tất cả. Con không sợ khổ, không sợ đau thương mất mát, buồn hay vui bởi vì con đã khổ từ nhỏ đến giờ! <p>

Con thấy tất cả những gì mình có được trong cuộc đời này không phải tự nhiên mà có, phải có một quá trình, thời gian học tập rèn luyện, tu tập bằng cả trái tim, ý chí và nghị lực của bản thân mình mới có được cái điều mình muốn. Nhưng cái gì cũng có cái giá của nó, có sự đánh đổi mất mát mới có được điều mình muốn, nhưng tất cả được hay mất không quan trọng, điều gì làm chúng ta thấy biết để giác ngộ giải thoát mới quan trọng, con nghĩ vậy có đúng không thầy? <p>

Nhưng thầy ơi, con không biết sao đến giờ con vẫn chưa kiểm soát được bản thân mình, con vẫn bị xoáy vào vòng xoáy cuộc đời này, thế là buồn, vui, sầu, giận, trách móc nghi ngờ đến trong con, thật là vô lý và mâu thuẫn đúng không thầy? <p>
Con xin trình bày suy nghĩ, trải nghiệm của con để thầy nhận xét chỉ dạy. Con thành kính tri ân đảnh lễ thầy!

Xem Câu Trả Lời »