loading
Kết quả Tìm Kiếm: Có 892 câu hỏi có nội dung liên quan đến 'cuộc sống'.

Thông báo:

Trong một thời gian dài, mục Hỏi Đáp Phật Pháp của trang web đã nhận được rất nhiều câu hỏi của Phật tử từ khắp nơi gởi đến. Thầy Viên Minh đã trả lời tất cả các câu hỏi liên quan đến vấn đề học Pháp, hành Pháp. Hiện tại mục Hỏi đáp đã có khoảng hơn hai mươi ngàn câu hỏi đáp, trong đó Thầy đã chỉ ra cốt lõi của việc hành đạo, sống Thiền. Do vậy Thầy đã quyết định tạm ngưng mục Hỏi đáp trong một thời gian để có thể chuyên tâm làm các Phật sự cần thiết khác.

Vậy, nếu có nhu cầu, Quý vị có thể sử dụng mục Tìm kiếm bên dưới (gõ từ khoá) hoặc bấm vào các tag đã được gắn theo từng chủ đề để tham khảo các câu Hỏi - Đáp về vấn đề của mình hoặc tương tự.

Sadhu sadhu lành thay!

Danh mục Hỏi Đáp Phật Pháp

Ngày gửi: 08-05-2016

Câu hỏi:

Dạ con chào Thầy. Con năm nay 28 tuổi chưa lập gia đình, con khám bệnh tại bệnh viện trung ương Huế, kết quả là con bị bạch cầu kinh dòng hạt mạn tính. Khi con nhập viện thì triệu chứng lách to, thiếu máu, con phải truyền máu. Sau 20 ngày nằm viện, bác sĩ cho con về nhà uống thuốc, tình trạng hiện nay của con bình thường, lách đã nhỏ, nhưng theo con biết thì bệnh này sống được vài năm. Con mong Thầy có điều gì, hay vị thuốc gì con uống để kéo dài hay lành bệnh để con báo hiếu cha mẹ. Con nằm viện không có bảo hiểm nên cũng tốn kém, con muốn có sức khoẻ để đi làm kiếm tiền chữa bệnh nữa, mong Thầy cho con ý kiến.

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 07-05-2016

Câu hỏi:

Bạch Thầy! Con muốn Thầy giúp con hiểu rõ tình huống sau. Có vị lãnh đạo trong khi điều hành cuộc họp, vị này sử dụng một tờ khăn giấy để lau mặt bàn đang ngồi. Sau đó một lúc, vị này lại sử dụng chính chiếc khăn đó để lau miệng mình. Vậy, có phải vị lãnh đạo đó đã mất chính niệm khi sử dụng chiếc khăn đó khi lau miệng, chúng con nên nhìn nhận việc đó thế nào cho đúng ạ? Với một phật tử như chúng con nếu để xảy ra việc tương tự thế, mình chỉ cần hiểu khi đã chót sử dụng chiếc khăn lau bàn rồi để lau miệng nhưng miễn sao vẫn có thái độ trọn vẹn, trong sáng trong từng động tác khi thực hiện là được thì có đúng không Thầy? <p>

Trong cuộc sống có nhiều lúc những nhầm lẫn đó vẫn thường xảy ra. Vậy chúng con chỉ cần học ra bài học sau mỗi hành động nhầm lẫn đó để không lặp lại nữa là được phải không Thầy? Nhưng nếu có thể thì nên để những việc đó không xẩy ra, đặc biệt là những việc trước đông người thì sẽ tốt hơn; chúng con có thể tập luyện, hoặc thay đổi thái độ thế nào để hạn chế được ạ. <p>

Mong Thầy hoan hỉ chỉ dạy! Kính Bạch Thầy!

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 07-05-2016

Câu hỏi:

Con kính bạch Thầy. Cách đây 4 ngày con đã làm một việc mà tới hôm nay con vẫn còn day dứt, bị nỗi hối hận giày vò. Hôm ấy lúc chuẩn bị lên tàu đi khám bệnh (cách nhà khoảng 200km) thì con của con bị động kinh (bệnh kinh niên của cháu). Anh chị con (đến trông cháu để con đi) cùng con giúp cháu uống thuốc và vượt qua cơn động kinh. Lúc cháu đang động kinh thì con nghĩ con bỏ ý định đi khám bệnh. Nhưng khi cháu hết cơn động kinh, nhìn đồng hồ vẫn chưa đến giờ tàu chạy nên con có ý định tiếp tục đi. Vì lúc đó con nghĩ cháu đã qua được cơn do thuốc ngủ khống chế, ở nhà sẽ phải ngủ thôi, hơn nữa nếu hôm nay không đi thì 1 tuần nữa lại phải nhờ anh chị đến lần nữa, con lại trễ tái khám mất 2 tuần. Anh chị cũng không ngăn cản gì, bảo chắc không sao, và con đã đi. Khi đã ngồi lên tàu và tàu chạy, con mới thấy mình quá ngu ngốc, và nỗi ân hận đó giày vò con đến hôm nay. Con tưởng thời gian trôi qua nó sẽ nhạt dần, nhưng ngay lúc này đây, con không chịu đựng được nữa nên viết thư hỏi Thầy. Mặc dù con vừa đi vừa về khoảng 17 tiếng, và con con ở nhà cũng không sao. Nhưng con hối hận vô cùng Thầy ạ. Phải chi con đừng đi. Thầy ơi, cái sai chính của con là chỗ nào, xin thầy chỉ cho con. Con là một người mẹ tệ hại phải không Thầy? Con xử lí tình huống ngu ngốc quá phải không Thầy? Con cũng đã nhìn thẳng vào nỗi hối hận của mình và thầm hứa sẽ không phạm phải nữa, nhưng sao nỗi ân hận vẫn giày vò con ngày càng sâu nặng Thầy ạ. Xin Thầy cho con một lời chỉ bảo. Con cám ơn Thầy! (Thư dài quá xin thầy hoan hỉ thông cảm cho con).

Chủ đề liên quan:

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 06-05-2016

Câu hỏi:

Bạch thầy! Con xin hỏi những người tâm hồn luôn bấn loạn, chìm đắm trong thù hận của quá khứ.. tự bản thân không thể vượt qua được. Xin hỏi muốn được đến cửa chùa để nghe giảng kinh và ngồi thiền nhằm giảm bớt tính nóng giận của bản thân... con phải làm thế nào để được chấp nhận?

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 02-05-2016

Câu hỏi:

Thầy ơi con chán thế gian này quá rồi thầy ạ, gia đình cũng chỉ là một ổ khổ đau, vạn sự phù du phù phiếm quá thầy ạ. Ở lại thế gian này cũng chỉ rèn thêm sự kham nhẫn mà thôi, cũng chả giúp ích gì được ai cả, mỗi người có con đường riêng của họ, chẳng ai can thiệp vào được, ngoại trừ sự khổ đau cảnh tỉnh họ. Hằng ngày sự phù du của kiếp nhân sinh thì thầm với con suốt khiến con e sợ quá thầy ơi!

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 27-04-2016

Câu hỏi:

Thưa Thầy,
Con có duyên với Thầy hơi muộn, uổng bao năm tháng mày mò. Dù chưa một lần trực tiếp gặp Thầy nhưng qua các bài pháp thoại, con rất tâm đắc những gì Thầy đã giảng và con cũng đang ứng dụng vào cuộc sống hàng ngày. Nhưng con có những câu hỏi này, xin Thầy cho ý kiến giúp con nghe:<p>
1) Người kiến tánh thì chỉ người đó biết chứ người thứ 2 làm sao biết được?<p>
2) Tiêu chuẩn nào bảo rằng người đó là Bồ Tát hay là Thánh?<p>
3) Bằng tiến sĩ Phật học và tiến sĩ ngoài đời có khác nhau hay không? Có bằng tiến sĩ mà tâm chưa giác ngộ, giải thoát thì cũng bằng không! Đức Lục Tổ không biết một chữ vẫn thuyết pháp.<p>
4) Biết rằng thế giới này muôn đời vẫn không có hòa bình vậy người ta cầu nguyện hòa bình để làm gì?<p>

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 25-04-2016

Câu hỏi:

Nam Mô Phật con kính lạy Sư ông! <p>
Sư ông ơi con muốn hỏi là tình cảm yêu thương và kính trọng của người đệ tử dành cho sư phụ mình có phải là tình cảm luyến ái luân hồi sanh tử không ạ. Con thấy rất thương kính thầy con. Mặc dù đi học ở xa sư phụ nhưng khi nghĩ về sư phụ có lại có nghị lực hơn trong cuộc sống. <p>
Loại tình cảm này có phải là ái luyến không thưa sư ông? Và nó có ảnh hưởng đến những người xuất gia như con không bạch sư ông? <p>

Chủ đề liên quan:

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 21-04-2016

Câu hỏi:

Thầy kính,
Vừa rồi con vừa chính thức xin cha mẹ con. Mẹ con nói tui biết anh sớm muộn gì cũng đi, tui biết anh chắc chắn sẽ đi từ lúc anh vừa mới tốt nghiệp phổ thông, rồi học đại học kìa. Chỉ là anh đi sớm vậy, tui tính anh học xong đại học rồi mới đi chứ. Mẹ con thì có khóc nhưng mẹ nói tại cảm xúc nó vậy thôi chứ mẹ không cản đâu. Còn cha con là điều làm con không ngờ nhất, con nghĩ rằng cha con phản đối nhưng cha con nói cha biết chắc là con đi, cha chỉ muốn xem con định tĩnh, kiên trì hay không, cha còn bảo con phải suy nghĩ kỹ, làm cho chắc đừng có bồng bột, tu cả đời chứ không phải 1 ngày 1 bữa. Đừng để giờ đi rồi chừng nữa thối chí ra đời là tui không nhìn mặt anh đâu. Con nói con kiểm tra duyên con ở đâu, tại gia hay xuất gia. Ở tại gia khi nào có thời gian xuất gia gieo duyên tu tập cũng không khác nhau. Nhưng con thấy duyên mình ở đó nên con quyết định vậy.
Khi con nói ra quyết định thì nhà con không ai bất ngờ thầy. Nhưng bà con hàng xóm, và cả huyện vùng con lại như là tin chấn động vậy thầy, cha mẹ và con chỉ biết cười trừ, chứ không biết nói sao hết thầy ạ. Bạn bè con cũng thấy tiếc cho con nữa thầy. Họ bảo thằng đó học giỏi, ngoan hiền, tương lai xán lạn mà nó có bị khùng không mà bỏ đi tu vậy. Hồi nó học phổ thông đã nổi tiếng cả tỉnh rồi, sao mà đi tu. Họ còn bảo vầy nữa thầy ạ có khi nào học quá nó điên rồi không, hay bị áp lực học tập, thất tình hay hút chích gì không nữa. Thật sự con chỉ cảm thấy mắc cười và cảm ơn họ vì họ quan tâm tới con. Con hỏi cha mẹ có tin không, cha mẹ nói cha mẹ rất tin tưởng con, không có lo lắng gì chuyện đó cả, cha mẹ nói tui nuôi anh hai mươi mấy năm chẳng lẽ tui không biết tính anh sao. Cha mẹ bảo con đi in bảng điểm đại học 3 năm để chứng minh cho họ để họ nghĩ mệt họ.
Bạch thầy, con quyết định đi không phải vì bế tắc hay áp lực học tập đâu ạ. Bởi vì con chỉ muốn toàn tâm toàn ý mà tu. Cũng không phải con lười biếng mới vô chùa. Con mong khi con tu sẽ được học Phật, tu hành một cách tới nơi tới chốn. Tu học đàng hoàng. Khi con quyết định thì con sẽ làm cho thành tựu. Từ nhỏ con đã tự học, tính tự lập của con rất cao. Nên đây cũng là điểm cứng đầu của con. Khi con trình với thầy và cha mẹ, được cha me đồng ý nên giờ con đang thu xếp việc ở trường. Con thấy đây là nguyện vọng chính đáng không gì là sai cả nên con trình bày với thầy. Và con mới cảm nhận được chữ "Duyên", xin thầy cho con được xuất gia với thầy và trước hết, con xin thầy tập sự ở chùa. Con cũng đã phát nguyện đọc lại đàng hoàng Kinh tạng Nikaya rồi mới xuất gia, nên trong thời gian tập sự xin thầy cho con đọc lại tạng Nikaya. Đây là lần thứ 3 con xin thầy, con mong thầy chấp nhận cho con.
Con rất ít bày tỏ nhiều, nhưng con lại nói nhiều với thầy. Con không lý tưởng hóa con đường tu, con biết con đường này phải dùng chân trần mà đi trên gai nhưng con lại không sợ bằng những vật chất, tiền bạc, danh lợi, hưởng thụ dục lạc, nó làm cho người ta khổ nhiều gấp mấy lần vì người ta không biết rằng đó là khổ.
Con biết nói nhiều cũng vô ích, thầy cũng cần phải xem xét con có đúng lời con nói không hay chỉ là ba hoa.
Và xin thầy cho con được tập sự xuất gia ở chùa.
Con.

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 20-04-2016

Câu hỏi:

Kính thưa thầy, con năm nay đã đc 18 tuổi và ở độ tuổi này luôn luôn phải đối mặt với những thử thách và chông gai mà con chưa từng nghĩ đến. Con và cậu ấy quen nhau đc 8 tháng. Tính ra thì 8 tháng chẳng là bao. Nhưng nó đối con cũng là 1 quá trình và là 1 cái duyên gì đó. Con và cậu ấy đã không còn tiếp tục đc nữa nên cả 2 thống nhất là dừng lại và trở thành bạn bè. Nhưng đêm nào con cũng suy nghĩ và nhớ đến cậu ấy da diết mà không thể nào nói ra đc vì con là người khá sống nội tâm. Con rất mong thầy có cách nào để giúp con bớt suy nghĩ hơn về cậu ấy và mạnh mẽ hơn không ạ? Vì ở độ tuổi này là con chuẩn bị tinh thần phải đối mặt với mọi chuyện đời rồi ạ. Con cám ơn thầy mong thầy trả lời giúp con ạ.

Chủ đề liên quan:

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 20-04-2016

Câu hỏi:

Thưa thầy,
Cho con hỏi con làm việc với máy tính thường xuyên đòi hỏi suy nghĩ nhiều, xử lý công việc cùng một lúc, nên tâm con thường xuyên bị phân tán, phóng dật, khó giữ được chánh niệm. Nhờ thầy chỉ con cách để con thực hành chánh niệm được miên mật trong những tình huống như vậy.
Con cảm ơn Thầy,
Kính Thầy.

Xem Câu Trả Lời »