loading
Kết quả Tìm Kiếm: Có 49 câu hỏi có nội dung liên quan đến 'vi diệu pháp & duy thức học'.

Thông báo:

Trong một thời gian dài, mục Hỏi Đáp Phật Pháp của trang web đã nhận được rất nhiều câu hỏi của Phật tử từ khắp nơi gởi đến. Thầy Viên Minh đã trả lời tất cả các câu hỏi liên quan đến vấn đề học Pháp, hành Pháp. Hiện tại mục Hỏi đáp đã có khoảng hơn hai mươi ngàn câu hỏi đáp, trong đó Thầy đã chỉ ra cốt lõi của việc hành đạo, sống Thiền. Do vậy Thầy đã quyết định tạm ngưng mục Hỏi đáp trong một thời gian để có thể chuyên tâm làm các Phật sự cần thiết khác.

Vậy, nếu có nhu cầu, Quý vị có thể sử dụng mục Tìm kiếm bên dưới (gõ từ khoá) hoặc bấm vào các tag đã được gắn theo từng chủ đề để tham khảo các câu Hỏi - Đáp về vấn đề của mình hoặc tương tự.

Sadhu sadhu lành thay!

Danh mục Hỏi Đáp Phật Pháp

Ngày gửi: 24-06-2022

Câu hỏi:

Dạ. Kính bạch Thưa thầy!
Bên Phật Giáo Nguyên Thủy nhắc đến 6 thức Tâm. Cho con hỏi kinh Đại thừa nhắc đến Thức mạt-na thức và A-lại-da, 8 thức này tương ưng trong 6 thức đó phải không ạ? Con kính mong Thầy giúp con.

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 11-06-2022

Câu hỏi:

Con cảm ơn Thầy đã chỉ bày cho con hiểu rõ những chỗ con chưa hiểu.
Con có thấy một người nói về một số nội dung liên quan đến Vi diệu pháp, không cần bám víu quá sâu vào lý thuyết là rất đúng.
Sách vở chỉ là thuật lại diễn biến của tâm, nếu mình có thể hiểu được tâm ý mình, cứ nhìn thẳng trực diện vô nó là rõ nhất, nhanh nhất, chân thực nhất. Giống như con nghe quảng cáo về cao lầu từ chồng con, con có thể tả lại vanh vách y như đã ăn rồi nhưng nó không thật như con thực sự được ăn nó.
Chúng con cảm ơn Thầy, Thầy đã chỉ cho chúng con cách để nhận được trực tiếp nguồn thức ăn tuyệt vời cho tâm!
Chúng con kính tri ân Thầy!

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 11-06-2022

Câu hỏi:

Bạch thầy,
Con phát hiện ra một số nội dung quan trọng của Vi diệu pháp như tâm hay tâm sở thực ra là gọi tên cho rõ, còn khi thực hành chánh niệm tự động sẽ nhận biết được, thậm chí nhận biết không cần qua định danh. Từ đó con thấy không cần thiết phải đi quá sâu hoặc bám víu vào những kiến thức này, chỉ cần thực hành đúng là đủ.
Kính thầy.

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 11-06-2022

Câu hỏi:

Dạ THẦY. Con có thắc mắc là Tâm con người trải qua 7 tâm sở biến hành.
Còn các em bé cũng như vậy, các em có phiền não không thưa Thầy? Con nhớ câu:"Nhân chi Sơ Tánh Bổn Thiện"
Và Thầy đã chỉ con:
Bảy tâm sở biến hành luôn có mặt trong các tâm hiện khởi. Trường hợp các em bé thì phần lớn là tâm vô nhân dị thục (tâm quả bẩm sinh), thể hiện như bản năng tâm-sinh-vật lý tự nhiên - chưa có nhân tạo tác nhiều.

Con vẫn chưa hiểu đoạn trên. Con mong Thầy giảng kỹ giúp con.
Dạ. Vậy trong 7 tâm sở Xúc, thọ, tưởng, tư, nhất tâm, mạng căn, tác ý, Tâm các em vô nhân là ở giai đoạn nào ạ? Và giai đoạn nào thì các em tạo tác nghiệp ạ?
Con xin cám ơn Thầy.

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 10-06-2022

Câu hỏi:

Dạ. Thưa Thầy. Con xin phép nhờ Thầy giúp con 2 câu hỏi ạ.
1) Tâm Con người hay trải qua 7 tâm sở biến hành.
Con thấy các em bé còn nhỏ chỉ biết xúc cảnh và thể hiện bằng cách khóc, quấy thôi ạ. Khi đó các em có phiền não không thưa Thầy hay chỉ có hồn nhiên, và tâm vô ưu đói đòi ăn, khát đòi uống thôi.
Con nhớ câu:"Nhân chi Sơ Tánh Bổn Thiện"
Nên con nghĩ các em hồn nhiên không như người lớn lo âu quá.

2) A-lại-da thức của các em đã đủ đầy chưa? hay càng lớn các em mới từ từ nạp các chủng tử mới vào kho, càng lớn các em bắt đầu mới biết phân biệt đối xử. Càng lớn A-lại-da thức càng được nạp đầy hơn. Nhưng lúc mất đi rồi lại chuyển sanh ra em bé mới thì A-lại-da thức tiếp tục được làm đầy mới nữa phải không ạ?
Con ví dụ:
Các em Việt Nam, lúc đầu không biết nói tiếng Việt, dần về sau nghe và quen tập nói được tiếng Việt và quen tiếng Việt, tiếng Anh... nhưng khi mất đi tái sanh lại thân em bé khác thì những vốn tiếng Anh đó có còn trong A-lại-da thức ở dạng tiềm tàng không ạ?
Con kính cám ơn Thầy.

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 08-04-2022

Câu hỏi:

Kính bạch sư Bá, con xin gửi một câu hỏi của người bạn đồng tu trong chùa, mong sư Bá giảng dạy cho chúng con ạ!
Một hành giả sơ cơ khi mới thực hành thiền quán, ở đây là tập phân biệt sắc thô (12 sắc thô) với sắc tế (16 sắc tế) thì phương pháp căn bản khi thực hành sự phân biệt sắc, diễn ra như thế nào khi thực hành thiền tập?
Chúng con xin gửi lời tri ân đến sư Bá!
Namo Buddhaya!

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 02-09-2021

Câu hỏi:

Thưa thày. Con có câu hỏi về Tốc Hành Tâm và Đồng Sở Duyên ở trong Lộ Trình Tâm. Thày giảng là chúng cũng sinh diệt chứ không thường. Vậy cho con hỏi rằng những kinh nghiệm có được sẽ được lưu vào đâu ạ. Nếu lưu vào Thức qua các tiến trình ngũ uẩn thì thức này cũng sinh diệt chứ không thường. Và Thức sau nhiều kinh nghiệm hơn thức trước, nhưng không phải thức trước... Có phải không ạ. Mong thày chỉ dẫn cho con ạ.
Con tri ân công đức khai ngộ của thày ạ.

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 19-03-2021

Câu hỏi:

Gần một năm nay, con nghe rất nhiều bài giảng của thầy. Nhưng phần làm cho con suy nghĩ nhiều nhất. Trong thấy trong biết là thấy ngay biết ngay không thông qua thời gian đó mới là thấy pháp nó như đang là. Nhưng khi con học vi diệu pháp của thầy thích Minh Châu và thầy tịnh Sự thì thật bất ngờ. Vi diệu pháp đồ sộ như thế mà toàn bộ cốt lõi của nó chỉ gói gọn trong thấy ngay pháp nó như đang là. Thì không còn khổ và nguyên nhân dẫn đến khổ đau. Ví dụ chứng minh. Tâm sinh khởi do nghiệp trong quá khứ và vật nương gọi là nhân xa cảnh và tâm sở nhân gần. Cái biết của tự nhiên khát xa với cái biết của kiến thức. Con thấy biết và hiểu được đạo pháp nhưng con lại không có nhu cầu giải thoát nhưng thật kỳ lạ khi con quan sát và cảm nhận trực diện với mọi vấn đề trong cuộc sống thì thấy mình hổng giống ai. Thôi kệ nó đi con đã có trungtamhotong làm bạn rồi. Con tuệ thường giác học trò của thầy!

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 27-12-2020

Câu hỏi:

Kính bạch Thầy!
Một niệm tâm có phải một sát-na tâm không ạ?
Nếu một niệm tâm là một sát-na tâm thì tâm là thường hằng trôi chảy theo Duy thức của đại thừa, còn theo Vi diệu pháp gọi là hữu phần trôi chảy.
Kính mong Thầy chỉ dạy để dứt nghi trong lòng con.

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 07-10-2020

Câu hỏi:

Con xin cúi đầu đảnh lễ chư Phật, chư Tổ
Con xin cúi đầu đảnh lễ Thầy
Con xin tri ân công đức vô lượng của chư Phật, của vạn Pháp và của chư Tăng.

Được trực tiếp nghe Thầy khai thị cho vị nữ tu trẻ tuổi về Vi Diệu Pháp ở Bửu Long cũng như một số lần nghe Thầy trả lời và giảng giải về vấn đề học và dạy Vi Diệu Pháp ở bên Nam Tông và một số nơi khác, con cảm nhận được sự "lo lắng" của Thầy về vấn đề này. Dù rằng Thầy nay vô trụ rày đây mai đó và đã bước qua những vui buồn của thế gian nhưng những lời dạy như là lời tiên đoán của Thầy về tương lai của Phật Giáo Nguyên Thủy (Nam Tông) nếu như việc dạy và học Vi Diệu Pháp vẫn diễn ra như hiện nay làm con thấy có cái gì đó tiếc nuối những công sức vô cùng lớn lao của Thầy và của chư Tổ, chư trưởng lão. Xúc động trước lời Thầy dạy, con xin được giải bày lòng mình qua hai bài "Thơ" (con để trong ngoặc vì không biết có phải là thơ hay là gì):

Bài 1. Kinh Điển

Đọc hết sách thế gian
Đông tây và kim cổ
Không bằng học trang sách
Vi diệu ở chính mình

Bài 2. Lời Vàng Thầy Dạy

Viết trăm nghìn cuốn sách
Không bằng nói vài lời
Cho người trong cõi mộng
Tỉnh thức thấy tuyệt vời!

Con xin chân thành cám ơn Thầy đã chỉ dạy, mỗi lời Thầy dạy là một kho báu đối với con. Con vẫn nghe Pháp thoại của Thầy mỗi khi có thời gian và mỗi lần nghe đúng như Thầy nói lại có một vấn đề được mở ra, một sợi dây một nút thắt được gỡ ra. Rất diệu kỳ Thầy ạ.

Xem Câu Trả Lời »