loading
Kết quả Tìm Kiếm: Có 148 câu hỏi có nội dung liên quan đến 'thận trọng - chú tâm - quan sát'.

Thông báo:

Trong một thời gian dài, mục Hỏi Đáp Phật Pháp của trang web đã nhận được rất nhiều câu hỏi của Phật tử từ khắp nơi gởi đến. Thầy Viên Minh đã trả lời tất cả các câu hỏi liên quan đến vấn đề học Pháp, hành Pháp. Hiện tại mục Hỏi đáp đã có khoảng hơn hai mươi ngàn câu hỏi đáp, trong đó Thầy đã chỉ ra cốt lõi của việc hành đạo, sống Thiền. Do vậy Thầy đã quyết định tạm ngưng mục Hỏi đáp trong một thời gian để có thể chuyên tâm làm các Phật sự cần thiết khác.

Vậy, nếu có nhu cầu, Quý vị có thể sử dụng mục Tìm kiếm bên dưới (gõ từ khoá) hoặc bấm vào các tag đã được gắn theo từng chủ đề để tham khảo các câu Hỏi - Đáp về vấn đề của mình hoặc tương tự.

Sadhu sadhu lành thay!

Danh mục Hỏi Đáp Phật Pháp

Ngày gửi: 13-04-2021

Câu hỏi:

Con chào thầy!
Thưa thầy, thầy cho con hỏi lại câu hỏi hôm trước con đã gửi lên nhưng chắc thầy bận nên chưa trả lời:
"Cẩn thận, chú tâm, quan sát đến khi thành Phật rồi vẫn phải nhớ câu này để không buông tâm phóng dật."
Điều này con đang suy tư, nếu như thế mình có bị "Dính mắc" vào khái niệm, mục đích của câu: Thận trọng, chú tâm, quan sát này không ạ?
Con cám ơn thầy!

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 05-04-2021

Câu hỏi:

Thưa sư thầy, con đã từng trải qua một khoảnh khắc sinh tử. Và khoảnh khắc ấy nó ám ảnh con suốt thời gian dài. Thưa thầy, đối diện với ám ảnh này con nên làm gì ạ? Con cám ơn thầy.

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 23-03-2021

Câu hỏi:

Sư ông cho con hỏi. Khi mình thiền có 2 trường hợp:
1. Lúc nghỉ ngơi: trở về rỗng lặng trong sáng thì con đã hiểu.
2. Lúc hoạt động: thận trọng chú tâm quan sát. Nhưng khi con cố gắng thận trọng chú tâm quan sát thì hình như con bị căng thẳng và hay nổi nóng, có phải như vậy là sai vì có cái bản ngã xen vào không ạ? Hay con không nên cố gắng thận trọng chú tâm quan sát mà chỉ cần không bị thất niệm là được? mong sư ông hướng dẫn cho con thận trọng chú tâm quan sát như thế nào là đúng? Cám ơn sư ông.

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 22-03-2021

Câu hỏi:

Kính thưa thầy, theo con hiểu là khi buồn thì trọn vẹn thấy rõ cái buồn khổ đó, từ đó mới thấy được nguyên nhân của đau khổ, khi thấy được nguyên nhân đau khổ thì tự khắc không còn khổ đau nữa.
Vậy thì khi mình trọn vẹn rồi, dù thấy được nguyên nhân dẫn tới khổ rồi mà vẫn buồn khổ, tức là mình đang thấy sai, hoặc chưa đi tới tận cùng của nguyên nhân đó phải không ạ?
Khi con đang buồn, con không tìm 1 phương tiện nào để khỏa lấp nó cả, mà chỉ để yên như vậy, thì sự quan sát cái buồn đó bằng tâm chánh niệm tỉnh giác khác với sự chìm đắm u sầu như thế nào ạ? Con để nỗi buồn đó như thế mà vẫn cứ bị trì trệ u sầu, không biết phải quan sát sao cho đúng nữa, mong thầy khai thị. Con kính đảnh lễ thầy!

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 16-03-2021

Câu hỏi:

Kính bạch sư,
Khi Thận Trọng Chú Tâm thì con chỉ tập trung vào một việc như nhìn qua một cái kính hiển vi và bỏ qua những điều không cần thiết. Còn khi Rỗng Lặng Trong Sáng thì như 1 tấm gương phản chiếu hết mọi sự. Qua đây con nhận ra là cái tánh biết càng rỗng lặng thì nó càng rộng ra. Con nghĩ con hiểu rõ hơn về các triền cái như chúng là. Con thấy như vậy có đúng với chân đế không thưa sư?

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 12-01-2021

Câu hỏi:

Kính bạch sư. Trong hầu hết các bài Pháp, sư thường nhắc nhở phải nhìn ra được sự nỗ lực của bản ngã. Nhưng khi mình thận trọng chú tâm quan sát thì đó có phải là một hình thức khác của bản ngã không? Kính mong sư chỉ dạy cho con được tỏ tường.

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 10-01-2021

Câu hỏi:

Thưa thầy, con năm nay 22 tuổi, đã nghe pháp của thầy được hơn một năm. Con đã nhận ra và điều chỉnh nhiều thứ trong suy nghĩ và hành động. Tuy nhiên, mỗi khi ở nhà, con quan sát thân tâm thì dục tính lại khởi lên và con không thể chống lại, nó làm con cảm thấy tội lỗi. Con không biết làm thế nào cả. Mong thầy từ bi chỉ dạy, con kính tri ân thầy!

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 09-01-2021

Câu hỏi:

Thầy ơi, Con đọc 1 thư thầy hướng dẫn có 4 cách ứng dụng Pháp như sau:
1- Buông xả hoàn toàn (cái ta phản ứng) cho tâm rỗng lặng trong sáng thì tâm liền sáng suốt định tĩnh trong lành.
2- Trở về thực tại thân tâm với tinh tấn chánh niệm tỉnh giác.
3- Thận trọng chú tâm quan sát ngay khi mong cầu (tham) hay chống đối (sân) khởi lên để thấy bản chất sinh diệt của nó.
4- Niệm Phật để tâm không vọng động. Niệm bất tịnh hay niệm sự chết để tâm không tham. Niệm tâm từ để tâm không sân.

Con xin ví dụ như sau:
1. Nếu ai chửi mình mà mình hoàn toàn vắng lặng, không thấy "cái ta", chỉ nghe có "tiếng nói chửi rủa" mà không thấy "người chửi" và cũng không thấy "người bị chửi" là ứng dụng cách 1.
2. Nếu ai chửi mình mà mình quan sát thấy thân của mình có hiện trạng là máu nóng dồn lên đầu, tim đập mạnh, rồi thấy cảm thọ khó chịu, rồi quan sát thấy tâm mong muốn người kia đừng chửi mình nữa, và tiếp tục quan sát thấy là mình có trói buộc, sân hận người kia. Chỉ quan sát Thân Thọ Tâm Pháp, không phản ứng là đang ứng dụng cách 2.
3. Nếu ai chửi mình mà mình quan sát thấy mình nghĩ ra cách đáp trả lại câu chửi đó bằng 1 lời nói sắc bén khác. Rồi mình thấy việc mình đáp trả làm người kia bực tức hơn và càng nói nặng mình hơn nữa. Sau đó quan sát thấy mình chán ngán, muốn dừng lại việc nói nặng lẫn nhau nên mình im lặng và bỏ đi chỗ khác. Đó là ứng dụng phương án thứ 3.
4. Nếu ai chửi mình mà mình niệm Phật để mình không vọng động và sinh tâm từ bi, không sân hận người ta là ứng dụng phương án thứ 4.

Con nhờ thầy soi sáng giúp con xem con có hiểu đúng cách ứng dụng lời thầy dạy vào cuộc sống thực tại hay chưa? Con tri ân thầy.

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 09-01-2021

Câu hỏi:

Thưa thầy,
Con viết thư kể với thầy một trải nghiệm nho nhỏ ngày cuối tuần thầy ạ. Con viết thư không hay lắm, nên thầy đừng cười con nha thầy.

Hôm nay con và bạn con đi bộ trong rừng khoảng 14km thầy ạ. Không khí trong lành, khí trời se lạnh. Con nhớ lời thầy: thận trọng chú tâm quan sát. Con quan sát cảm nhận trên thân, cảm thọ, tâm hành trong mỗi bước chân. Càng đi, dường như con buông dần kiểm soát bước chân. Hình như bàn chân, cơ thể biết nên đặt lên đất như thế nào để không bị té vậy đó. Khi con nghĩ đến con số 14km, con biết con đang bị kéo đến tương lại. Có gì là lạ ấy thầy ạ. Bởi vì bình thường khi con nghĩ đến chuyện đi bộ ngần ấy cây số là bắt đầu thấy ngộp và 1 tí lo lắng. Nhưng lần này con không có cảm xúc như vậy, mặc dù tâm con bị kéo đến tương lai.

Đi vài cây số đầu tiên con thường bị thất niệm. Nhưng có một lúc con nhớ lời thầy niệm sự chết về cuộc sống vô thường cho những người có nhiều mục tiêu kế hoạch trong tương lai. Con lại trở về với bước chân, thấy mình đang được đi vào rừng, còn được thấy cây thông, thấy chim gõ kiến, thấy người bạn tốt đang đi phía trước. Số lần thất niệm cũng từ từ giảm dần thầy ạ. Vì còn nhìn được, đi được nên con tranh thủ nhìn ngắm cảnh vật, ngắm cô bạn tốt.

Những lúc con buông bớt kiểm soát bước chân con, bớt lo bớt nghĩ, và để cho cơ thể tự phối hợp trong lúc đi, dường như bước chân vững chãi, chắc chắn hơn thầy ạ. Càng đi con càng tự tin vào bước chân. Đi nhiều vậy nhưng con cũng không có cảm giác đói bụng, và ít bị mệt. Có lẽ tự tin đến từ sự buông dần kiểm soát và thận trọng chú tâm quan sát. Có lẽ là cơ thể biết điều tiết năng lượng nhờ thận trọng chú tâm quan sát.

Vui vui thế nào ấy thầy ạ.
Con cảm ơn thầy nhiều lắm!

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 20-11-2020

Câu hỏi:

Thưa thầy cho con xin hỏi là nếu như tâm khởi lên 1 ý nghĩ xấu hay 1 tưởng tượng nào đó thì con sợ rằng mình sẽ bị nó ám ảnh, hoặc là con sợ nó sẽ thành thật mặc dù con vẫn biết là nó không có thật ạ, vậy thì mình cần xử lí thế nào ạ? Con cảm ơn thầy ạ.

Xem Câu Trả Lời »