loading
Kết quả Tìm Kiếm: Có 148 câu hỏi có nội dung liên quan đến 'thận trọng - chú tâm - quan sát'.

Thông báo:

Trong một thời gian dài, mục Hỏi Đáp Phật Pháp của trang web đã nhận được rất nhiều câu hỏi của Phật tử từ khắp nơi gởi đến. Thầy Viên Minh đã trả lời tất cả các câu hỏi liên quan đến vấn đề học Pháp, hành Pháp. Hiện tại mục Hỏi đáp đã có khoảng hơn hai mươi ngàn câu hỏi đáp, trong đó Thầy đã chỉ ra cốt lõi của việc hành đạo, sống Thiền. Do vậy Thầy đã quyết định tạm ngưng mục Hỏi đáp trong một thời gian để có thể chuyên tâm làm các Phật sự cần thiết khác.

Vậy, nếu có nhu cầu, Quý vị có thể sử dụng mục Tìm kiếm bên dưới (gõ từ khoá) hoặc bấm vào các tag đã được gắn theo từng chủ đề để tham khảo các câu Hỏi - Đáp về vấn đề của mình hoặc tương tự.

Sadhu sadhu lành thay!

Danh mục Hỏi Đáp Phật Pháp

Ngày gửi: 17-12-2019

Câu hỏi:

Con thành tâm đảnh lễ Thầy. Kính bạch Thầy.
Con hiểu "thận trọng chú tâm quan sát" cũng là Giới Định Tuệ. Nhưng có lúc con quan sát rất rõ là con đang cầm bình nước cẩn thận đặt vào vòi nước màu đỏ... Vậy mà con vẫn uống vào miệng kết quả là phỏng. Con thấy bản thân mình sao hậu đậu dữ vậy? Đã thấy rõ mà sao còn uống.
Như vậy là trong lúc uống con không chánh niệm. Con chỉ chánh niệm lúc hứng nước thôi. Đúng là phải chánh niệm trong từng phút giây. Trong từng sự việc dù là rất nhỏ.
Con có chút thất vọng về bản thân, dù biết là phải có sai lầm mới rút ra bài học cho mình.
Kính mong Thầy chỉ dạy thêm. Con kính chúc sức khỏe Thầy.

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 10-12-2019

Câu hỏi:

Thưa sư ông, hôm nay lúc con ngồi thiền quan sát hơi thở, con thấy đau lưng và ghi nhận trạng thái đau lưng đó, con ghi nhận được tác ý muốn duỗi thẳng lưng lên cho đỡ mỏi, khi duỗi lưng con ghi nhận được cảm giác chuyển động ở lưng đồng thời ghi nhận được cảm thọ lạc dần dần sinh khởi. Khi duỗi thẳng lưng rồi thì con lại thấy hơi thở ra vào không được bình thường và lại thấy khó chịu, khi khó chịu con lại có tác ý muốn hơi cúi lưng xuống, cúi lưng xuống một chút con ghi nhận được cảm thọ dễ chịu, sau đó con lại có tác ý muốn quay về quan sát sự phồng xẹt ở bụng, rồi con ghi nhận được tác ý muốn hít vào, biết không khí đi vào, biết bụng mình đang phồng căng dần lên đến khi không phồng lên được nữa thì dừng lại một chút và tác ý muốn thở ra, thở ra con ghi nhận được sự chuyển động của bụng xẹp xuống đến khi hết không khí thì nó dừng lại, sau đó con lại tác ý muốn hít vào... (vì thiền sư muốn con ghi nhận toàn bộ tiến trình thở từ lúc đầu, giữa và cuối nên con đã tác ý làm chậm lại để quan sát kĩ)
Con nhận thấy rằng mỗi một hành động đó đều có sự tác ý (Ý dẫn đầu các pháp, ý chủ ý tạo tác).

Sau đó hết giờ thiền có tiếng chuông báo hết giờ, khi nghe thấy tiếng chuông tai con ghi nhận âm thanh đó và liền xuất hiện cảm thọ vui (vì ngồi lâu con muốn xả thiền), con tác ý mở mắt ra khi mở mắt ánh sáng chiếu vào mắt con ghi nhận cảm thọ khó chịu nên con lại muốn nhắm mắt lại, con thả lỏng người gục mặt xuống thì cũng ghi nhận được cảm thọ dễ chịu thoải mái và muốn nằm như này chút nữa... Lúc này con thấy trong mỗi hành động dù nhỏ nhất cũng đều có ý muốn (dục ái) đưa đến hành động để rồi thọ khổ, lạc và trong đó sẽ sinh tâm dính mắc (hữu ái) và tâm muốn loại bỏ (phi hữu ái). Vậy thì cái dục ái này có mặt liên tục sai sử mình làm chuyện này làm chuyện kia nên chính nó đưa mình đi luân hồi sinh tử. Nếu một ý muốn thiện thì khiến mình làm thiện để nhận quả an vui, với ý muốn bất thiện sẽ khiến mình làm điều bất thiện để nhận quả khổ. Thật đúng như lời sư ông nói trong kinh Phật là trong cái thân một trượng này là thế giới tập khởi dẫn đến cái kia diệt. Và mình là người tu hành thì cần phải thận trọng chú tâm quan sát thân thọ tâm pháp ngay trên mắt tai mũi lưỡi thân ý, để điều chỉnh nhận thức và hành vi ngay từ khi nó vừa sinh khởi (chết từ thủa lọt lòng).

Và mỗi hành động nếu chú tâm thấy thì thân thọ tâm pháp không tách rời nhau mà theo nhau cùng sinh khởi và cùng diệt phải không thưa sư ông?

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 06-12-2019

Câu hỏi:

Dạ con kính đảnh lễ Thầy!
Thầy cho con xin hỏi pháp ạ.
Khi làm việc nhà lúc đó con không có ý chánh niệm hay thận trọng chú tâm gì cả mà làm với tâm trong sáng, lúc đó con bắt gặp cái biết, cái biết này hoàn toàn vắng lặng và tự động ứng. Thầy cho con hỏi đó có phải là đặc tính của tâm, là 1 trong những yếu tố của Thất Giác Chi phải không ạ?
Con cảm ơn Thầy!
Con kính chúc Thầy nhiều sức khỏe, thân tâm an lạc!

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 24-11-2019

Câu hỏi:

Kính bạch thầy! Thời gian qua con luôn tinh cần tinh tấn thực hành theo những lời thầy dạy, khi có sự thì thận trọng chú tâm quan sát, khi vô sự thì sáng suốt định tĩnh trong lành. Sau đây, con xin trình bày sự thực nghiệm của con và kính mong thầy chỉ dạy thêm cho con.
* Hôm trước, trong lúc con đi kinh hành, bỗng trong tâm con nhắc nhở: "Chỉ có thấy và thấy thôi, đừng xen bất kì một thứ gì vào", ngay lúc đó con liền buông thả một cách nhẹ nhàng và cũng ngay đó sự trong sáng, tĩnh lặng thường xuất hiện trong tâm. Thưa thầy, trong suốt 5 tháng nay, ngày nào con cũng vậy, con không hề cố gắng giữ giới mà tất cả mọi hoạt động của thân hành con thấy đều rất thanh tịnh, rồi con không khởi lên bất kì 1 niệm nghi ngờ nào về con đường mà mình đang thực hành, khi có phiền não tham sân khởi lên, con không hề đối kháng vì con biết do chánh niệm của mình chưa đủ nên con tiếp tục thận trọng chú tâm quan sát. Bây giờ, trong mọi việc con đều thấy bản ngã tách rời khỏi danh sắc nên khi con để cho Pháp vận hành theo đúng quy luật của nó mà không xen cái ta ảo tưởng vào phán xét, lấy bỏ. Mặc dù, nhiều lúc nó cứ xen vào rất tự nhiên, có lẽ là do sự dính mắc của bản ngã với ngũ uẩn từ rất lâu đời rồi, phải không thưa thầy? Hiện tại con thấy rất rõ ràng là mình vừa bước ra khỏi một cái gì đó, giống như con đã vào trong nhà, còn người ta vẫn đứng ở ngoài đường, như thể là con đã sang một thực tại khác nhưng mà nó vẫn không ngoài thực tại bây giờ, con không biết dùng lời nào để diễn tả nữa ạ!

* Khi trở về sống trọn vẹn tỉnh thức với thân tâm trong tương giao với ngoại cảnh, con giật mình hóa ra mình đang sống trong Niết Bàn vậy mà cái bản ngã vô minh-ái dục cứ chạy đi tìm cầu. Trước đây, khi con ngồi yên lặng lắng nghe nội tâm, rồi ngay lúc đó có tiếng chim hót bên tai, rồi tiếng gió thổi, tiếng xe cộ đi ngoài đường,... những thứ đó cùng xuất hiện một lúc, lúc đó con cũng chỉ thấy và nghe, cũng không nắm bắt một thứ gì, cũng không chạy theo bên ngoài mà quên mất bên trong. Thật kì lạ, đến bây giờ con mới biết được đó chính là chánh định trong "bát chánh đạo" mà Đức Phật đã đề cập đến. Khi định mà tâm không trụ, khi động mà tâm không loạn, có gì xảy đến thì cứ tùy duyên thuận pháp mà ứng tiếp.
Thật là một điều tai hại sau mấy năm tu tập sai lầm cuối cùng con buông xuống được để quay về với cái mà con đã trình bày với thầy như trên. Đúng là người làm sai mà biết mình sai vẫn tốt hơn người làm đúng mà không biết mình đang làm đúng, phải không thưa thầy?
Tận đáy lòng con thành kính tri ân thầy và kính chúc thầy luôn dồi dào sức khỏe và Phật sự viên thành ạ!
Con TT

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 23-11-2019

Câu hỏi:

Con Kính chào Thầy!
Khi tâm mình khởi lên bất cứ điều gì đều có nguyên nhân hết phải không Thầy? Ví dụ trước khi đi ngủ, con thận trọng chú tâm quan sát với từng việc như khóa cửa, khóa bếp ga, tắt đèn... thì khi ngủ con sẽ không phân vân là không biết mình có khóa cửa, khóa ga hay tắt đèn chưa? Có đúng vậy không thưa Thầy?
Xin Thầy từ bi chỉ dạy cho con. Con xin tri ân Thầy!
Con

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 20-11-2019

Câu hỏi:

Kính thưa Thầy,
Làm thế nào để bớt phóng dật trong công việc cũng như tu tập.
Xin Thầy từ bi chỉ dạy.

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 18-11-2019

Câu hỏi:

Kính bạch sư. Trong kinh Đoạn trừ lậu hoặc, Đức Phật có dạy nhiều pháp để hành như Đoạn trừ, né tránh, thọ dụng, tri kiến, tác ý, phòng hộ... Trong các bài Pháp thoại sư thường dạy: Phải thấy rõ và trải nghiệm với các pháp như nó đang là mà không khởi tâm động dụng theo ý định của bản ngã. Vậy thì có sự đồng nhất giữa hai ý trên không và pháp hành sẽ như thế nào thì mới xuyên suốt? Kính mong sư khai thị.

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 10-11-2019

Câu hỏi:

Kính thưa Thầy, con có một thắc mắc về chánh niệm tỉnh giác, kính nhờ Thầy giải cho con hiểu. Khi con để một vật gì đó trước cửa và có chánh niệm ngay lúc đó, nhưng khi về con lại quên đem nó về. Như vậy khi về con đã không chánh niệm, đúng không Thầy? Nếu con nghĩ như vậy thì chánh niệm nó bao gồm luôn quá khứ (tâm ghi nhớ những việc làm đã qua như để món đồ trước của). Con cám ơn Thầy giảng nghĩa cho con biết.

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 09-11-2019

Câu hỏi:

Kính bạch Thầy:
- Nếu thận trọng, chú tâm quan sát mà vẫn chưa giác ngộ thì mình mình sẽ phải như thế nào tiếp ạ?
- Và điều gì sẽ mang lại phước đức to lớn nhất cho người tại gia ạ?
Con xin cảm ơn Thầy ạ.

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 26-10-2019

Câu hỏi:

- Kính bạch Thầy,

- Con có thực hành để THỰC TÁNH quan sát thân, thọ, tâm, pháp trong từng hành động trong ngày, nhưng hằng ngày nó xảy ra rất nhiều, như mắt nhìn này nhìn kia, tay lúc thẳng lúc cong, tâm nhảy rất nhanh lúc vui, lúc ham muốn, lúc mệt mỏi...nói chung là rất nhiều sự biến đổi trong thời gian ngắn.......vậy con có phải nhất thiết quan sát đầy đủ từng cử động, suy nghĩ....mà không được bỏ qua bất kỳ cử động, suy nghĩ nào không ạ

- Con cảm ơn Thầy.

Xem Câu Trả Lời »