loading
Kết quả Tìm Kiếm: Có 394 câu hỏi có nội dung liên quan đến 'vô ngã, bản ngã & đại ngã'.

Thông báo:

Trong một thời gian dài, mục Hỏi Đáp Phật Pháp của trang web đã nhận được rất nhiều câu hỏi của Phật tử từ khắp nơi gởi đến. Thầy Viên Minh đã trả lời tất cả các câu hỏi liên quan đến vấn đề học Pháp, hành Pháp. Hiện tại mục Hỏi đáp đã có khoảng hơn hai mươi ngàn câu hỏi đáp, trong đó Thầy đã chỉ ra cốt lõi của việc hành đạo, sống Thiền. Do vậy Thầy đã quyết định tạm ngưng mục Hỏi đáp trong một thời gian để có thể chuyên tâm làm các Phật sự cần thiết khác.

Vậy, nếu có nhu cầu, Quý vị có thể sử dụng mục Tìm kiếm bên dưới (gõ từ khoá) hoặc bấm vào các tag đã được gắn theo từng chủ đề để tham khảo các câu Hỏi - Đáp về vấn đề của mình hoặc tương tự.

Sadhu sadhu lành thay!

Danh mục Hỏi Đáp Phật Pháp

Ngày gửi: 19-06-2021

Câu hỏi:

Kính thưa thầy!
Ngũ Uẩn có phải là Bản Ngã không ạ?
Con cảm ơn thầy!

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 18-06-2021

Câu hỏi:

Kính Thầy,
Từ lúc sinh ra, lớn lên tới giờ. Mỗi chúng ta đã vất vả, tốn bao công sức, thời gian, sự nỗ lực, nỗi đau khổ hạnh phúc… và xây dựng lên cho mình được một cái Ta. Cái Ta tạo ra khác biệt, phân biệt người này người kia. Chính do dính mắc, chấp vào cái Ta này mà đau khổ. Giờ mình thấy rõ, đập vỡ nó ra, trả pháp về cho pháp, không còn chấp vào nó nữa. Lúc này tất cả là sự vận hành, tương giao tự nhiên của pháp. Con đã thấy biết được như vậy.
Nhưng thưa Thầy, giờ đang sống trong Tục Đế, con buông ra không còn cái Ta này, sao con thấy khó sống quá. Đã là cuộc sống Tục Đế thì ắt phải có cái Ta để mà phân biệt, đối đãi. Ví dụ: mình là chồng thì đương nhiên phải làm tròn bổn phận của người chồng (tức phải có cái Ta chồng), mình là Quản Lý thì đương nhiên phải làm tốt trách nhiệm, vị thế của người quản lý (Cái Ta quản lý)… Vậy sống trong Tục Đế này, con làm sao buông bỏ cái Ta, để sống không Ta giữa cuộc sống mỗi người đều có 1 cái Ta được Thầy? Con mong Thầy giúp con thấy biết được rõ hơn.
Con cảm ơn Thầy.

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 18-06-2021

Câu hỏi:

Kính bạch Thầy,
Con đã được đọc sách của Thầy và một số nhà đạo học khác trong, ngoài Phật giáo. Nghiệm lại cuộc sống, quả thực “bản ngã” là một ảo tưởng nguy hiểm vì trạng thái “chấp ngã” thường muốn độc chiếm những gì nó cho là hạnh phúc, khoái lạc và diệt trừ những gì làm nó không vừa ý. Như vậy là chống lại dòng chảy tự nhiên của cuộc sống và bồi thêm cái khổ của tâm lý lên cái khổ tự nhiên về mặt sinh-vật lý. Lão Tử cũng nói: “Thiên hạ là món đồ thần, chẳng thể làm theo ý mình được đâu”. Còn Nietzsche thì nói Yes với mọi trải nghiệm sướng khổ trong cuộc đời.

Mặt khác, có nhà tâm lý học cho là thời gian hình thành bản ngã (thường rơi vào tuổi “trung niên”) là một giai đoạn cần thiết trong sự trưởng thành của con người. Vì trong giai đoạn ấy con người mình mới hình thành quan điểm, lập trường riêng, chọn lựa con đường riêng, biết từ chối những lời thuyết phục, lôi kéo nhất định từ người khác. Nghiệm điều này con cũng thấy đồng ý vì nếu không có giai đoạn này mình không thể hình thành “bản sắc độc đáo” của cá nhân và dễ trở thành một người “ba phải”. Mà con thấy sự “ba phải” thường không phải là điều tốt đẹp.

Hai điều trên, cái đầu thì nói bản ngã nguy hại, cái sau thì cho bản ngã là cần thiết. Con thấy có phần đồng ý với cả hai (không khéo lại “ba phải” nữa rồi?!). Vậy con xin thầy khai sáng giúp con, liệu hai quan niệm trên về “bản ngã” có chống báng nhau, bổ túc hay là sao ạ?
Con cám ơn Thầy nhiều lắm!

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 11-06-2021

Câu hỏi:

Dạ thưa Thầy, kể từ khi con nghe pháp của thầy, và đã thực hành theo, con cứ để bản ngã của mình tự làm theo mình muốn, việc của con chỉ việc nhận biết mà không chen vào. Nhưng con càng để bản ngã mình làm việc nó muốn thì nó càng lớn mạnh hơn. Xin thầy hãy chỉ dạy con giờ phải làm sao?

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 01-06-2021

Câu hỏi:

Mô Phật! Kính bạch Thầy cho con hỏi ạ:
Một đường là luôn sáng suốt biết rõ mình. Một đường thì nếu còn thấy có mình thì không Vô ngã. Con chưa hiểu nên thấy mâu thuẫn, xin Thầy chỉ dạy cho con ạ. Con xin cảm ơn Thầy!

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 25-05-2021

Câu hỏi:

Khi con tiếp xúc với người. Mà người đó không chấp nhận ý kiến con là đúng. Thì bất như ý nổi lên. Làm sao trở về được? Và trở về trên chính cái nóng giận đó phải không thầy, nó giằng co dữ lắm! Con xin tri ân thầy.

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 01-05-2021

Câu hỏi:

Thưa thầy, con nhận thấy con tự lừa dối mình rồi gán cho bản ngã chứ không có bản ngã nào cả. Giống như bên đạo công giáo nói: con người yếu đuối dễ bị sa ngã.

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 30-04-2021

Câu hỏi:

Thưa thầy, ngày nào còn cũng nghe thầy giảng, nhưng mọi chuyện con làm đều vì cái ta cái tôi của con. Con thấy con dở quá không buông được cái ta này. Nhưng hôm nay con đọc trên mạng rằng Phật Di Lặc thành đạo phải đợi 9 triệu năm. Con thấy an ủi, Phật Di Lặc còn phải tu 9 triệu năm. Không phải chỉ có mình tu dở.

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 11-04-2021

Câu hỏi:

Mô phật, thầy cho con hỏi khi đức Phật ngồi thiền quán ở cội bồ-đề chứng ngộ xong đức Phật có nói ta đã tìm được căn nhà thực sự của ta rồi nên khỏi tìm kiếm nữa thoát khỏi sinh tử, ngôi nhà thực sự của ta ý nghĩa là sao vậy thầy nhờ thầy chỉ dẫn dùm con, xin chân thành cảm ơn thầy.

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 07-04-2021

Câu hỏi:

Con thưa Thầy,
Con xin trình Thầy những cái hiểu của con về những gì đang diễn ra.
Từ ngày con tìm hiểu về Đạo Phật và được nghe Thầy giảng pháp, con đã thực hành và có nhiều lợi lạc. Bản ngã của con không còn to bự như lúc trước. Khi làm một việc gì con thuận pháp, ko đem quan điểm, đánh giá hay quyết định cá nhân mình áp đặt lên mọi người, cũng hiểu mọi người, từ đó có sự thông cảm và chấp nhận hơn. Cũng nhờ thái độ đó mà mọi người cũng chấp nhận, chia sẻ, đồng thuận với con hơn trong cả công việc lẫn cuộc sống. Tuy nhiên lúc con nhận thấy điều đó, con hân hoan. Con nghĩ khi hân hoan nổi lên chính là tự hào, là bản ngã đang hiện hữu, chỉ là vi tế hơn. Và lại có chút xấu hổ vì đã để bản ngã xâm lấn. Sự xấu hổ đó con nhận biết mình vẫn đang sân.
Con suy nghĩ vậy có đúng không ạ?
Con cảm ơn Thầy.

Xem Câu Trả Lời »