loading
Kết quả Tìm Kiếm: Có 20 câu hỏi có nội dung liên quan đến 'pháp học & pháp hành'.

Thông báo:

Trong một thời gian dài, mục Hỏi Đáp Phật Pháp của trang web đã nhận được rất nhiều câu hỏi của Phật tử từ khắp nơi gởi đến. Thầy Viên Minh đã trả lời tất cả các câu hỏi liên quan đến vấn đề học Pháp, hành Pháp. Hiện tại mục Hỏi đáp đã có khoảng hơn hai mươi ngàn câu hỏi đáp, trong đó Thầy đã chỉ ra cốt lõi của việc hành đạo, sống Thiền. Do vậy Thầy đã quyết định tạm ngưng mục Hỏi đáp trong một thời gian để có thể chuyên tâm làm các Phật sự cần thiết khác.

Vậy, nếu có nhu cầu, Quý vị có thể sử dụng mục Tìm kiếm bên dưới (gõ từ khoá) hoặc bấm vào các tag đã được gắn theo từng chủ đề để tham khảo các câu Hỏi - Đáp về vấn đề của mình hoặc tương tự.

Sadhu sadhu lành thay!

Danh mục Hỏi Đáp Phật Pháp

Ngày gửi: 15-09-2015

Câu hỏi:

Thưa Thầy, con là giáo viên và hiện giờ cũng đang là sinh viên. Trong quá trình học tập, con nhận thấy mình đang cố gắng tích lũy kiến thức không ngừng. Và sau này khi ra trường, con lại trở thành người giúp sinh viên tích lũy kiến thức, kỹ năng. Nếu không có đủ kiến thức và kỹ năng thì không thể hoàn thành chương trình, không lấy được văn bằng và không tìm được công việc tốt. Như Thầy thấy đó, xã hội bây giờ hầu như ở đâu cũng đòi hỏi tích lũy - cái này hay cái khác. Con cảm thấy mình đang bị kẹt giữa hai thái độ sống đối nghịch nhau, đó là tích lũy và từ bỏ, và con chỉ có thể chọn một trong hai. Nhờ lời dạy của Thầy, con hình dung được cái đẹp của sự từ bỏ, nhưng nếu chọn cách từ bỏ thì chắc là con không thể sống cuộc sống thế tục bình thường trong xã hội. Thưa Thầy, con nên giải quyết vấn đề này như thế nào? Có phải con bị kẹt vào lý luận không? Đối với con, câu hỏi này rất thật. Hiện giờ, con đang viết luận văn, và con đối mặt với câu hỏi này hầu như mỗi ngày, vì như Thầy biết, khi viết luận văn, con phải thu thập và trình bày sự hiểu biết của mình. <p>

Ngoài ra, nếu không có tâm mong cầu tích lũy kiến thức thì việc học kinh điển sẽ diễn ra như thế nào? Xin Thầy từ bi chỉ dạy cho con. Con cảm ơn Thầy rất nhiều.

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 19-06-2015

Câu hỏi:

Thầy ơi! Con nghe bài thầy giảng được, mà không thực hành được. Con mong Thầy giúp con.
Con cảm ơn Thầy

Chủ đề liên quan:

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 18-06-2015

Câu hỏi:

Kính thưa Thầy, <p>
Con quá chậm để viết thư kính chúc sức khoẻ thầy từ khi thầy ở Mỹ về sau đó Thầy lại bận ra Huế. <p>
Qua các bài giảng về Thiền con đã lãnh hội rất nhiều và nó đã đánh đổ hết những quan niệm hết sức sai lầm và nay con đã điều chỉnh được nhận thức và hành vi của mình. <p>
Có một điều con thắc mắc là, nếu tất cả những gì mình trải nghiệm trong cuộc sống đã là yếu tố của đời sống mình rồi và thực tại hiện tiền đã bao hàm tất cả những yếu tố đó và vì vậy mình chỉ cần sống trọn vẹn với cái đang là thì những sở thích, thói quen như thu thập những pháp ngữ của những bậc chân tu có làm thành "sở tri chướng" cho mình không ạ? <p>
Vì từ lâu những điều này đã ăn sâu vào "bhavanga" của con rồi và hiện nay con vẫn nghiên cứu và đọc rất nhiều các triết lý Tây Phương và các nhà Đạo đức Đông Phương hay sưu tầm các văn thơ của Sư Thúc. <p>
Kính chúc sức khỏe Thầy luôn kiết tường.
Con, HH.

Chủ đề liên quan:

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 05-06-2015

Câu hỏi:

Dạ thưa thầy, <p>
Con có điều băn khoăn muốn hỏi sư là con đã quy y Tam bảo rồi và thầy con thì tu theo Pháp Hoa. Nhưng con muốn học theo thiền vì con muốn trở về bản tâm thanh tịnh vốn có của mỗi chúng sanh. Vậy thì con phải bắt đầu ngồi thiền như thế nào và làm sao để đạt được kết quả mong muốn là thanh tịnh, nhẹ nhàng và an lạc trong thiền định ạ? <p>

Và cho con hỏi thêm là con phải tu theo pháp môn nào để con nhận ra được tánh không của mỗi chúng sinh vì con thường nghe quý thầy giảng pháp nhiều và con cũng đang hành theo lời Phật dạy nhưng tâm con vẫn dao động theo hoàn cảnh. Con kính mong sư ban cho con lời pháp ạ. <p>
Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật.

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 31-12-2013

Câu hỏi:

Dạ thưa thầy! "Ý thức" và "Vô thức" đều là bản ngã phải không thầy? Con thấy câu hỏi của một bạn ngày 28/12/2013 về "ON-OFF" và một bạn ngày 30/12/2013 về "kiểm soát tâm" có ý giống nhau. Đó là sự hiểu nhầm giữa hai khái niệm "ý thức" và "tánh biết", tưởng rằng "ý thức" là cái thầy gọi "tánh biết". Con thấy mình cũng đã hiểu nhầm như vậy! <p>

Cái "ý thức" vẫn là cái oang oang trong đầu, nó hay nói "mình nên làm thế này", "bây giờ mình trở về trọn vẹn trong sáng", "mình cứ nghĩ vẫn vơ, mình phải quay về thực tại"... Còn tánh biết thì "không sinh, không hữu, không tác, không thành" luôn lặng lẽ soi chiếu một cách tự nhiên mọi lúc mọi nơi kể cả lúc ngủ (vô thức)! Con hiểu về "pháp học" như vậy có đúng không hả thầy? Con chúc thầy luôn mạnh khoẻ!

Chủ đề liên quan:

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 08-12-2013

Câu hỏi:

Dạ thưa thầy, đọc câu hỏi một bạn gửi ngày 6/12/2013, hỏi về "Thọ Tưởng hành thức, thập nhị nhân duyên, danh sắc..." con thấy bạn này sao giống mình trước đây quá! Trước đây con cũng rất đau khổ khi tìm hiểu về ý nghĩa của những khái niệm này và những khái niệm đại loại như thế! Rồi tự cho mình một cách hiểu và thấy cái này sao mâu thuẫn với cái kia... rối rắm, buồn chán vô cùng! Con nghĩ sao người ta không xuất bản một từ điển Phật học để người học dễ dàng tra cứu khái niệm! Con cho rằng phải tìm hiểu hết, giải thích hết được thì mới siêu việt, mới đạt được trí tuệ! Nhưng bây giờ con đã biết đó chính là "cái ta lý trí"! Cái bản ngã tham lam muốn giải thích, muốn thỏa mãn trí tò mò! "Làm chủ" được "cái ta lý trí" này thì sẽ rất hạnh phúc vì không còn bị nó dẫn dắt nữa, khi cần thì có nó, lúc trở về nó tự dẹp qua một bên! <p>

Về từ điển Phật học, con nghĩ sẽ chẳng có được, vì không thể chính xác ý muốn nói trong từng trường hợp! Ngôn từ làm phương tiện thật là khó! Ví như từ "Pháp", bản thân nó đã có quá nhiều khái niệm làm rối người muốn tìm hiểu, khi không hiểu ý đồ người truyền đạt! <p>

Con nghĩ Đức Thế Tôn phân tích ra "Thọ, tưởng, hành, thức, danh sắc..." trong các kinh như bạn trên đã nêu là để dạy cho một vài đệ tử đã đủ "Hậu đắc trí"! Còn nếu mình cố mà giải thích bằng "lý trí" thì chỉ thêm "sở tri"! Có thể qua trải nghiệm, một lúc nào đó mình sẽ tự nhiên ngộ ra rõ ràng những điều này! <p>

Con nhớ trước đây con có đọc một câu chuyện đại ý là: Một người khăng khăng đòi Phật phải giải thích sự hình thành của vũ trụ, nếu không thì ông ta không theo tu với Phật nữa. Phật nói chỉ giúp cho ông ta thoát khổ, ông ta muốn biết điều đó để làm gì, và những gì Phật đã dạy so với cái biết của Người thì như một nắm lá với rừng xanh! Hồi đó con chỉ nghĩ Phật trả lời như thế là khôn khéo! Bây giờ con đã hiểu một cách mới mẻ và biết ơn! <p>
Cảm ơn Thầy nghe con tâm sự. Có gì không đúng mong Thầy chỉ dạy. Con chúc Thầy luôn mạnh khỏe!

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 12-10-2013

Câu hỏi:

Kính thưa thầy!Con xin thầy giải đáp giúp con với ạ.<p>
Con là thiền sinh Vipassana học dưới sự hướng dẫn của các thiền sư phụ tá của thầy S.N Goenka. Con cảm thấy rằng mình đang đi trên con đường đúng. Nhưng có người nói với con rằng: phải học Kinh, Luật, Luận để khi tu tập nếu gặp trở ngại còn biết cách xử lý. Con nhớ lời Đức Phật dạy, con đường giới định tuệ sẽ đưa tới giải thoát. Vậy con thực hành theo giới định tuệ có phải đã có pháp học trong đó không hay con còn phải học thêm kinh luật luận như người ta bảo? <p>
Con xin thầy chỉ dẫn cho con.
Con cảm ơn thầy và con xin đảnh lễ thầy!

Chủ đề liên quan:

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 04-09-2013

Câu hỏi:

Trước tiên con xin kính đảnh lễ Thầy và kính chúc Thầy thật nhiều sức khỏe. <p>
Sadhu lành thay, chúng con quả là có nhiều phước duyên khi được Thầy kiên nhẫn lắng nghe, tận tình chỉ dạy cho chúng con trên bước đường tu học. <p>

Thưa Thầy kính, trong một số buổi trao đổi với các bạn cùng học Pháp, con thấy các bạn ấy hiểu những lời dạy của Thầy như sau: "chúng ta cứ để tâm rỗng lặng trong sáng, mọi việc cứ để pháp vận hành, đừng cố công miệt mài kinh sách, cố công hành thiền..." Tuy nhiên, cái thấy biết của Thầy là cái thấy biết của một vị đã thông suốt Pháp học, Pháp hành, còn chúng con như những kẻ đang lạc trong rừng sâu, giữ tâm trong sáng nhưng cũng phải học hỏi bản đồ để ra khỏi khu rừng rậm ấy. Ví như một người đang ốm cần phải kiêng sương gió mà cứ bắt chước một người khỏe mạnh xông pha ra ngoài trời tuyết thì sẽ không ổn. Con cũng như các bạn ấy còn rất sơ cơ, phiền não thì nhiều mà rất ít hiểu biết về những điều Đức Phật dạy. Con cũng thảo luận với các bạn ấy rằng: nếu chúng mình không chăm chỉ học những lời dạy của Đức Phật thì cũng giống như toa thuốc mà không chịu đọc thì mong gì được uống thuốc để khỏi bệnh. Và dĩ nhiên là học Pháp và thực hành Pháp với mục đích là nhận diện ra phiền não chứ không phải để làm to thêm cái bản ngã của chính mình. <p>

Hôm nay con kính trình lên Thầy vấn đề này, kính mong Thầy từ bi soi sáng cho chúng con. Con kính tri ân Thầy rất nhiều.

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 17-06-2013

Câu hỏi:

Kính Thầy,<p>
Phật dạy có tới 84 ngàn pháp môn tu tập, tùy theo căn cơ cuả mỗi người. Làm thế nào để con có thể biết là mình thích hợp với pháp tu gì để thực hành có kết quả để chuyển hoá được tham sân si của mình?<p>
Con kính xin Thầy hoan hỷ chỉ dạy cho. Con thành tâm kính lễ Thầy.

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 13-03-2013

Câu hỏi:

Thưa thầy khi đã thấy và sống với pháp hành thì khi đó ta bỏ hẳn pháp học có được không, lúc đó chỉ còn sống với pháp hành thôi, đời sống lúc đó là như thị có được không ạ?

Chủ đề liên quan:

Xem Câu Trả Lời »