loading
Kết quả Tìm Kiếm: Có 30 câu hỏi có nội dung liên quan đến 'đừng vội tin'.

Thông báo:

Trong một thời gian dài, mục Hỏi Đáp Phật Pháp của trang web đã nhận được rất nhiều câu hỏi của Phật tử từ khắp nơi gởi đến. Thầy Viên Minh đã trả lời tất cả các câu hỏi liên quan đến vấn đề học Pháp, hành Pháp. Hiện tại mục Hỏi đáp đã có khoảng hơn hai mươi ngàn câu hỏi đáp, trong đó Thầy đã chỉ ra cốt lõi của việc hành đạo, sống Thiền. Do vậy Thầy đã quyết định tạm ngưng mục Hỏi đáp trong một thời gian để có thể chuyên tâm làm các Phật sự cần thiết khác.

Vậy, nếu có nhu cầu, Quý vị có thể sử dụng mục Tìm kiếm bên dưới (gõ từ khoá) hoặc bấm vào các tag đã được gắn theo từng chủ đề để tham khảo các câu Hỏi - Đáp về vấn đề của mình hoặc tương tự.

Sadhu sadhu lành thay!

Danh mục Hỏi Đáp Phật Pháp

Ngày gửi: 10-10-2019

Câu hỏi:

Con xin đảnh lễ Sư Ông. Con có đọc một cuốn sách có nội dung như vầy
"Trong phép tu thiền định, từ: Tầm, sát, hỷ, lạc, tịnh, định, là từ con đường của nhân loại bước tới Niết Bàn.
Định là NIẾT BÀN. Tịnh là TỊNH ĐỘ. Lạc là CỰC LẠC hay cõi trời VÔ SẮC GIỚI. Hỷ là cõi trời SẮC GIỚI. Tầm sát là cõi trời DỤC GIỚI.
Đó là những nấc thang tấn hóa của nhân loại. Nghĩa là:
1.- BẬC SƠ THIỀN phải tu năm phép này: Lấy TẦM SÁT làm gốc vốn, để đến hỷ, lạc, tịnh, định. Có tầm sát là tầm tõi quán xét, dục muốn sự thiện, mới dứt qua khỏi ác nhơn tội lỗi, mà đến lần được, hỷ, lạc, tịnh, định, nên kêu gọi là Dục giới thiên, cái cảnh dục của lớp trên nhơn loại.
2.- BẬC NHỊ THIỀN còn tu bốn phép này: Lấy HỶ làm chỗ ở, để đến với lạc, tịnh, định. HỶ là sự mầng, mầng sống trong sự thiện lành tốt đẹp, đúng theo lẽ có có, nên kêu gọi là Sắc giới thiên, lớp trên cao hơn cảnh dục muốn. Trình độ của nguời đã qua khỏi sự tầm sát.
3.- BẬC TAM THIỀN còn tu ba phép này: Lấy LẠC làm chỗ ở, để đến với tịnh, định. Lạc là sự vui, vui sống trong cảnh không không tất cả, cũng không còn có thiện nữa, nên kêu gọi là Vô sắc giới thiên. Vô sắc giới thiên là tên gọi nơi người cư sĩ, chớ nếu xuất gia, thì kêu là Cực Lạc. Lớp trên cao hơn cảnh sắc có có. Trình độ của người đã qua khỏi sự hỷ.
4.- BẬC TỨ THIỀN còn tu hai phép này: Lấy TỊNH làm chỗ ở, để đến với định. Tịnh là sạch, là sống trong sạch, trong sự giải thoát xuất gia, nên gọi là Tịnh độ, Tịnh độ là lục độ thanh tịnh, lớp cao trên hơn cảnh Vô sắc và Cực Lạc. Trình độ của người đã qua khỏi sự lạc.
5.- BẬC NGŨ THIỀN hay ĐẠI ĐỊNH là còn một phép này: Lấy ĐỊNH làm chỗ ở, không còn đi đâu nữa cả. ĐỊNH là yên lặng, sự sống yên lặng hoàn toàn nên gọi là Niết Bàn, Niết Bàn là đứng ngừng hưu trí, ngưng việc rốt ráo, không còn chỗ đến, đến đây là kết quả mục đích. Lớp trên cao hơn Tịnh độ, cao trên hơn hết. Trình độ của người đã qua khỏi sự tịnh sạch.
ĐÓ LÀ PHÉP TU TRÊN NHƠN LOẠI:
Sơ định là: Tầm sát, hỷ, lạc, tịnh, định.
Nhị định là: Hỷ, lạc, tịnh, định
Tam định là: Lạc, Tịnh, Định
Tứ định là: Tịnh, định
Ngũ định là: Định
1.- SƠ ĐỊNH, là cảnh trời Dục giới thiên, cảnh của người cư sĩ giữ 5 giới chay kỳ, ở tại nhà.
2.- NHỊ ĐỊNH, là cảnh trời Sắc giới thiên, cảnh của người cư sĩ giữ 8 giới, trường chay, ở am chùa.
3.- TAM ĐỊNH, là cảnh trời Vô sắc giới thiên, cảnh của người cư sĩ, giữ 10 giới, ngọ chay, không tiền, ở cốc, hang, động, hoặc là xứ Cực Lạc của người tu tập xuất gia khất sĩ ở trong Giáo hội.
4.- TỨ ĐỊNH, là cảnh Tịnh độ Tây phương của bậc tu xuất gia khất sĩ thanh tịnh, giữ 250 giới giải thoát.
5.- NGŨ ĐỊNH, là cảnh Niết bàn, của những bậc đắc thiền định hay đại định.
Đó nghĩa là từ cảnh trời Dục giới, đến Sắc giới, đến Vô sắc hay Cực Lạc sẽ đến Tịnh độ, và đến Niết Bàn, tức là danh từ tên gọi của pháp thiền định, chỗ ở của tâm, chớ không phải ở đâu hết. Như thế tức là sự chỉ rõ ra rồi, từ đây chắc không còn ai hiểu lầm nữa.
Thế thì chỉ có sự thật lo tu là đúng hơn hết."
Con muốn hỏi Sư Ông trạng thái ngũ định có phải là niết bàn không ạ. Vì con biết Đức Phật đã bỏ thiền định chuyển sang tu thiền tụê mới đắc đạo. Mong Sư Ông giãi nghi cho con. Con xin tri ân!

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 07-09-2019

Câu hỏi:

Kính thầy, lâu nay con sống hướng tâm Tinh Tấn Chánh Niệm Tỉnh Giác và thấy biết bản ngã ảo tưởng không thật, tánh biết thanh tịnh có thật. Con thực hành sống trọn vẹn với tâm thanh tịnh và xa rời kinh sách, ngôn từ, nghi ngờ. Hôm nay lân la vào mục hỏi đáp thấy câu trả lời của thầy: "Nếu đã có vô số Bồ-tát cứu độ chúng sanh, sao chỉ mấy trăm tỷ người trên trái đất này (ước chừng trung bình 10.000 Bồ-tát cứu một người) mà không cứu nổi để họ còn khổ hoài vậy?". Con giật mình lơ ngơ, tính cho qua nhưng tâm có nghi, xin thầy giải giúp?
Con giật mình lơ ngơ là vì:
1/ Nếu con người - chúng sinh là thật, bồ tát là thật, thì vô số bồ tát sao độ được vô số chúng sinh (vì 100 tỷ người này hết thì nhiều trăm tỷ khác sinh ra - do chúng sinh là vô số trong tam giới).
2/ Nếu con người - chúng sinh là thật, bồ tát là giả, thì bồ tát này là tùy dụng lập danh - phương tiện cứu độ. (cái này không đúng vì có phật thật, có thầy tổ thật, có thiện tri thức thật. Vậy có bồ tát thật).
3/ Nếu con người - chúng sinh là giả, bồ tát là thật, thì bồ tát độ ai?
4/ Nếu con người - chúng sinh là giả, bồ tát là giả, thì... thuốc giả trị bệnh giả - tất cả đều chẳng thật. vậy sao tánh biết thanh tịnh thấy bản ngã ảo tưởng. Chẳng lẻ tánh biết thanh tịnh này cũng giả luôn sao?
Thầy ơi, tâm con có nghi, thầy giải nghi giúp con.
Con đảnh lễ thầy và tri ân thầy./.

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 09-07-2019

Câu hỏi:

Con kính bạch Thầy. Mỗi ngày con dành được 15 phút để nghe Thầy giảng pháp. Qua những bài giảng, con hiểu Thầy dạy chúng con chỉ cần sống trọn vẹn tỉnh thức với thực tại buông bỏ bản ngã là được rồi. Nhưng một ngày con lên lớp học, hai lần khoảng 4 tiếng, là Sư bà và Ni sư trong chùa con dạy lúc nào cũng phải cố gắng trong từng sát-na kẻo vô thường tấn tốc sẽ không kịp đến lúc ra đi không biết về đâu. Khi thực hành lời Thầy dạy, con thấy trong tâm rất nhẹ nhàng và tự tin hơn trong hành trình giác ngộ giải thoát, nhưng con cũng bị ảnh hưởng bởi lời dạy của Sư bà và Ni sư nên tâm con lại bị trầm ngâm lại. Hơn nữa, với quan điểm đó đôi khi con cảm thấy mình đã cố gắng tu học và công quả hết sức rồi nhưng đối với Sư bà và Ni sư thì đó chỉ là được một chút xíu thôi, chính vì thế làm cho con mệt mỏi cả về tâm lí và công việc. Vậy con kính mong Thầy chỉ giúp con làm sao để con có thể thực hành tu tập và sống an lạc trong hiện tại và có một hướng đi tốt cho tương lai. Con rất cảm ơn Thầy.
Nam-mô Bổn Sư Thích-ca Mâu-ni Phật.

Chủ đề liên quan:

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 08-11-2018

Câu hỏi:

Thưa Thầy,
Mấy ngày qua tâm con tiếp xúc quá nhiều kênh, con không biết kênh nào của Thầy nên con bị các kênh khác lừa. Con xin Thầy chỉ dạy. Con xin tri ân Thầy và cầu mong Tam Bảo gia hộ để Thầy luôn khỏe mạnh cho chúng sinh được nương tựa vào sự chỉ dạy của Thây mà giác ngộ.

Chủ đề liên quan:

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 16-06-2018

Câu hỏi:

Con kính chào thầy ạ!
Thưa thầy con xin thầy cho con ý kiến về việc đọc sách của Osho. Vì con thấy có những ý kiến trái chiều. Mà bản thân thì kiến thức đạo còn non kém nên con sợ mình sẽ đi nhầm đường. Con mong thầy chỉ dạy ạ. Con cám ơn thầy. Con chúc thầy có thật nhiều sức khỏe và an lạc ạ!

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 20-07-2017

Câu hỏi:

"Tại sao Phật tử Ðại Thừa lại có giới ăn chay? Trong hai kinh Ðại Thừa: Lăng Già và Ðại Bát Niết Bàn, đức Phật dạy đệ tử không được ăn thịt cá. Ðại ý trình độ chư Tỳ Kheo lúc ban đầu còn thấp kém, chưa có thể lãnh thọ giáo pháp Ðại Thừa nên Phật nói pháp Tiểu Thừa, phương tiện cho các Thầy dùng ngũ tịnh nhục. Sau này trình độ các Thầy khá hơn, lãnh thọ được pháp Ðại Thừa nên Như Lai cấm tuyệt không cho ăn thịt cá nữa. Nếu còn ăn các thứ ấy thì còn phạm giới sát sinh, không trực tiếp thì cũng gián tiếp sát sinh, làm mất hạt giống từ bi. Sau nữa Ðại Thừa có kinh Phạm Võng nói về Bồ Tát giới: gồm 10 giới trọng và 48 giới khinh, trong đó giới khinh thứ 3 cấm ăn thịt. Bởi thế người nào thọ giới Bồ Tát phải trường trai."
Con bạch Thầy, đây là trích đoạn trong bài giảng của một vị thầy. Con không biết nó như thế nào trong truyền thống nguyên thủy ạ. Con kính đảnh lễ thầy. Con kính tri ân Thầy ạ.

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 21-02-2017

Câu hỏi:

Con chào thầy ạ!
1)Thưa thầy, con đọc trên trang
http://www.dharmasite.net/bdh29/CanhGioiThien.html
có nói rằng người nhập sơ thiền thì ngưng thở, nhập nhị thiền thì không những ngưng thở mà tim cũng ngừng đập.
Nhưng trên trang wiki thì đến bậc thiền thứ 4 các hoạt động vô thức như hô hấp, tuần hoàn bài tiết mới ngưng:
https://vi.m.wikipedia.org/wiki/Tứ_thiền_định
Con không biết đâu mới đúng ạ?
2) Thầy cho con hỏi một người tu 30 pháp ba la mật theo hạnh nguyện thì sẽ "không vội thấy ra sự thật" vì khi đó họ đã chứng ngộ rồi nên phải nhập niết bàn sẽ không còn thời gian để cứu độ chúng sanh nữa phải không ạ. Như vậy việc phát nguyện có ảnh hưởng gì đến việc" thấy ra sự thật" không thưa thầy? (Vì con đọc trong tích truyện bồ tát đạo sĩ sumedha trong một kiếp nào đó có đầy đủ căn tánh có thể đắc quả giải thoát ngay trong kiếp đó nhưng ngài lưỡng lự chưa chịu nhập niết bàn sớm, tiếp tục tu thêm cho đến khi gặp Đức Phật Ca diếp thọ ký thành Phật toàn giác)
Con cảm ơn thầy ạ!

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 27-10-2016

Câu hỏi:

Kính bạch Thầy,

Trước kia con là người Công giáo. Khi 20 tuổi con bỏ sang đạo Tin Lành 3 năm. Sau đó con không theo đạo nào cả, chỉ tin sâu nhân quả mà sống. Đến năm con 55 tuổi con mới bắt đầu học Phật, từ đó con nghe Pháp và đọc sách về Phật pháp thường xuyên, bắt đầu từ HT Từ Thông, sau con quy y Theo Thiền Trúc Lâm của HT Thanh Từ và các đệ tử. Gần một tháng nay con có cơ duyên nghe trên Youtube một số bài pháp của HT Giới Đức và từ đó con mới gặp được thầy qua trang web này. Con nghe các bài giảng cũa thầy và sư Gioi Đức về thiền minh sát và sáng ra được nhiều điều về cách hành thiền trong đời sống. Tuy nhiên con có rất nhiều điều không hiểu rõ nên xin thầy khai thị:

1. Sống trọn vẹn tỉnh giác với cái mình đang là ngay tại đây và bây giờ. Nhưng cái tôi đang là còn không hoàn hảo, còn tham sân si, còn ham muốn nhiều thì sao?

2. Kinh Phật rất khó hiểu vì quá nhiều từ Hán Việt. Về nội dung con thấy có nhiều điều như là hoang đường, không đúng với đức Phật lịch sử, như nói đức Phật lên cung trời Đao Lợi giảng pháp cho mẹ. Như vậy có thể hiểu là sau khi chết vẫn có một cái ngã trường tồn hay sao?

3. Làm thế nào để biết được những lời giảng thật sự của Phật mà không phải là do các tổ sau này thêm vào?

4. Năm nay con đã 71 tuổi rồi. Con biết rõ ràng là mình sẽ chết. Vậy ý nghĩa của sự hiện hữu một đời người là gì? Sau bao nhiêu khổ vui thành bại vinh nhục, công danh sự nghiệp rồi cũng thành không. Vậy thì ý nghĩa tất cả mọi sự tồn sinh này là gì?

Con xin lỗi đã hỏi nhiều. Con xin Thầy từ bi cho con vài lời hướng dẫn để con biết trở về với chính mình tại đây và bây giờ.

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 10-07-2016

Câu hỏi:

Tối ngày 7/7/16 vừa rồi ở Hà Nội con có nghe Thầy giảng, câu hỏi cuối của một thiện nam xin ý kiến Thầy về một phái tu ở Thái Lan mệnh danh là AHOSI, con nghe Thầy chỉ nêu kinh Kalama đức Phật dạy đừng vội tin và đừng vội bỏ, mà nên xem cách tu đó có đúng Bát Chánh Đạo không, vì ở đâu không có Bát Chánh Đạo ở đó không có giải thoát giác ngộ. Nhưng khi đọc trên facebook thấy anh TĐ tóm tắt lời giảng của Thầy có vẻ như phản đối cách tu AHOSI. Vậy con xin Thầy nói lại tóm tắt nội dung giải đáp hôm đó để những Phật tử không nghe bài giảng không hiểu lầm Thầy. Con xin cảm ơn thầy.

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 08-12-2015

Câu hỏi:

Con chào thầy ạ, thưa thầy cho con hỏi lục đạo luân hồi có phải xuất hiện sau thời đức Phật vài trăm năm không ạ? Con nghe một vị tăng sĩ nói rằng cảnh giới địa ngục được nhắc đến trong kinh địa tạng là hình ảnh vay mượn từ bà-la-môn giáo không phải do Phật thuyết. Con không rõ lắm, có phải cảnh giới địa ngục có những con quỷ sứ hành hình tội nhân không ạ? Con cảm ơn thầy!

Xem Câu Trả Lời »