loading
Kết quả Tìm Kiếm: Có 45 câu hỏi có nội dung liên quan đến 'tôn giáo khác'.

Thông báo:

Trong một thời gian dài, mục Hỏi Đáp Phật Pháp của trang web đã nhận được rất nhiều câu hỏi của Phật tử từ khắp nơi gởi đến. Thầy Viên Minh đã trả lời tất cả các câu hỏi liên quan đến vấn đề học Pháp, hành Pháp. Hiện tại mục Hỏi đáp đã có khoảng hơn hai mươi ngàn câu hỏi đáp, trong đó Thầy đã chỉ ra cốt lõi của việc hành đạo, sống Thiền. Do vậy Thầy đã quyết định tạm ngưng mục Hỏi đáp trong một thời gian để có thể chuyên tâm làm các Phật sự cần thiết khác.

Vậy, nếu có nhu cầu, Quý vị có thể sử dụng mục Tìm kiếm bên dưới (gõ từ khoá) hoặc bấm vào các tag đã được gắn theo từng chủ đề để tham khảo các câu Hỏi - Đáp về vấn đề của mình hoặc tương tự.

Sadhu sadhu lành thay!

Danh mục Hỏi Đáp Phật Pháp

Ngày gửi: 09-08-2012

Câu hỏi:

Kính thưa thầy, con là một Phật tử thấm nhuần về đạo lý nhà Phật và con đã dạy các cháu hướng về đạo. Nhưng con gái của con đã gặp người hôn phối là người công giáo, họ muốn con gái con theo đạo. Anh chồng cứ năn nỉ vợ, nhưng con gái con không chịu, anh ta rất buồn. Con vì hạnh phúc hôn nhân của con gái con nên nói: "Nếu gia đình chồng muốn con theo đạo công giáo thì con cứ yes cho qua chuyện. Trong lòng con không tin thì làm sao ép được con." Nhưng con cứ băn khoăn vì nghĩ là sống với chồng mà cả đời lừa dối về niềm tin tôn giáo, con không biết phải dạy cháu như thế nào, mà biểu con gái con theo đạo thì chắn chắn nó không chịu. <p>
Xin Thầy cho con ý kiến. Con xin cám ơn Thầy.

Chủ đề liên quan:

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 03-06-2012

Câu hỏi:

THƯA HÒA THƯỢNG! CÓ MỘT SỐ NGƯỜI CÓ CÁI NHÌN RẤT PHIẾN DIỆN CỤC BỘ, CHỈ CẦN KHÁC TÔN GIÁO, KHÁC SỰ TIN NGƯỠNG MÀ Ở GẦN NHAU THÌ GIỐNG NHƯ BẦU TRỜI THIẾU KHÔNG KHÍ!
VÌ THẾ, CON MUỐN THỈNH HÒA THƯỢNG NẾU THUẬN DUYÊN XIN NGÀI VÌ CHÚNG CON DẠY VỀ CÁI THẤY ĐẠO CỦA CHÚA, CỦA LÃO TỬ, CỦA DỊCH LÝ, CỦA KRISHNAMURTI, CỦA OSHO!
CON XIN TRI ÂN HÒA THƯỢNG!
LỜI THỈNH CẦU CỦA CON CÓ GÌ QUÁ ĐÁNG CON XIN SÁM HỐI HÒA THƯỢNG!

Chủ đề liên quan:

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 24-05-2012

Câu hỏi:

Thưa Sư cho con hỏi tu tập theo Pháp Luân Công (http://www.falundafa.org/Vietnamese) mang lại sức khỏe, nhưng ta có thấy được thực tánh Pháp từ phương pháp này không? Xin tri ân Sư!

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 12-05-2012

Câu hỏi:

Kính thưa thầy, gia đình con theo đạo Cao Đài, nay con muốn theo đạo Phật Nguyên Thủy, con cần phải làm lễ xả bỏ đạo cũ rồi theo đạo Phật. Xin thầy chỉ dạy con phải làm gì?

Chủ đề liên quan:

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 01-05-2012

Câu hỏi:

Con thường nói với hai đứa con của con rằng đạo Phật Nguyên Thủy mà con đang học và thực hành là đúng nhất. Các đạo khác đều có nói phải làm điều lành, tránh điều dữ, nhưng chỉ hạn chế trong tiêu chuẩn đúng sai của thế gian. Hôm qua con gái con nó nghe Sư Ajahn Brahm giảng rằng đừng có be conceited, khi nào cũng tự cho phương pháp của mình là đúng nhất, thầy mình là nhất rồi không chịu lắng nghe quan điểm của người khác, phải biết đứng vô trong đôi dép của người khác để thấy bức tranh to rộng hơn. Thế là con của con nó nói, "mẹ mắc phải sai lầm này đây". Con biết con không sai, con không có thì giờ để đi tìm tòi lượm lặt những điều tốt trong các giáo phái khác. Con có sẵn một cánh đồng lúa, tại sao con phải đi mót lúa ở trong đống rơm khô? Nhưng con không biết làm sao mà giải thích cho con của con. Xin Thầy giúp cho chúng con với.

Chủ đề liên quan:

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 16-04-2012

Câu hỏi:

Kính thưa thầy, đọc những câu hỏi trong trang web cũng như những email từ bạn bè, con xin được chia sẻ. Trước đây con cũng rất hoang mang không biết đâu là kinh điển từ kim khẩu đức Phật và đâu là do người sau phóng tác... Mãi đến khi được học pháp do Thầy chỉ dạy, thật là tuyệt vời, con mới nhận ra pháp chân thật nơi chính mình; thấy ra sự thật và sống với sự thật đó. Giản dị biết bao, tánh biết và pháp luôn hiện hữu thật tự nhiên; bàng bạc khắp nơi mà dụng hoài không hết... Con mới có được cái nhìn phóng khoáng, không bài xích hay phân biệt bất cứ ai, tôn giáo hoặc tông phái này nọ. Vì chúng sanh mỗi người mỗi trình độ nên căn cơ tới đâu thì thích ứng với giáo pháp đó. Tất cả các kinh điển triển khai hay các phương pháp tu tập cũng nhắm vào căn cơ trình độ của mỗi chúng sanh đó. Kính xin thầy chỉ dạy thêm ạ. <p>
Con kính chào Thầy.



Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 16-03-2012

Câu hỏi:

Kính thưa Thầy, con muốn nhờ Thầy nêu một vài nhận xét về tôn giáo Cao Đài Tây Ninh.

Chủ đề liên quan:

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 15-03-2012

Câu hỏi:

Thưa Thầy! Nếu như truyền thống Ông Bà Cha Mẹ theo đạo Phật, mà người đó theo đạo Chúa. Thì khi Ông Bà Cha Mẹ người đó qua đời, người đó vì sợ tội, phạm phải điều răn của Chúa, nên không dám tụng kinh để cầu siêu cho Ông Bà Cha Mẹ, không đi Chùa, lạy Phật mà chỉ nhờ chư Tăng đến nhà tụng kinh cầu siêu dùm thôi, thì có được không thưa Thầy? Và nếu Ông Bà Cha Mẹ theo truyền thống đạo Phật thì sau khi Ông bà Cha Mẹ mất đi, cũng phải theo nguyện vọng của Ông Bà Cha Mẹ là để ảnh thờ của Ông Bà Cha Mẹ phía dưới bàn thờ Phật (chứ không được để dưới bàn thờ Chúa của người con theo đạo Chúa, chỉ thờ ảnh của thế hệ người thân nào theo đạo Chúa, thì mới để ảnh thờ của họ dưới bàn thờ Chúa) đúng không thưa Thầy? Con có vài lời mạo muội. Mong Thầy hoan hỷ chỉ dẫn! Xin cảm ơn Thầy!

Chủ đề liên quan:

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 14-03-2012

Câu hỏi:

Thưa Thầy! Con có đọc 1 trang web về 1 cuộc phỏng vấn với Đức Dalai Lama, con xin trích lại 1 phần nội dung của cuộc phỏng vấn đó: <p>
ĐỨC ĐẠT LAI LẠT MA: VẤN ĐÁP VỚI OPRAH <p>
OPRAH: Mặc dù ngài tin tưởng rằng Đạo Phật là con đường đưa đến hạnh phúc, nhưng ngài khuyến khích những người khác duy trì tín ngưỡng của chính họ. Đúng thế chứ?<p>
ĐỨC ĐẠT LAI LẠT MA: Đúng như thế. Tôi luôn luôn nhấn mạnh rằng thật an toàn hơn và tốt đẹp hơn để tiếp tục theo đuổi tín ngưỡng riêng của mỗi người. Những tôn giáo quan trọng khác đã hàng nghìn năm tuổi và có truyền thống lâu dài.<p>
OPRAH: Ngài có tin rằng người ta có thể là một Ki Tô hữu nhưng vẫn có thể thực hành Phật Pháp chứ?<p>
ĐỨC ĐẠT LAI LẠT MA: Vâng, tôi nghĩ như thế. Có những kỹ năng của Đạo Phật, chẳng hạn như thiền quán, mà bất cứ người nào cũng có thể tiếp nhận. Và, dĩ nhiên, có những giáo sĩ và nữ tu Ki Tô đã sử dụng những phương pháp của Phật Giáo nhằm để phát triển sự hy hiến, từ bi, bác ái, và khả năng để tha thứ của họ.<p>
Đức Đạt lai Lạt ma vừa tròn 76 tuổi hôm thứ Tư 6-7-2011, một ngày cũng là khởi đầu cho một loạt buổi thuyết giảng, truyền pháp và hướng dẫn tu học pháp môn Kalachakra cho nhiều ngàn Phật tử tại vùng thủ đô Hoa Thịnh Đốn.<p>
Trả lời một câu hỏi rằng có thể nào một người vừa là tín đồ Ki Tô giáo (Christianity, còn dịch là Cơ Đốc giáo, hay Thiên Chúa giáo), vừa là Phật tử được không, đức Đạt lai Lạt ma đã trả lời:<p>
“... Tôi đã trả lời câu hỏi này một cách gián tiếp khi tôi nói rằng niềm tin vào một đấng sáng tạo có thể đi kèm với sự hiểu biết về tánh Không. Tôi tin có thể bước đi trên đường tâm linh và hài hòa Ki Tô giáo với Phật giáo. Nhưng khi tới một mức độ chứng ngộ nào đó, sẽ phải cần lựa chọn giữa hai con đường này. Tôi mới đây đã có loạt thuyết giảng tại Mỹ và một trong những thuyết giảng này là về sự kham nhẫn và bao dung. Vào cuối buổi thuyết giảng, có một nghi lễ để lập nguyện Bồ-tát. Một linh mục Ki Tô giáo trong hội trường muốn lập nguyện này. Tôi mới hỏi vị đó rằng, vị đó có quyền tự quyết định như thế không, và rồi vị này trả lời rằng có quyền đó, dĩ nhiên, vị này có thể lập nguyện, và vẫn là một Cơ Đốc nhân.”<p>
Vậy con xin hỏi Thầy! Một Ki Tô hữu vẫn có thể thực hành Phật Pháp, chẳng hạn như thiền quán, sử dụng những phương pháp của Phật Giáo nhằm để phát triển sự hy hiến, từ bi, bác ái, và khả năng để tha thứ của họ mà không có gì trở ngại phải không Thầy?<p>
Và nếu như truyền thống Ông Bà Cha Mẹ theo đạo Phật, mà người đó theo đạo Chúa. Thì khi Ông Bà Cha Mẹ người đó qua đời, người đó vì sợ tội, phạm phải điều răn của Chúa, nên không dám tụng kinh để cầu siêu cho Ông Bà Cha Mẹ, không đi Chùa, lạy Phật mà chỉ nhờ chư Tăng đến nhà tụng kinh cầu siêu dùm thôi, thì có được không thưa Thầy?<p>
Và nếu Ông Bà Cha Mẹ theo truyền thống đạo Phật thì sau khi Ông bà Cha Mẹ mất đi, cũng phải theo nguyện vọng của Ông Bà Cha Mẹ là để ảnh thờ của Ông Bà Cha Mẹ phía dưới bàn thờ Phật (chứ không được để dưới bàn thờ Chúa của người con theo đạo Chúa, chỉ thờ ảnh của thế hệ người thân nào theo đạo Chúa, thì mới để ảnh thờ của họ dưới bàn thờ Chúa) đúng không thưa Thầy?<p>
Con có vài lời mạo muội. Mong Thầy hoan hỷ chỉ dẫn!
Xin cảm ơn Thầy!

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 14-03-2012

Câu hỏi:

Thưa Thầy! Con tình cờ lang thang trên mạng & đọc được 1 số thông tin sau: <p>

Ðối với những triết gia châu Âu, có lẽ điều này không được thoải mái lắm, vì họ thích sự rõ ràng và dứt khoát. Cho nên có người dám nói rằng “Thượng đế không có thật” và người khác thì quả quyết rằng “Thượng đế có thật”. Những người này sẽ nghĩ gì với quan điểm sau đây trong Luận vãng sanh: “Hãy nhận ra tánh không các thức của ngươi chính là Phật tánh. Hãy xem Phật tánh là ý thức của chính ngươi. Hãy tinh tấn an trụ trong ý thức đó của chư Phật”. E rằng quan điểm này sẽ không làm cho các nhà triết học cũng như thần học châu Âu thấy hài lòng.<p>

Người phương Ðông không bị cướp mất mặt trời, như người theo đạo Thiên chúa, là người mà Chúa của họ bị cướp đi. Ðối với người phương Ðông, tâm thức của họ chính là ánh sáng của Thượng đế và Thượng đế chính là tâm thức. Nghịch lý này người phương Ðông chịu đựng xem ra dễ dàng hơn, hơn là Agelus Silesius[5] đáng thương. (Vị này ngày nay cũng không còn hợp thời trong ngành tâm lý học nữa.)<p>

Ðối với tư tưởng châu Âu thì sự thực hiển nhiên này, hoặc quá hiển nhiên nên họ bỏ qua; hoặc họ phủ định một cách hồ đồ. Ðối với tư tưởng châu Âu, khi nói đến chữ tâm lý, người ta hầu như muốn nói chỉ tâm lý thôi. Khái niệm tâm thức được xem như một cái gì rất nhỏ nhoi, yếu kém, riêng tư, chủ quan, và tương tự như thế. Người ta thích dùng chữ tinh thần hơn, làm như là có một tinh thần chung nhất, thậm chí một tinh thần tuyệt đối. Có lẽ đây là một sự đền bù cho quan điểm nhỏ nhoi đáng thương khi nói về tâm thức. Có lẽ cũng vì lý do đó mà Anatole France, trong tác phẩm Ile des Pingouins đã cho Catherine d’Alexandrie khuyên Chúa như sau: “Ngài hãy cho họ một linh hồn, nhưng một ít thôi.” Một câu nói có giá trị cho nền văn minh châu Âu.<p>

Và nội dung thứ 2 mà con đọc được, như sau: <p>
Còn Đạo Chúa thì sao? Đạo Chúa dạy chỉ có một kiếp. Nếu chỉ có một kiếp, mà chúng ta tin có nhiều kiếp thì chết sẽ đau khổ mãi mãi trong hỏa ngục. Ngược lại, có nhiều kiếp mà chúng ta tin có một kiếp, thì vẫn còn cơ hội làm lại cuộc đời. <p>

Sự khác biệt thứ 3:<p>
Đối với giáo lý nhà Phật dạy tín đồ đi vào con đường "Xuất Thế" như: Diệt khổ, diệt dục, diệt tham sân si, cố gắng thoát khỏi cảnh "Đời Là Bể Khổ". Tự mình đi tìm con đường cứu lấy chính mình thoát khỏi nghiệp báo, nghiệp chướng, ách khổ bằng những hình thức: ăn chay trường, đi lễ chùa vào những ngày rằm, mùng 1 âm lịch, cả những việc bác ái, thực hiện để trả nợ đời.<p>
Với niềm tin Kitô Giáo nói chung và đạo Công Giáo nói riêng, luôn mời gọi và dạy Tín Hữu học theo Đức Kitô đi vào con đường "Nhập Thế" Ngài là Thiên Chúa tối cao, theo ngôn ngữ dân gian vẫn gọi Ngài là "Ông Trời" nhưng Ngài đã từ bỏ cõi trời vinh quang, hạnh phúc, xuống mặc lấy thân phận con người sống giữa con người cùng đồng cam cộng khổ với con người, ngoại trừ tội lỗi và giúp cho con người vượt khổ, giúp cho con người sống đúng với phẩm giá của mình là con Thiên Chúa. Để rồi nhờ ơn của Ngài mà mọi tín hữu dẫu đang sống trong khổ đau, lầm lỗi, yếu đuối, biết noi gương của Ngài mà cùng giúp nhau vượt khổ qua tình liên đới bác ái và yêu thương, Sống giữa thế gian nhưng không lệ thuộc vào thế gian, không né tránh đau khổ, nhưng biết dùng tất cả như khổ dau, đói nghèo, bệnh hoạn, tình yêu, tình dục để được cộng tác vào chương trình sáng tạo, cứu độ của Thiên Chúa trong Đức Giêsu và qua Đức Giêsu.<p>
Xin Thầy cho con ý kiến của Thầy về vấn đề này! Có phải những điều trên đây cũng do xuất phát từ việc Người đời cố chấp nên phân biệt. Và chính vị Linh Mục của bài viết trên cho rằng chỉ có hướng mình chỉ mới đúng còn hướng kia là sai thì đó chính là ý niệm chia cắt manh mún Sự Thật thành cái của tôi và của anh, đúng không thưa Thầy?<p>
Mong Thầy hoan hỷ chỉ dạy!
Xin tri ân Thầy!

Xem Câu Trả Lời »