loading
Kết quả Tìm Kiếm: Có 38 câu hỏi có nội dung liên quan đến 'tâm si'.

Thông báo:

Trong một thời gian dài, mục Hỏi Đáp Phật Pháp của trang web đã nhận được rất nhiều câu hỏi của Phật tử từ khắp nơi gởi đến. Thầy Viên Minh đã trả lời tất cả các câu hỏi liên quan đến vấn đề học Pháp, hành Pháp. Hiện tại mục Hỏi đáp đã có khoảng hơn hai mươi ngàn câu hỏi đáp, trong đó Thầy đã chỉ ra cốt lõi của việc hành đạo, sống Thiền. Do vậy Thầy đã quyết định tạm ngưng mục Hỏi đáp trong một thời gian để có thể chuyên tâm làm các Phật sự cần thiết khác.

Vậy, nếu có nhu cầu, Quý vị có thể sử dụng mục Tìm kiếm bên dưới (gõ từ khoá) hoặc bấm vào các tag đã được gắn theo từng chủ đề để tham khảo các câu Hỏi - Đáp về vấn đề của mình hoặc tương tự.

Sadhu sadhu lành thay!

Danh mục Hỏi Đáp Phật Pháp

Ngày gửi: 14-02-2019

Câu hỏi:

Kính thưa thầy!
Đầu năm mới con kính chúc thầy sức khỏe. Con cảm ơn thầy trước đến nay đã luôn nhẫn nại dạy bảo con. Gần đây con thường lên mục hỏi đáp về tâm si để xem nhưng chưa hiểu được vấn đề con đang thắc mắc, con tìm pháp thoại thầy giảng thì nghe được bài giảng về tâm si và con thấy ra 3 loại tâm si thầy chỉ con đều có đủ cả và còn mắc rất nặng là khác!
Từ nhỏ xíu chắc 3,4 tuổi gì con đã có cái tính ngồi yên là mặt mày nhăn nhó khó ưa, không biết mình muốn gì, mà cũng ko hiểu tại sao mình lại vậy. Trong lối sống hàng ngày con lại là người hay suy nghĩ, hay nghi hoặc, cứ ko có chính kiến, con lý trí quá nên con cứ nhìn đúng với sai của mọi sự việc, riết mà con không biết nên làm gì cho phải.
Khi ai nói cái gì nghe chắc nịch con cũng hay nghĩ xấu trong đầu họ "nói như đúng rồi". Cách con giao tiếp cũng hay bị cụ thể dài dòng "cho nó chính xác" (sau đó con để ý chả ai nghe mình vì mọi người nói ra mà ko có ý định nghe, hoặc sự "chi tiết cụ thể của con" chỉ làm họ thêm rối khi phải theo dõi câu chuyện). Sau này đi làm con thường giao tiếp kiểu nói dăm ba chữ cho hòa đồng hay bông đùa với mọi người chứ cũng ko còn đòi hỏi "chính xác" theo ý con, và con thì cũng hiểu ra sự "đòi hỏi chính xác" đó của con là bản ngã chứ cũng ko cần thiết, do con lý trí quá (khi "đi làm" cũng đòi hỏi giao thiệp chứ con không thể khi nào cần thiết mới nói chuyện).
Từ khi con tìm được sự thật từ các bài giảng và lời thầy khai thị, con bớt được tâm tham và sân nhưng lại liên tục rơi vào 3 trạng thái của tâm si. Con biết tâm con có gì đó sai sai nên con lại tìm kiếm để thấu hiểu nó (đúng cái kiểu của tâm si, nên khi nghe thầy giảng về si con cười liền).
Con cũng mừng chút vì nhận ra được mình nhưng cũng hoang mang vì con thấy mình si nặng quá!
Con xin trình pháp với thầy ạ, con cảm ơn thầy đã từ bi lắng nghe chỉ bảo.

Chủ đề liên quan:

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 06-01-2018

Câu hỏi:

Kính thưa thầy,
Con có một cô bạn lâu năm, nhưng cũng ít liên lạc vì cô bạn ấy ở tiểu bang khác và cũng bận rộn gia đình con cái. Thỉnh thoảng Lễ Tết chúng con mới thăm hỏi chúc Tết thôi.
Trưa hôm qua bạn ấy phone con, sau một lúc thăm hỏi mới biết bạn có một cuộc sống khó khăn và đang bị ung thư ngực rất nặng. Vừa nghe qua bạn bệnh nan y là con hết hồn, mất bình tĩnh nhưng chỉ vài giây sau đó con đã bình tâm trở lại. Chúng con hàn huyên tâm sự, bên đầu giây kia bạn khóc, bên này con cũng khóc theo. Con vẫn quan sát tâm mình, con thấy tâm mình rất bình an. Thầy ơi, con đã cảm nhận biết thế nào là xúc động mà tâm không dao động rồi. Con cảm ơn thầy.
Thầy cho con hỏi, vài giây mà con hết hồn, mất bình tĩnh khi nghe tin bạn bệnh, khoảnh khắc ấy có phải là tâm sân không thầy, vì mình có khuynh hướng không muốn chấp nhận nó? Con có cần quán vô thường nhiều hơn không?
Kính xin thầy từ bi khai thị thêm cho con biết. Con thành kính tri ân thầy.

Chủ đề liên quan:

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 21-07-2017

Câu hỏi:

Bạch Thầy,

Thưa thầy, một năm nay con nhầm tưởng trạng thái của tâm si: buồn buồn chán chán không ghét không thích điều gì với trạng thái rỗng lặng trong sáng. Con muốn tìm hiểu về tâm si mà con thấy các bài giảng của thầy không nói tới tâm si nhiều. Con mong thầy khi nào thầy giảng kỹ hoặc thầy chỉ cho con tài liệu nào để tìm hiểu thêm về tâm si ạ. Con cảm ơn Thầy ạ.

Chủ đề liên quan:

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 20-07-2017

Câu hỏi:

Kính bạch thầy,
Nếu bùa chú là thật thì có phải người trì chú Lăng Nghiêm, Đại Bi, Thập chú cũng là tu luyện không? và các bài chú biến thực, biến thuỷ... các bài chú trong cúng thí cô hồn cũng là thật không? Còn các vị thần thánh, ma vương, thiên ma là thật không hay tất cả chỉ là do tâm sinh ra? Con cũng đã từng nghe các bài thuyết pháp nói về 50 hiện tượng ấm ma, các hành giả thiền nhập định nhưng tâm còn vọng tưởng, mong cầu thì lập tức chiêu dụ ma tới. Kính bạch thầy, thật có các con ma vậy sao?

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 16-05-2017

Câu hỏi:

Kính thưa Thầy,

Con đã bị lừa 1 số tiền rất lớn. Đây là số tiền con phải để dành mấy năm mới có được. Con chưa bao giờ nghĩ mình sẽ bị lừa khoản tiền lớn như vậy. Do lỗi của con đã tin người một cách mù quáng. Con đã thấy ra được sự nhẹ dạ cả tin đến mức ngu ngốc của mình.

Con đã nghĩ rằng, mất tiền là không mất gì cả. Đó có phải là do con ngụy biện để bào chữa cho tâm si của mình không? Lòng con vẫn rất đau nhói khi nghĩ đến lỗi lầm của mình. Con xin thầy cho con một lời khuyên.

Con cám ơn Thầy!

Chủ đề liên quan:

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 11-05-2017

Câu hỏi:

Kính bạch thầy,
Làm phước có phải là vẫn tạo tác không? Giống như làm việc ác là tạo nghiệp ác, làm phước tạo nghiệp lành. Bây giờ con không còn muốn tạo gì nữa chỉ muốn buông xả bỏ hết. Có phải thiên đàng, địa ngục, ngạ quỷ đều do tâm sinh ra không? Vậy tâm không biết đến những cảnh tượng do con người vẽ vời ra đó như 1 đứa trẻ thơ không biết đến những khái niệm, những quan niệm quan điểm, những ngôn từ rối rắm, những điều do các tôn giáo dựng lên địa ngục thiên đàng quỷ dữ thì đối với đứa trẻ thơ đó hoàn toàn không có các cảnh giới kia. Chỉ có những con người trưởng thành càng học nhiều hiểu rộng càng lệ thuộc vào càng tự trói buộc vào đó thôi. Thầy đã khuyên con rằng thái độ tâm của mình khi cận kề cái chết là quan trọng, vậy con nghĩ rằng thái độ đó nên như tâm hồn của 1 đứa trẻ thơ. Sống đến già não bị thoái hoá có phải là trở thành trẻ thơ không? Vậy bây giờ cứ an vui mà sống không cần tự mình dằn vặt ray rứt là giải thoát khỏi nỗi ám ảnh đó thôi. Con nghĩ thế có sai không xin thầy chỉ dạy.

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 03-01-2017

Câu hỏi:

Con chào Thầy,
Thầy cho con hỏi thế nào là tục sinh bằng tâm tam nhân ạ? Tâm nhị nhân là như thế nào ạ?

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 29-07-2016

Câu hỏi:

Kính chào Sư,
Con có một chút lo lắng là Sư đã khỏe lại chưa? Nếu sư khỏe thì cho con hỏi một chút, nếu sư còn mệt thì không cần trả lời cho con.
Lâu nay con vẫn tu tập theo lời thầy dạy: rỗng lặng, tỉnh giác, thận trọng quan sát tâm con thấy khi nào tham, khi nào sân, gần như nhận diện được hết, rồi nó qua đi. Con mừng là có tiến bộ. Còn si thì con không chắc lắm vì chưa hết vô minh nên con thấy nhận diện được si cũng khó lắm.
Tuy nhiên trong lòng con còn buồn rất nhiều, khi con buồn, con biết con buồn, buồn vì bất toại nguyện! Vậy thưa thầy trạng thái buồn có nằm trong tham sân si không?
Cầu mong sư chóng khỏe.

Chủ đề liên quan:

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 18-05-2016

Câu hỏi:

Kính chào Thầy, <p>
Lâu nay con thực hành quan sát tâm mình như thầy dạy: khi khởi tâm tham con biết đang tham, khi khởi tâm sân con biết đang sân, thế là không còn tham sân nữa, con thấy như vậy là đã có tiến bộ trên con đường tu tập, còn tâm si thì khó biết quá, chỉ đôi khi giật mình vì những suy nghĩ theo định kiến của mình thật ra là không đúng, lúc ấy con biết mình đã có tâm si (cũng đã muộn rồi). <p>
Con xin thầy từ bi chỉ cho con cách nhận biết tâm si khi nó khởi lên, thưa thầy si có khác với vô minh không?
Lâu nay con vẫn nghĩ vô minh bao trùm tất cả, do vô minh nên mới chấp ngã, nên mới có tham sân si. Vậy vô minh khác với si, bao trùm và là gốc rễ của si phải không thầy. <p>
Con cảm ơn thầy.

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 30-04-2016

Câu hỏi:

Bạch Thầy!
Con đã hiểu. Con dính mắc nhiều, con đam mê hỷ lạc nên con khổ. Con cảm ơn Thầy!

Chủ đề liên quan:

Xem Câu Trả Lời »