loading
Kết quả Tìm Kiếm: Có 28 câu hỏi có nội dung liên quan đến 'hôn trầm'.

Thông báo:

Trong một thời gian dài, mục Hỏi Đáp Phật Pháp của trang web đã nhận được rất nhiều câu hỏi của Phật tử từ khắp nơi gởi đến. Thầy Viên Minh đã trả lời tất cả các câu hỏi liên quan đến vấn đề học Pháp, hành Pháp. Hiện tại mục Hỏi đáp đã có khoảng hơn hai mươi ngàn câu hỏi đáp, trong đó Thầy đã chỉ ra cốt lõi của việc hành đạo, sống Thiền. Do vậy Thầy đã quyết định tạm ngưng mục Hỏi đáp trong một thời gian để có thể chuyên tâm làm các Phật sự cần thiết khác.

Vậy, nếu có nhu cầu, Quý vị có thể sử dụng mục Tìm kiếm bên dưới (gõ từ khoá) hoặc bấm vào các tag đã được gắn theo từng chủ đề để tham khảo các câu Hỏi - Đáp về vấn đề của mình hoặc tương tự.

Sadhu sadhu lành thay!

Danh mục Hỏi Đáp Phật Pháp

Ngày gửi: 31-08-2022

Câu hỏi:

Thưa Thầy, con đọc thấy có chỗ ghi 10 phiền não là: tham, sân, si, mạn, tà kiến, nghi, hôn trầm, trạo cử, vô tàm, vô quí. Có chỗ khác ghi 10 phiền não là: tham, sân, si, mạn, nghi, thân kiến, biên kiến, kiến thủ, giới cấm thủ, tà kiến. Xin Thầy giúp con hiểu sự khác biệt giữa hai cách liệt kê này và chúng có bao gồm lẫn nhau không ạ?
Con kính tri ân Thầy.

Chủ đề liên quan:

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 29-08-2022

Câu hỏi:

Dạ con thưa Sư Ông,
Dạo gần đây hành thiền buổi sáng con hay bị hôn trầm, thân thể dã dượi, con phải luôn điều chỉnh thân cho ngồi thẳng liên tục.
Xin Sư Ông cho con được rõ về tình trạng này ạ.

Chủ đề liên quan:

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 23-08-2022

Câu hỏi:

Dạ thưa thầy,
Một người bạn của con cho biết, nếu nghe pháp trong lúc ngủ thì dễ bị hôn trầm thụy miên. Có đúng không vậy thầy.
Vì chồng con có thói quen nghe pháp thầy giảng trước khi ngủ. Con thì hay nghe lúc nấu ăn. Và đôi lúc nghe khi ngủ. Và cũng có lúc con ngủ mà nghe thầy giảng, con cảm giác rõ mồn một như mình đang ngồi, quỳ trực tiếp trước mặt thầy để nghe pháp...
Xin thầy khai thị giúp con, con cám ơn thầy.

Chủ đề liên quan:

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 19-08-2022

Câu hỏi:

Thưa thầy,
Con nghe Pháp thoại thường thấy được khuyên là khi tâm vọng động, hôn trầm… thì nên kéo về thực tại bằng nhiều phương pháp. Con đang bị xung đột chỗ này vì tại sao không cứ để tâm lăng xăng, vọng động, hôn trầm… như nó đang là. Tại sao cần đưa về hướng mình muốn là như vậy ạ?
Con xin cảm ơn thầy nhiều.

Chủ đề liên quan:

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 21-07-2022

Câu hỏi:

Kính thưa sư ông con trình bày 5 triền cái như sau.
Muốn hành thiền định = tham
Ngồi mà không được định = sân
Ngồi lâu quá không định được mệt mỏi = hôn trầm thụy miên
Muốn đắc định = trạo cử
Ngồi nhớ lại lỗi lầm = hối quá
Ngồi mãi không định được = nghi ngờ
Có một cái định con xin gọi là đại định chính là cái định có sẵn đó là buông xả thì tự nhiên tâm định tâm này vốn có đủ tuệ giới và định ạ.

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 20-07-2022

Câu hỏi:

Con kính bạch Sư Ông, có một ngày con thực hành thật tỉnh giác, chánh niệm tinh tấn trong hoạt động của mình. Và cho đến giờ ngồi thiền mỗi ngày, tâm thức con đang trong trạng thái như thế nào con cũng ý thức nó. Xong rồi cho đến một lúc cơn hôn trầm chuẩn bị đến, con cũng biết rõ luôn Sư Ông ạ. Con không hề dùng đến phương pháp đối trị nó như mọi lần, con lại biết rõ nó sắp đến, nó đến, nó khiến con hơi lâng người, và rồi đi qua. Rồi lại tiếp tục cơn hôn trầm khác cũng lại đến như thế. Nhưng con như người quan sát đơn thuần thôi Sư Ông ạ. Như kiểu hôn trầm vẫn diễn ra, vẫn đến đi, nhưng con chỉ quan sát, không hề có một chút can thiệp. Và khi nó hết con lại nhận biết sự thở. Tuy rằng từ sau buổi hôm đó con chưa lần nào thưc hành lại được như vậy nhưng con đã thấy rõ ràng pháp môn tu tập của mình là gì: là chánh niệm tỉnh giác, để rồi khi mọi trạng thái của tâm khác cũng như hôn trầm sẽ đến đi mà mình không còn phải áp chế, đè bẹp, tham sân ghét chính bản thân mình. Nếu con có nhận thức hay thực hành chưa đúng, con kính mong Sư Ông cho con được biết ạ. Con kính tri ân Sư Ông ạ.

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 26-06-2022

Câu hỏi:

Kính bạch thầy, trong quá trình con tu tập, con ghi nhận thấy rằng khi tâm không hôn trầm, trạo cử, không bị tam độc chi phối thì có thể quan sát mọi sự vật một cách như nó là. Hiểu một cách rốt ráo. Nhưng thật sự điều này nó chỉ có xảy ra ở khoảng thời gian rất ngắn. Vì luôn luôn ngay sau cái sự việc đó xảy ra thì tự thân luôn đưa ý kiến của mình vào. Bạch thầy, phải chăng khi cái biết của sự tu tập, cái biết của một bậc giác ngộ là cái biết không xen tư kiến của bản thân vào ạ? Con xin chân thành cảm ơn thầy.

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 27-04-2022

Câu hỏi:

Kính thưa thầy,
Thái độ - Trạng thái, Tánh biết - Bản ngã, Chân như - Huyễn hóa, Bản lai - Giả tạm, Thật tướng - Huyễn tướng, Tánh - Tướng, Nước - Sóng,...
Thật ra đều thể hiện cùng bản chất.
Chán ngán cuộc đời có hai thái độ:
- Tiêu cực, cho rằng mình sai vì ai cũng không chán chỉ có mình chán thôi, muốn theo ý mình.
- Tích cực, mình nhận định đúng, tùy theo cuộc sống, không cần theo ý mình.
Tuy nhiên, chán ngán nói chung vẫn là trạng thái, còn thái độ (cái biết) vẫn ở đó quan sát tùy trạng thái chạy tới chạy lui.
Nhận thức và Hành vy biểu hiện qua Lời nói và Hành động. Tu sai hay đúng nằm ở điểm này, nói bậy và làm sai là cần tu thêm, vẫn chưa xong.
Tu thêm là vì chưa hoàn toàn sống với cái biết vẫn còn bị thói quen, tập khí lôi kéo.
Có những ngày con sống rất tỉnh thức, nhưng có lúc con lại hôn trầm. Tuy vậy, cái biết vẫn thấy những trạng thái này và nó đang điều chỉnh dần giúp con tỉnh táo lại.
Thế giới này sẽ là một đống lộn xộn nếu con cứ mê ngủ như vầy hoài, phải là Người tỉnh thức mới phá được vòng vây.
Con xin trình thầy, con cám ơn thầy.

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 25-04-2022

Câu hỏi:

Dạ con đảnh lễ sư ông, con nghe bài pháp của sư ông thiền không phương pháp, khi thực hành và ứng dụng trong đời sống con thấy mọi việc rõ ràng hơn, tuy nhiên con không hiểu vì sao khi con đọc sách thì hay rơi vào hôn trầm mặc dù con biết rõ là mắt con dần mờ và thấy các con chữ mờ dần rồi con giựt mình và lại thấy rõ và cứ như vậy sau mỗi hàng chữ, hay nữa trang giấy. Con xin sư ông khai thị thêm cho con vì sao con lại bị như vậy trong khi trước đây con không có hiện tượng như vậy. Và con nhận biết thêm một chuyện là con đang bị nghiện điện thoại, cứ chú tâm thận trọng được một lúc là ngứa tay cầm lấy điện thoại và lướt Facebook, hay TikTok để xem và thu nạp thêm nhiều cảm xúc của các thông tin đó. Con biết như thế , nhưng con đang oằn mình hy vọng sự tinh tấn giúp không phóng dật có thể giúp con cai nghiện được điều này ạ. Xin sư ông cho con biết thêm con nên thực tập tinh tấn như thế nào để thoát khỏi cơn nghiện ạ. Con xin tri ân và chúc sư ông luôn khỏe mạnh.

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 23-04-2022

Câu hỏi:

Thưa thầy, khi con ngồi thiền, con không tạo ra thời gian để trở thành, con cứ để tự nhiên thì rơi vào hôn trầm rất nhiều, giờ con phải làm sao ạ.

Xem Câu Trả Lời »