loading
Hỏi Đáp Phật Pháp

Thông báo:

Trong một thời gian dài, mục Hỏi Đáp Phật Pháp của trang web đã nhận được rất nhiều câu hỏi của Phật tử từ khắp nơi gởi đến. Thầy Viên Minh đã trả lời tất cả các câu hỏi liên quan đến vấn đề học Pháp, hành Pháp. Hiện tại mục Hỏi đáp đã có khoảng hơn hai mươi ngàn câu hỏi đáp, trong đó Thầy đã chỉ ra cốt lõi của việc hành đạo, sống Thiền. Do vậy Thầy đã quyết định tạm ngưng mục Hỏi đáp trong một thời gian để có thể chuyên tâm làm các Phật sự cần thiết khác.

Vậy, nếu có nhu cầu, Quý vị có thể sử dụng mục Tìm kiếm bên dưới (gõ từ khoá) hoặc bấm vào các tag đã được gắn theo từng chủ đề để tham khảo các câu Hỏi - Đáp về vấn đề của mình hoặc tương tự.

Sadhu sadhu lành thay!

Danh mục Hỏi Đáp Phật Pháp

Ngày gửi: 29-05-2012

Câu hỏi:

Kính thưa Thầy, <p>
Khi ngồi kiết già hoặc bán già, một lúc sau thấy cảm giác tê, mỏi, không chịu được. Thời gian và cường độ của cảm giác nầy thay đổi tùy từng người, mức chịu đựng cũng tùy từng người. Một cách bình thường, cơ thể sẽ dần thích nghi, ngày càng khá hơn, cho tới có người có thể ung dung ngồi với tư thế trên trong nhiều giờ. Giải thích bằng sự thích nghi sinh lý thì tương đối rõ, dễ chấp nhận.<p>
Có người bạn nói rằng, nếu cứ chỉ ghi nhận cảm giác tê mỏi, thì tới lúc nào đó, sẽ không thấy nó nữa. Con đã làm thử nhiều lần, nhưng đều không thể vượt qua, và đành phải ngưng sau một thời gian cố chịu đựng. Như vậy, lời của người bạn có phải là sự thật? Và nếu đúng thật, thì cách nào vượt qua, để thấy cái cảm giác tê mỏi ghê gớm đó biến mất? Các hành giả có thể ngồi được lâu, là do cơ thể quen dần hay do người đó "thản nhiên" với sự khó chịu đó? <p>
Cảm giác tê mỏi, theo sinh lý học bình thường là "báo động" của cơ thể bình thường, trước "nguy cơ" thiếu sự lưu thông của máu, bảo vệ con người khỏi bị tác hại của sự thiếu máu tới nuôi phần cơ thể bị ảnh hưởng. Nếu liều mạng bỏ qua báo động nầy, liệu có tác hại cho phần cơ thể bị ảnh hưởng? <p>
Xin cám ơn Thầy.

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 28-05-2012

Câu hỏi:

Con xin đảnh lễ thầy. Kính bạch thầy! Thời gian qua con được nghe giảng và tìm hiểu về ngũ uẩn, nhưng giáo pháp vi diệu và thâm sâu quá, con chưa được rõ. Xin thầy từ bi giảng cho con ý nghĩa ngũ uẩn và chi tiết từng uẩn. Những lời dạy của thầy sẽ giúp con thấu hiểu hơn về giáo pháp và trên đường tu tập sẽ thuận lợi hơn.<p>
Con cầu chúc thầy thân tâm an tịnh. Con xin cám ơn thầy.

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 28-05-2012

Câu hỏi:

Kính thưa Thầy cho con hỏi: Thầy có thể cho con biết việc ăn uống đủ chất có ảnh hưởng thế nào đối với giác ngộ giải thoát vậy ạ? Con cảm ơn thầy và chúc thầy sức khỏe.

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 28-05-2012

Câu hỏi:

Con xin đánh lễ Thầy. <p>
Vừa qua con đã nghe đĩa giảng của Thầy tại chùa Pháp Luân, bạn con tặng cho con đĩa này. Những lời giảng của Thầy làm con thông suốt nhiều vấn đề tu tập mà từ trước đến giờ con bị dính chấp. Con hạnh phúc và xin cảm ơn Thầy rất nhiều.
Con biết Thầy rất là bận công việc đi giảng và Phật sự. Con có một số vấn đề tu học mà con nghĩ là nên gặp Thầy trao đổi trực tiếp sẽ rõ hơn vì viết trong email thì dài quá. Con không biết con có thể đến chùa để gặp Thầy và Thầy có thể chỉ dạy con thêm về con đường tu tập không ạ? Thưa Thầy, trong tuần thường vào giờ nào Thầy có thời gian để con có thể đến xin Thầy chỉ dạy cho con được ạ?<p>
Con cảm ơn Thầy nhiều. Cầu nguyện Tam bảo phù hộ cho Thầy luôn thân tam an lạc.

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 28-05-2012

Câu hỏi:

Bạch Thầy! Xin Thầy giải thích cho con câu Đức Chúa nói: "Anh em hãy sám hối vì Nước Trời đã đến gần".

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 28-05-2012

Câu hỏi:

Nam-mô A-di-đà Phật! Kính bạch hòa thượng, con xin trình lên hòa thượng một việc, mong hòa thượng từ bi hoan hỷ cho con.<p>
Tuần vừa rồi con đã đưa đạo tràng hành hương lễ Phật, kết hợp với du lịch tại Đà Nẵng. Trên chuyến bay về, khi bay qua khu vực có thời tiết xấu thì máy bay chao đảo rất mạnh, hành khách rất hoang mang sợ hãi. Trong đạo tràng của con cũng có vài người như thế. Con nhìn thấy cảnh trên và có vài thắc mắc: <p>
1. Khi tu tập con thấy họ tu tốt. Trong cuộc sống, trong công việc làm ăn, thỉnh thoảng gặp vài khó khăn thì họ giải quyết được. Thế nhưng khi gặp những chuyện lớn về tình cảm, về gút mắc trong cuộc sống thì họ lại khó có thể vượt qua. Tại sao họ phải cần một thời gian khá dài để có thể giải quyết, mà chỉ tạm thời chứ không rốt ráo, những vấn đề đó trong tâm? <p>
2. Máy bay vào khu vực có thời tiết xấu, lắc lư rất mạnh, con không thấy họ sợ hãi mà lại rất chuyên tâm niệm Phật trong giờ phút đó, nghĩa là đứng trước sự sống chết họ không sợ. Thế nhưng khi đối diện với chuyện cơm áo gạo tiền, những chuyện xảy ra hàng ngày thì họ không giải quyết vấn đề bàng một cái tâm nhẹ nhàng thanh thản, mà luôn sống trong áp lực nặng nề. <p>
Con rất mong nhận được hồi âm của hòa thượng. Con kính chúc hòa thượng pháp thể khinh an, chúng sanh dị độ. Mãi là tàng cây cao, là bóng mát cho chúng con nương theo.




Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 28-05-2012

Câu hỏi:

Kính thưa thầy, con có 2 câu hỏi:<p>
1. Thầy giảng luân hồi sinh tử hay Niết-bàn là tại đây và bây giờ. Vậy có nghĩa là không có chuyện một người khi giác ngộ rồi sẽ Niết-bàn mãi mãi. Khi nào sáng suốt định tĩnh trong lành thì Niết-bàn, nếu không là luân hồi sinh tử. Con hiểu vậy có đúng không?<p>
2. Nếu vậy phạm trù (hay giới hạn) của thiền là ngay trong cuộc sống này. Khổ hay không khổ là ngay trong kiếp sống này. Thiền không có chuẩn bị cho cuộc sống sau này. Con nghĩ vậy là đúng hay sai?

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 26-05-2012

Câu hỏi:

Kính thưa thầy, những người bệnh tâm thần đã gây nhân gì trong quá khứ mà phải chịu quả hiện tại như vậy? Cám ơn thầy.

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 26-05-2012

Câu hỏi:

Thưa Thầy, những thứ mà hành giả tưởng ra như biến đất thành nước thì một người đứng ngoài như con chẳng hạn có thể thấy được không, hay chỉ một mình hành giả thấy thôi và nước đó có tính chất giống như nước bình thường hay không? Mình giải thích thế nào về hiện tượng vật lý này... Xin Thầy hoan hỉ dạy cho con được rõ.

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 25-05-2012

Câu hỏi:

Thưa Thầy con đọc trong một số sách có nói rằng ngồi thiền đến một trình độ nào đó thì có thể quán thấy những điều mình muốn. Ví dụ như quán thấy nước tràn lan ngập nhà hoặc quán thấy dòi bọ từ trong người bò ra. Điều này có thể xảy ra hay không hay chỉ là bịa đặt. Hay đây là cách nói ẩn dụ mà con không hiểu? Mong thầy giải thích cho con được rõ. Con kính chào thầy.

Xem Câu Trả Lời »