loading
Hỏi Đáp Phật Pháp

Thông báo:

Trong một thời gian dài, mục Hỏi Đáp Phật Pháp của trang web đã nhận được rất nhiều câu hỏi của Phật tử từ khắp nơi gởi đến. Thầy Viên Minh đã trả lời tất cả các câu hỏi liên quan đến vấn đề học Pháp, hành Pháp. Hiện tại mục Hỏi đáp đã có khoảng hơn hai mươi ngàn câu hỏi đáp, trong đó Thầy đã chỉ ra cốt lõi của việc hành đạo, sống Thiền. Do vậy Thầy đã quyết định tạm ngưng mục Hỏi đáp trong một thời gian để có thể chuyên tâm làm các Phật sự cần thiết khác.

Vậy, nếu có nhu cầu, Quý vị có thể sử dụng mục Tìm kiếm bên dưới (gõ từ khoá) hoặc bấm vào các tag đã được gắn theo từng chủ đề để tham khảo các câu Hỏi - Đáp về vấn đề của mình hoặc tương tự.

Sadhu sadhu lành thay!

Danh mục Hỏi Đáp Phật Pháp

Ngày gửi: 11-11-2018

Câu hỏi:

Thưa thầy,
Làm sao có thể kiểm soát được bản thân khi nóng giận và ngạo mạn? Con có tập chú ý đến thân tâm trong giây phút hiện tại nhưng khi có chuyện làm mình tức giận thì không kiểm soát được, mặc dù con thấy rất rõ là mình đang giận và muốn dừng lại nhưng không được.
Thức ăn có ảnh hưởng đến tính khí của bản thân không ạ?
Con cám ơn thầy. Con chúc thầy sức khoẻ.

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 11-11-2018

Câu hỏi:

Con xin nói vài dòng con là ai. Con kính Thầy, con là người đạo Công Giáo và đã bỏ đạo để theo Đạo Phật. Con đã nghe nhiều bài pháp thoại của Thầy giúp con giác ngộ rất nhiều, giúp con thoát khỏi nỗi khổ niềm đau, con hi vọng ngày nào đó Thầy qua Mỹ hay con về VN để quy y với Thầy.
Thầy ơi! Con hiểu rất rõ lời Thầy dậy “tuỳ duyên thuận pháp, vô ngã vị tha“, đó là giác ngộ ra vô thường, tâm không dao động trước vạn pháp, dù thường hay vô thường thì tâm mình vẫn rỗng lặng trong sáng tịch tịnh không có gì để bám víu cả.
Thưa Thây, Má của con sống với con giờ bị vợ đuổi ra khỏi nhà, con buồn lắm. Con đã giải thích và năn nỉ hết lời xin vợ của con trải lòng thấu hiểu, tha thứ và yêu thương đối với mẹ già 73 tuổi, nhưng lòng dạ của vợ thì không có lòng vị tha, bao dung và độ lượng. Nếu hiểu theo tuỳ duyên thuận pháp mà thản nhiên nhìn chính Mẹ của mình dọn ra sống một mình thì con không an lòng được. Con có nên li dị vợ ra ở với Mẹ để làm tròn chữ hiếu và vẫn làm tròn trách nhiệm của một người cha không Thầy? Con cảm nhận được tình cảm và nợ với vợ của con đã cạn. Kính xin Thầy cho con vài lời khuyên bảo. Con đa tạ Thầy.

Chủ đề liên quan:

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 10-11-2018

Câu hỏi:

"Cuộc đời của một con người ví như một quyển sách, một trang sách đại diện cho một ngày, từng chữ đại diện cho giây phút hiện tại. Một người cẩn thận họ sẽ đọc từng chữ một, đọc xong một trang sách họ biết sách viết gì, nói gì, đọc xong một quyển sách họ hiểu được toàn bộ cuốn sách, toàn bộ ý nghĩa cuộc đời. Một người cẩu thả, họ đọc lướt qua, bỏ sót nhiều dòng, nhiều trang, cuối cùng đến cuối cuộc đời họ không biết quyển sách viết gì, thôi để kiếp sau có thời gian rảnh đọc lại."

Thầy ơi, con thấy câu chuyện của bạn này chưa chính xác đâu ạ. Vì biết kiếp sau có được làm người không mà đòi đọc lại. Đọa làm thân con vịt chẳng hạn. Có thời gian rảnh suốt ngày cạc cạc cạc chứ đọc lại được gì.
Thầy ơi, thầy đừng trách con nhiều chuyện. Tại con chỉ muốn bạn ý ngộ ra rằng có những cơ hội đi qua rồi không thể có lại được nữa đâu..

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 10-11-2018

Câu hỏi:

Kính bạch sư.
Con nghe giảng, những gì mình đạt được trong đời nầy thì qua đời sau mất hết, những gì mình nhận thức được thì đời sau còn.
Con cũng nghe giảng, những người mình gặp trong đời này đều có nhân duyên từ những đời trước.
Như vậy nhân duyên và "đạt được" có khác nhau? Những ân oán trong đời giữa người này với người khác có phải là duyên nghiệp? Và nó kết thúc thế nào?
Con cảm ơn sư.

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 09-11-2018

Câu hỏi:

Con cám ơn Thầy đã trả lời câu hỏi của con hôm qua (9/11/2018) về chủ đề tóm tắt quá trình tìm Đạo, nhân đây con xin chia sẻ câu chuyện “Quyển sách”, câu chuyện đó như sau:
Cuộc đời của một con người ví như một quyển sách, một trang sách đại diện cho một ngày, từng chữ đại diện cho giây phút hiện tại. Một người cẩn thận họ sẽ đọc từng chữ một, đọc xong một trang sách họ biết sách viết gì, nói gì, đọc xong một quyển sách họ hiểu được toàn bộ cuốn sách, toàn bộ ý nghĩa cuộc đời. Một người cẩu thả, họ đọc lướt qua, bỏ sót nhiều dòng, nhiều trang, cuối cùng đến cuối cuộc đời họ không biết quyển sách viết gì, thôi để kiếp sau có thời gian rảnh đọc lại.

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 09-11-2018

Câu hỏi:

Con chào thầy! Thầy cho con hỏi chút việc gia đình bên nhà chồng con được không ạ! Nhà chồng con từ thời ông bà có làm việc ác hại người, và bị thất lạc ngôi mộ bà cô tổ... Lâu nay đại gia đình con rối ren xảy ra nhiều chuyện bi đát. Con biết và thờ Phật được 1 năm nay. Con muốn hỏi thầy làm thế nào để con có thể hóa giải được 2 vấn đề đó không? Để gia đình bớt bất hạnh, con cái con không phải gánh chịu. Con cảm ơn thầy. Mong thầy khai ngộ giúp con.

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 09-11-2018

Câu hỏi:

Thầy ơi, con thấy có nhiều bạn chia sẻ về sự bế tắc, tâm trạng rối bời trong hoàn cảnh của mình đối với thầy. Con thấy mọi chuyện rất đơn giản, không có gì bế tắc cả. Nếu không phải là trắng thì là đen, mà nếu không phải là đen thì là trắng. Con thấy thầy nhìn thông hết mọi hoàn cảnh chướng ngại của các bạn đó. Thế nhưng bởi vì thầy không thể học bài học thay cho các bạn đó nên thầy luôn trả lời mang tính gợi mở để các bạn tự quay lại, nhìn lại chính mình. Con thật khâm phục cách truyền đạo của thầy _()_ Đúng là khi nhận được Tánh rồi thì mọi Pháp đều thông đúng không thầy? Cứ như có cảm giác ngồi trong Niết Bàn nhìn thời cuộc chuyển xoay ý. Con cũng mong các bạn ý sớm ngộ đạo, sớm nhận được tâm ý sâu xa đầy từ bi trong những lời truyền Pháp của thầy. _()_

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 09-11-2018

Câu hỏi:

Con chào Thầy. Con xin tóm tắt quá trình tìm Đạo của con như sau:
1. Con bắt đầu tập ngồi thiền cách đây 4 năm, con tự học thiền trên Youtube qua video “Sự thật về tâm linh - Con đường tìm về bản thể” của Minh sư Patriji. Khi ngồi thiền con cảm nhận cơ thể tự chuyển động, lắc lư, và gập người xuống sát nền, ban đầu con cũng dùng lý trí chống cự nhưng sau đó thôi kệ. Sau khi xả thiền con nhận được cảm giác hỉ lạc vô cùng và sau đó con cũng hết bệnh đau lưng do gai cột sống.

2. Năm 2017 con làm nhà nên không còn không gian riêng để ngồi thiền nữa, con bắt đầu chuyển qua đọc sách, con phát hiện ra hầu hết những người thành công trên thế giới đều vận dụng định luật hấp dẫn vào trong đời sống. Lúc này con do dự giữa 2 con đường đi đến thành công: (1) Buông bỏ để tâm tĩnh, trí sáng, hoàn cảnh sẽ thúc dục ta hành động; (2) Áp dụng luật hấp dẫn vào cuộc sống.

3. Sau khi con làm nhà xong, đã có không gian riêng để ngồi thiền, con chọn phương pháp (1) và ngồi thiền trở lại nhưng không thể định được, cái tâm cứ lờ đờ buồn ngủ, lúc thì trạo cử. Con chuyển qua nghe pháp của Thầy, sư Giới Đức, thầy Minh Niệm, thiền sư Sayadaw U Jotika, Krishnamurti, Osho, và nghiên cứu về Đạo của Lão Tử.

4. Sau khi tham khảo xong, con bèn kết hợp 2 phương pháp, lập ra một thời gian biểu sinh hoạt trong ngày dán quanh nhà, mỗi ngày ngồi thiền 3 cữ, buổi sáng bắt đầu từ 4h sáng... Tập được một thời gian, con xé hết thời khóa biểu đi, không tập nữa vì cảm thấy mình nóng tính hơn, áp đặt suy nghĩ của mình lên người khác nhiều hơn.

5. Hiện tại con đang thực hành theo phương pháp thầy hướng dẫn không còn ngồi thiền nữa mà thiền trong lúc ngồi, con nhận thấy Phật pháp thật vi diệu không như cách nghĩ ban đầu của con ở mục 2. Cách đây 2 tuần con nghe bài pháp “4 loại tỉnh giác, tự do kỷ luật thật sự...” con mới phát hiện ra trang web này và cảm thấy trang web này thật bổ ích với những người đi tìm Đạo như con. Giờ đây con đã sáng tỏ câu nói “Khi học trò sẵn sàng thì vị thầy xuất hiện”.

Thầy cho con hỏi mấy ý sau:
- Ở mục số 1, khi cơ thể con tự chuyển động cái đó có phải là do sự vận hành của tánh biết không thầy?
- Bây giờ con đang thực hành tinh tấn chánh niệm tỉnh giác và buông xả hoàn toàn khi thư giãn. Vậy có cần làm thêm gì nữa không thầy?
Con xin chân thành cảm ơn và chúc thầy sức khỏe.

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 09-11-2018

Câu hỏi:

Con chào thầy.
Thưa thầy con xin có 1 câu hỏi như sau ạ.
Khi tâm biết, tức là biết rõ tất cả các pháp thì thân định trên hơi thở, trên thân, nó quan sát trên 4 chỗ thân, cảm thọ, tâm và pháp. Khi đó con dùng ý thức bảo tâm khinh an, hỷ lạc thì tâm làm theo. Vậy thưa thầy khi tâm nhu nhuyến dễ sử dụng thì cái đó gọi là gì ạ?
Con xin cảm ơn thầy.

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 09-11-2018

Câu hỏi:

Bạch Sư!
Sư cho con hỏi ý nghĩa của lễ kết giới si-ma, và ý nghĩa dây kết nối si-ma.
Con cầu mong Tam Bảo hộ trì cho giáo pháp luôn được trường tồn. Con kính chúc Sư nhiều sức khỏe.

Chủ đề liên quan:

Xem Câu Trả Lời »