loading
Hỏi Đáp Phật Pháp

Thông báo:

Trong một thời gian dài, mục Hỏi Đáp Phật Pháp của trang web đã nhận được rất nhiều câu hỏi của Phật tử từ khắp nơi gởi đến. Thầy Viên Minh đã trả lời tất cả các câu hỏi liên quan đến vấn đề học Pháp, hành Pháp. Hiện tại mục Hỏi đáp đã có khoảng hơn hai mươi ngàn câu hỏi đáp, trong đó Thầy đã chỉ ra cốt lõi của việc hành đạo, sống Thiền. Do vậy Thầy đã quyết định tạm ngưng mục Hỏi đáp trong một thời gian để có thể chuyên tâm làm các Phật sự cần thiết khác.

Vậy, nếu có nhu cầu, Quý vị có thể sử dụng mục Tìm kiếm bên dưới (gõ từ khoá) hoặc bấm vào các tag đã được gắn theo từng chủ đề để tham khảo các câu Hỏi - Đáp về vấn đề của mình hoặc tương tự.

Sadhu sadhu lành thay!

Danh mục Hỏi Đáp Phật Pháp

Ngày gửi: 23-09-2019

Câu hỏi:

Con xin đảnh lễ sư!
Sư cho con được hỏi
1/ Khi ngồi thiền con canh giờ (1h10 phút) do vô thường, vô ngã nên có hôm ngồi chừng 1h thọ đau xuất hiện , trong đầu bắt đầu xuất hiện thì thầm xả thiền vì hôm nay mệt, vì hôm nay thiền trễ, đến giờ làm...v.v...nhưng lại có 1 tâm khác kiên quyết phải ngồi hết giờ vì như thế là ko tinh tấn...sư cho con hỏi 2 tâm đó có phải là một tướng biết và 1 tánh biết ko ạ. Khi con ngồi cho hết giờ có phải do bản ngã cố chấp của con hay do tinh tấn ạ. Con có nên xã thiền trong trường hợp này ko ạ?
2/ Khi con thiền hành (thường con ngồi 1h10 và thiền hành 30 phút ngày 2 lần như thế) thì tâm con hay bị phóng, con ghi nhận ko trọn vẹn bước chân (con hành 6 niệm: nhón - dở - bước- hạ - chạm- đạp), nhưng khi con dừng lại quan sát tâm thì tâm ko phóng nữa mà nó lại chuyển sang quan sát sự thở. Ngồi, nằm, đứng thì tâm ít phóng và con quan sát được rõ thân thọ tâm pháp, nhưng khi thiền hành là tâm phóng mạnh nhất (mà chủ yếu là suy nghĩ việc trình pháp, khi đi tự dưng thấy được nhiều thứ và cũng nghi nhiều thứ, đa số những suy nghĩ trình pháp của con là lúc thiền hành). Con phải làm thế nào để chánh niệm tỉnh giác khi thiền hành?
Dạ con cám ơn sư ạ

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 23-09-2019

Câu hỏi:

Thưa thầy, con thấy mình là kẻ phàm phu, đang trên đường tu tập, thì chắc chắn còn nhiều cái xấu cái sai cái lơ mơ cần để vượt qua. Mình học các bài học giác ngộ của thầy, của các vị giác ngộ rồi thì những cái thấy đó là các vị đã vượt qua rồi. Mình đừng đặt áp lực lên mình là bây giờ phải đạt giống như vậy mới được. Con cũng từng như vậy và lúc nào cũng như ngồi trên đống lửa. Bây giờ tự nhiên con buông xả thì các bài học tự nhiên đến đúng lúc, không phải cứ luôn tìm cầu mong mỏi như trước nữa. Đó cũng là một trong nguyên nhân đau khổ ngấm ngầm của con.
Con xin chia sẻ như vậy thôi. Con cám ơn thầy.

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 22-09-2019

Câu hỏi:

Con đảnh lễ sư ông!
Câu hỏi trước sư ông đã trả lời con: "Nếu con thấy đời sống tu nữ thích hợp với con thì con hãy thọ giới tu nữ rồi về nhà chăm sóc mẹ". Hiện giờ con bị rối loạn cảm xúc lưỡng cực... nên con không biết quyết định ấy trong lúc này có nên hay không? Xin sư ông chỉ dạy.
Thứ hai. Nếu con xin thử trước, con nguyện 1 năm làm tu nữ nếu thấy thích hợp thì phát nguyện trọn đời còn không con xả y về đời làm người tự do, xin sư chỉ dạy. Con đang rất buồn vì không biết mình muốn gì.
Xin sư ông dạy kỹ cho con ạ.

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 22-09-2019

Câu hỏi:

Thưa thầy,
Con mới nhận thấy là điều thôi thúc sâu kín nhất trong mình là cảm giác muốn là người tốt đẹp, gọi là lương tâm, nó muốn mình làm một việc gì đó để thấy mình tốt đẹp, ngay cả khi mình đã giác ngộ, việc mình duy trì lối sống thiểu dục cũng là để nuôi dưỡng cảm giác đó. Vì mỗi khi mình cho phép sự thoả mãn, lười nhác xảy ra thì những nghi ngờ sẽ nổi lên, làm lung lay cảm giác mình là người tốt đẹp.
Và như thế thì có phải là mình làm gì cũng có điều kiện không? Không phải là hoàn toàn tự nhiên, vô tâm? Nhưng con cũng nhận ra rằng, tự nhiên, vô tâm là đối với các điều kiện bên ngoài thôi. Chạy theo công việc, hoàn cảnh bên ngoài thì không thoát khỏi được những mâu thuẫn. Nhưng gìn giữ sự tốt đẹp bên trong mình, sự thiểu dục xuất phát từ trong tâm hồn mình, thì không còn mâu thuẫn, cắn rứt gì nữa cả.
Con hiểu như vậy có thiếu sót gì không ạ.
Con cảm ơn thầy,

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 22-09-2019

Câu hỏi:

Dạ con kính chào Sư Ông.
Sư Ông cho con được hỏi: có phải cuộc đời của mỗi người đều do duyên nghiệp vận hành không ạ, kể cả việc giác ngộ sự thật. Theo như con quan sát thì đúng thời điểm, đủ duyên thì cái tham, cái sân, cái si, cái giác ngộ sẽ đến.., dù có thận trọng chú tâm quan sát hay không thì nó vẫn đến. Phải chăng định tuệ hay chánh niệm tỉnh giác trong con không vững nên mới bị dẫn dắt.
Con kính đảnh lễ Sư Ông ạ.

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 22-09-2019

Câu hỏi:

Thầy ơi xin thầy từ bi chỉ dạy con cách quét rác trong tâm con. Mỗi ngày con quán sát tâm mình, tham thì con thấy tham, sân thì con thấy sân, nhưng con dường như chỉ dành cả thời gian nhìn vậy. Con cảm thấy mình rất trống rỗng và cô đơn. Con thấy như mình tách biệt với mọi người, con có nghe pháp thoại về bài kinh bốn loại thức ăn, con nhớ rằng loại thức ăn thứ 4 là muốn, nhưng con không hiểu lắm, xin thầy hoan hỉ dạy con cách học tu, con cảm ơn thầy.

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 22-09-2019

Câu hỏi:

Kính thưa Sư Ông. Đây là bài viết của con đăng lên facebook ạ. Con nhờ Sư Ông bình thêm về chữ "rộng lòng" để con cùng các đạo hữu được thọ lĩnh Giáo Pháp ạ. Con cảm ơn Sư Ông ạ.
Bài viết:

Hôm qua mình có đăng lên trang nhà câu thơ:
Rộng lòng trước đã mình à,
Tưởng rằng thua thiệt thế mà lại hay.

Hai câu này mình làm tặng vợ mình, và ban đầu thì chỉ nghĩ đến ý nghĩa của từ “rộng lòng“ là sự cho đi một cách rộng rãi. Thật ra, đây cũng là một ý khá hay. Vì như mình quan sát: hầu hết các mối quan hệ trong xã hội đều theo kiểu: có đi có lại. Còn việc cho đi một cách tự nhiên, tôi thành thật muốn giúp đỡ anh là vì tôi thực sự mong muốn cho anh được an vui, thật sự rất ít người làm được. Lòng chúng ta hẹp, là vì chúng ta chỉ nghĩ đến bản thân mình, gia đình mình, mà không nghĩ chúng ta sống với nhau trong cuộc đời này, chúng ta thật sự có liên quan đến nhau.

Rồi khi mình đọc 2 câu thơ này cho một vài người bạn mình gặp, họ nghe xong thì đều bảo: cũng có vần, có nghĩa. Mình suy ngẫm về 2 từ “rộng lòng” rất nhiều. Mình phát hiện thêm được ý nghĩa của 2 từ này.
Mình là người lập gia đình được 5 năm, vậy nên mình sẽ bàn về đời sống gia đình khi liên hệ với 2 từ “rộng lòng” này nhé. Nếu để ý đời sống của những cặp vợ chồng, đa phần bạn sẽ thấy họ không thực sự hiểu cho nhau. Họ luôn kỳ vọng người bạn đời của mình phải biết quan tâm, chăm sóc, lo lắng, yêu thương và tôn trọng họ. Nhưng, nếu không có sự hiểu nhau một cách sâu sắc, thì cuộc hôn nhân chưa thể có sự hoàn hảo mà mỗi người kỳ vọng. Khi người bạn đời của bạn tỏ vẻ khó chịu, hay nói những lời khó nghe, thiếu tinh tế, thiếu tôn trọng. Bạn có thử tìm hiểu, tại sao người ấy lại hành xử như vậy không? Hay bạn chỉ tự thất vọng và chán nản? Nếu bạn chưa thực sự “rộng lòng” để bao dung và tha thứ, bạn sẽ chưa thể hiểu, thông cảm cho những gì người bạn đời của bạn thể hiện ra bằng lời nói và hành động. Thực ra là: mỗi người ai cũng có những nỗi niềm riêng, căng thẳng riêng, và khó chịu riêng. Nếu bạn không biết vượt qua sự “tự ái cá nhân” của mình để hiểu một cách sâu sắc người bạn đời thì sẽ không có một mối quan hệ tốt đẹp.
Bây giờ, mình nói về cuộc hôn nhân của mình. Khi cô ấy có sự căng thẳng, khó chịu, mình rút lui ngay, không phản ứng, không khó chịu. Và đôi khi, mình còn đùa vui một chút để cơn khó chịu này của cô ấy qua nhanh. Và thật tuyệt, chỉ sau 1 giờ, cô ấy đã tự thoát ra khỏi trạng thái căng thẳng ấy. Nếu, mình phản ứng lại với cô ấy trong lúc đó, tình hình sẽ càng thêm rối hơn. Bằng cách này, mình đã cho cô ấy một không gian riêng để cô ấy có thể tự giải tỏa những bức xúc đã tích lũy từ rất lâu. Ở chiều ngược lại, khi mình tự cảm thấy đang có một sự khó chịu phát sinh, mình báo trước với người thân là: đừng động vào con/ anh trong lúc này nhé. Rồi mình tự cảm nhận trọn vẹn sự khó chịu này, không xua đuổi, cũng không chạy chốn, chỉ bình thản cảm nhận. Rất nhanh thôi, sự khó chịu cũng nhanh tạm biệt mình. Lần sau nó tới, mình lại đón chào nó như vậy. Như vậy là, chính nhờ sự hiểu biết sâu sắc về nhau trong gia đình, mà có sự thương yêu thật sự. Và, ý nghĩa của từ “rộng lòng“ cũng là như vậy.

Đến đây thì có lẽ, mình cần một nhà phê bình văn học bình thêm, vì vốn sống của mình còn ít, trải nghiệm chưa nhiều. Mong là vài lời dông dài sẽ mua vui cho các bạn.

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 22-09-2019

Câu hỏi:

Dạ thưa Thầy, trong các bài giảng thầy thường kêu một người làm việc gì đó và chỉ ra rằng đó là đang thận trọng chú tâm quan sát, thầy nói rằng khi mình làm một việc gì đó thì đã ứng ra thận trọng chú tâm quan sát rồi. Con không biết phải ứng ra như thế nào vì khi trong lúc làm việc gì đó nếu như con không nghĩ mình thận trọng… thì lúc đó con lại đang thận trọng…, nhưng khi quay về để xem mình đang thận trọng… như thế nào thì lại rơi vào cảm giác không tự nhiên. Còn nếu làm việc việc bình thường thì lại rơi vào sự quán tính thói quen mà không thấy chính mình.
Mong Thầy chỉ dạy giúp con! Con xin thành kính tri ân Thầy!

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 22-09-2019

Câu hỏi:

Thưa thầy, dạo gần đây tâm con có những ý nghĩ khiến con tự cảm thấy xấu hổ. Khi những ý nghĩ đó khởi phát, con không dám để nó tiếp tục và quan sát mà cố xua tan, nhưng rồi nó lại hết lần này đến lần khác quay trở lại. Con càng cảm thấy xấu hổ và mặc cảm vì đầu óc mình lại tệ như vậy. Con bối rối không biết làm sao để mình có thể triệt để dừng lại những ý nghĩ không tốt như vậy, thưa thầy. Con xin được thầy chỉ day. Con cảm ơn thầy.

Chủ đề liên quan:

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 21-09-2019

Câu hỏi:

Dạ con chào thầy!
Con có điều không thông mong thầy giúp đỡ cho con ạ. Con có nhờ bà đồng ở chùa xem giúp bát tự của con thì bà bảo con lận đận nên giúp con dâng Tam Bảo thỉnh linh vật đem lại may mắn cho con là một miếng bùa ép dẻo và một lá bồ đề dát vàng, bà bảo để lá bồ đề trên bàn thờ gia tiên còn bùa bình an thì để trong điện thoại hoặc dưới gối, con để bùa dưới gối và từ mấy hôm để bùa trong ấy con cứ bị đau đầu rất nhiều sau đó con đem bùa để chung với lá bồ đề trên bàn thờ gia tiên con lại vẫn đau đầu nhưng ít hơn một chút cơ thể con thì cứ mệt mỏi, con có xin bà đồng cách gỡ bùa thì bà cứ bảo con không nên bỏ. Con xin thầy giúp con cách gỡ bỏ bùa tại nhà vì nơi thỉnh bùa ở rất xa nơi con sinh sống. Con cảm ơn thầy ạ!

Chủ đề liên quan:

Xem Câu Trả Lời »