Thông báo:
Trong một thời gian dài, mục Hỏi Đáp Phật Pháp của trang web đã nhận được rất nhiều câu hỏi của Phật tử từ khắp nơi gởi đến. Thầy Viên Minh đã trả lời tất cả các câu hỏi liên quan đến vấn đề học Pháp, hành Pháp. Hiện tại mục Hỏi đáp đã có khoảng hơn hai mươi ngàn câu hỏi đáp, trong đó Thầy đã chỉ ra cốt lõi của việc hành đạo, sống Thiền. Do vậy Thầy đã quyết định tạm ngưng mục Hỏi đáp trong một thời gian để có thể chuyên tâm làm các Phật sự cần thiết khác.
Vậy, nếu có nhu cầu, Quý vị có thể sử dụng mục Tìm kiếm bên dưới (gõ từ khoá) hoặc bấm vào các tag đã được gắn theo từng chủ đề để tham khảo các câu Hỏi - Đáp về vấn đề của mình hoặc tương tự.
Sadhu sadhu lành thay!
Ngày gửi: 05-12-2016
Câu hỏi:
Kính thầy,
1/ Theo lời Phật dạy "Vô Ngã diệc Vô sanh". Kính thầy, pháp hành như thế nào để đi đến vô ngã?
2/ Lục Tổ dạy "không nghĩ thiện không nghĩ ác chính ngay khi ấy đâu là bản lai diện mục..." ngay lúc vắng lặng mà hằng biết, không một mống niệm nào khởi đó chăng?
Kính thầy khai thị.
Ngày gửi: 28-11-2016
Câu hỏi:
Kính thưa Thầy!
Con có một thắc mắc giác quan thứ 6 hay chính là linh cảm trong đạo Phật được gọi tên là gì ạ? Và trong mỗi con người có phải luôn có 2 mặt thiện và ác phải không Thầy? Mỗi khi con định làm một việc gì dù tốt hay xấu con đều cảm thấy như có tiếng nói ở bên trong con thúc giục con nên làm hay đừng làm nhưng con không hiểu nó là gì ạ. Mong Thầy chỉ giúp con. Con cảm ơn Thầy !
Ngày gửi: 22-11-2016
Câu hỏi:
Thưa Thầy, như Thầy nói không nghĩ thiện không nghĩ ác tức vô niệm. Vậy có phải cũng không nên làm việc ác và việc thiện luôn đúng không ạ?
Con cám ơn Thầy!
Ngày gửi: 01-11-2016
Câu hỏi:
Kính thưa Thầy,
Một năm trước con đi làm ở công ty và con cảm thấy buồn chán khi mọi người sống không thật lòng với nhau, bon chen đố kỵ ai cũng chỉ lo lợi ích cá nhân. Và giờ tại thời điểm hiện tại con nghĩ mình không đúng con thấy nuối tiếc vì bỏ lỡ cơ hội phát triển nghề nghiệp. Con không giữ cho mình một thái độ trung lập (con cũng tự đánh mất và cuốn mình vào vòng xoáy thích phán xét, đổ lỗi cho người khác) và chỉ cần làm tốt công việc của mình là đủ. Giờ về quê con tự kinh doanh và phụ giúp gia đình làm nông cuộc sống rất bình yên và tự do. (Dĩ nhiên con không mong sóng gió) Nhưng con tự hỏi nếu cứ mãi bình yên như thế này như đứa trẻ trong nôi mà không chịu ra ngoài kia thì liệu con có học hành được gì, có trưởng thành được?
Con cảm ơn Thầy. Con Kính chúc Thầy nhiều sức khỏe ạ!
Ngày gửi: 23-10-2016
Câu hỏi:
Thưa Thầy, con khi đọc Lục Tổ Đàn Kinh có ghi, "người chân thật tu đạo không thấy lỗi thế gian". Con hiểu ý Lục Tổ nhưng có một vài chỗ chưa thông, mong được Thầy giảng giải giúp.
Con nghĩ con người mình ai cũng phải biết gì là đúng là sai, nếu không thấy lỗi ngừơi khác thì có đồng với ý không phân biệt đúng sai luôn không thưa Thầy? Như khi mình thấy người đó làm sai mình cũng im lặng không nói gì hay sao? Với lại, nếu là ai cũng không thấy lỗi thế gian, vậy khi đó có người làm lỗi nhưng xã hội chẳng ai cho họ biết họ không đúng, không ai sửa chữa họ vậy thì có thật sự là đúng không?
Con mới tìm hiểu Phật pháp nên con chưa hiểu nhiều, do đó con có đặt câu hỏi không đúng mong Thầy bỏ qua.
Con xin được Thầy hoan hỷ giải đáp cho con.
Ngày gửi: 12-10-2016
Câu hỏi:
Thưa Thầy, con xin được hỏi thêm về việc đánh giá một hành vi là thiện hay bất thiện ạ. Liệu có khi nào mình có tâm thiện nhưng hành động của mình lại làm tổn hại đến mình hoặc đến người không ạ? Ví dụ như người mẹ muốn giúp con mình học tốt hơn nhưng không biết cách nên vô tình khiến nó bị căng thẳng chăng hạn ạ?
Ngày gửi: 11-10-2016
Câu hỏi:
Thưa Thầy, đạo Phật dựa vào điều gì để đánh giá một hành vi là thiện hay là bất thiện ạ? Con nghĩ có thể là dựa trên cái tâm dẫn dắt hành vi đó và cũng có thể là dựa trên kết quả mà hành vi đó tạo ra. Xin Thầy chỉ dạy cho con. Con cảm ơn Thầy.
Ngày gửi: 27-11-2015
Câu hỏi:
Con chào thầy ạ!
Thưa thầy con có câu hỏi muốn hỏi, con kính mong thầy giải đáp cho con ạ.
Thưa thầy đạo Phật là không có đúng sai phải không ạ? Và việc gì mình làm lợi mình, lợi người thì mình làm. Vậy thưa thầy khi người khác nói hay, nói dở mình đều không động tâm. Con chưa hiểu rõ khi bạn bè rủ rê đi chơi chẳng hạn mà tâm mình vẫn cảm thấy bình thường không vui không buồn như vậy có phải tâm không động không ạ? Và khi gặp những chuyện cực kỳ bực mình tham sân si trỗi dậy khiến mình đánh mất tâm bình thường đi đến 1 lúc sau mới hết, vậy thưa thầy việc đó có sai hay không ạ? Con xin cảm ơn thầy.
Ngày gửi: 12-10-2013
Câu hỏi:
Kính thưa sư, con là một người thiếu may mắn giữa cuộc đời vô thường, khổ, vô ngã này. Từ nhỏ con đã ý thức việc làm thiện và bất thiện. Gia đình con nghèo lại đông em nên con phải nghỉ học sớm để phụ cha mẹ lo cho gia đình. Con không được học nhiều, không được hiểu nhiều về Phật pháp nhưng con biết thế nào là nhân nghĩa, nhân từ,... <p>
Rồi con lập gia đình và đã đổ vỡ vì chồng con không chung thủy. Hằng đêm con đến chùa gần nhà để tụng Kinh. Mỗi đêm đến chùa con thấy rất vui, nhưng hình như con chưa vừa ý lắm thưa Thầy. Con luôn ước nguyện sao cho mình gặp được Thánh Tăng. <p>
Và rồi con lại quen một người bạn trai. Gia đình anh ấy tu theo Phật giáo Nam Tông, thế là con có duyên may gặp Thầy. Pháp danh Tịnh Minh là Thầy đặt cho con cách đây hơn 2 năm. Những năm qua, con đã học và hành theo những gì Thầy dạy qua băng đĩa và những lần lễ hội ở chùa mình. <p>
Nhưng thưa Thầy, con ăn chay trường hơn 10 năm nay, con thấy rất bình thường trong cuộc sống vì chay hay mặn thì cũng là ăn để sinh tồn mà thôi. Riêng anh bạn con rất khó chịu, anh nói con sống phản khoa học. Con hiểu mọi chuyện cứ để tùy duyên vậy, miễn sao ta thấy an lạc ngay hiện tại là hạnh phúc rồi phải không Thầy? Con xin Thầy hoan hỷ dạy con nói sao để mọi người không quan niệm giữa chay và mặn trong tu tập nữa. <p>
Con xin đảnh lễ Thầy.
Ngày gửi: 28-09-2013
Câu hỏi:
Thưa thầy, <p>
Con không rõ rằng mình hiểu như vậy đã đúng chưa? Con tiếp xúc với một người và con thấy họ thật tốt. Người khác tiếp xúc với người đó và thấy rằng người đó không ổn. Con thấy rằng không ai đúng, không ai sai, vì bản thân mỗi người đều có lúc này lúc khác, nên chuyện đó tuỳ thuộc vào thời điểm, hoàn cảnh, địa vị, câu chuyện. Và vì vậy, con người không luôn luôn là tốt hay xấu, mà họ luôn thay đổi. Vì vậy cần nhìn mỗi người luôn mới mẻ mới được, vì họ không luôn cố định, họ cũng đang học và mình cũng chỉ cần trải nghiệm với họ vào đúng thời điểm đó thôi, lần khác khi gặp lại là một lần hoàn toàn mới mẻ. Một con người tuy đã phạm nhiều sai lầm nhưng đó là quá khứ, và chúng ta nên bắt đầu một ngày mới bằng một trải nghiệm mới không định kiến. Thưa thầy, con hiểu thế có đúng không ạ? Con tạ ơn thầy!