loading
Kết quả Tìm Kiếm: Có 33 câu hỏi có nội dung liên quan đến 'ngoại đạo & chánh đạo'.

Thông báo:

Trong một thời gian dài, mục Hỏi Đáp Phật Pháp của trang web đã nhận được rất nhiều câu hỏi của Phật tử từ khắp nơi gởi đến. Thầy Viên Minh đã trả lời tất cả các câu hỏi liên quan đến vấn đề học Pháp, hành Pháp. Hiện tại mục Hỏi đáp đã có khoảng hơn hai mươi ngàn câu hỏi đáp, trong đó Thầy đã chỉ ra cốt lõi của việc hành đạo, sống Thiền. Do vậy Thầy đã quyết định tạm ngưng mục Hỏi đáp trong một thời gian để có thể chuyên tâm làm các Phật sự cần thiết khác.

Vậy, nếu có nhu cầu, Quý vị có thể sử dụng mục Tìm kiếm bên dưới (gõ từ khoá) hoặc bấm vào các tag đã được gắn theo từng chủ đề để tham khảo các câu Hỏi - Đáp về vấn đề của mình hoặc tương tự.

Sadhu sadhu lành thay!

Danh mục Hỏi Đáp Phật Pháp

Ngày gửi: 03-04-2018

Câu hỏi:

Dạ Bạch Ngài,
Dạ hôm qua con có hỏi Ngài về những chi thiền: TẰM, TỨ, HỶ, LẠC, ĐỊNH và tại sao đọan kinh của thiền Sắc Giới lại nằm trong kinh Đại Niệm Xứ.

''Này các Tỷ kheo, thế nào là Chánh định?
Này các Tỷ kheo, ở đây Tỷ kheo ly dục, ly ác bất thiện pháp, chứng và trú Thiền thứ nhất, một trạng thái hỷ lạc do ly dục sanh, với tầm, với tứ. Tỷ kheo ấy diệt tầm, diệt tứ, chứng và trú Thiền thứ hai, một trạng thái hỷ lạc do định sanh, không tầm, không tứ, nội tĩnh nhất tâm. Tỷ kheo ấy ly hỷ trú xả, chánh niệm tỉnh giác, thân cảm sự lạc thọ mà các bậc Thánh gọi là xả niệm lạc trú, chứng và trú Thiền thứ ba. Tỷ kheo ấy xả lạc, xả khổ, diệt hỷ ưu đã cảm thọ trước, chứng và trú Thiền thứ tư, không khổ, không lạc, xả niệm thanh tịnh. Này các Tỷ kheo, như vậy gọi là Chánh định. Này các Tỷ kheo, như vậy gọi là Khổ diệt đạo thánh đế."

Dạ con nghĩ là ĐBS đã nhập vào Định hay thiền Sắc Giới trước khi thiền Quán và thiền Định cũng cần để có định nên có đọan kinh này.
Và con cũng thắc mắc về phần 5 triền cái của thiền Định cũng nên được đoạn diệt nhưng chỉ được đè xuống mà thôi, như đá đè cỏ, chứ không bứng rễ chúng tận gốc như thiền quán dùng trí tuệ của tam tướng bứng gốc lên.
Và con hiểu là Định của thiền Sắc Giới sâu hơn vì tâm chỉ dán lên 1 đề mục mà thôi nên có Cận định, An chỉ định trong khi Định của thiền quán không sâu được vì tâm quan sát DANH và SẮC liên tục nên chỉ có Sát na định mà thôi. Không biết có đúng không nhưng qua kinh nghiệm thiền của con, con nghĩ như vậy.
Bây giờ con mới hiểu thì lần sau khi đi thiền, con sẽ khá hơn.
Dạ còn làm sao biết được đắc SƠ ĐẠO thì chắc đường đi của con còn xa lắm nên Ngài không cần bận tâm ạ. Dạ Ngài cũng không cần đăng câu hỏi của con lên ạ.
Con xin cảm ơn Ngài thật nhiều.
Mô Phật

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 18-02-2018

Câu hỏi:

Con xin tri ân Thầy vô lượng!

Thời gian qua con cứ thiền với tâm tham muốn. Nhưng khi đọc phần trao đổi, hỏi đáp con ngồi thiền với cái tâm buông xả. Quan sát tự nhiên con thấy thân tâm nhẹ nhàng nhiều, tuy có phóng tâm, lăng xăng nhiều nhưng lại rất nhẹ nhàng chứ không gò bó. Trong khi làm việc, sinh hoạt con cũng ứng dụng như khi ngồi thì nó rất tốt thầy ạ cảm giác cũng nhẹ nhàng và không còn nói năng, suy nghĩ để tổn thương mình và mọi người nhiều như trước nữa. Nhưng hiện tại con cũng có chỗ này đang bị kẹt. Kính thầy giúp con với.

1. Con mất ngủ 6 năm liền, khi con biết tới Phật pháp tình trạng tốt lên và nó là không vấn đề lớn với con trong suy nghĩ. Nhưng khi ban ngày con chú tâm quan sát thì khi nằm ngủ con rất khó vô giấc ngủ. Con thử buông xả, buông lỏng toàn bộ nhưng cứ đến gần vô giấc lại cứ có gì đó thức mình rồi suy nghĩ sáng lên. Đợi lâu như vậy vài lần lâu mới vô giấc khi nào. Con không biết phải làm sao để vô giấc dễ dàng để khi nào cần ngủ mà ngủ ạ.

2. Trước đây con suy nghĩ là tách thiền định và thiền tuệ ra riêng. Nhưng khi con thực hành thiền định thì rơi vào ham muốn quá nhiều và khi ngồi với tâm xả hoàn toàn không cần dòm ngó vô cái gì cụ thể tự nhiên lại định và an lạc nhiều hơn mà ngăn chặn được ham muốn. Vậy con nghĩ thiền định với thiền tuệ nên là một bổ trợ cho nhau là tốt với con và con nên làm như vậy mà con không nên ngồi thiền định với cái tâm tập trung vào đối tượng cụ thể thì nên phải không thầy? Nhưng con nghe nói để thấy ra vấn đề, cần một mặt phát triển tuệ giác, một mặt đi sâu vào thiền định để khám phá ra các tầng thiền gì đó. Liệu con không cần có tầng thiền nào mà con cũng có thể thấy ra được vấn đề không ạ?

Kính Thầy củng cố giúp con để con thực hành cho đúng với căn cơ con hiện tại ạ.
Con xin đảnh lễ Thầy ạ!

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 26-11-2017

Câu hỏi:

Kính thưa Thầy.
- Thầy cho con hỏi người xuất gia (đi tu) có gia đình vậy có tội không Thầy?
- Thầy cho hỏi thêm là Đạo Phật được xuất phát từ nơi Ấn Độ và truyền thừa đến tất cả các nước trên thế giới. Tất cả các nước trên thế giới đều tôn kính Đức Phật mà tại sao người dân Ấn độ không tôn thờ Đức phật mà chỉ xem Ngài là một vị Thần Linh vậy Thầy?

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 18-08-2017

Câu hỏi:

Kính bạch Thầy Quý Kính,

Hôm nay, trong mục H/Đ con thấy có một bạn chia sẻ là trên mạng có vài người phản đối về “Tánh biết” mà Thầy chỉ bày.

Con thấy những người phản đối đó thật đáng thương, một điều đơn giản nhất mà họ cũng không biết là: “Nếu con người mà không có tánh biết thì đã đồng với cây, cỏ, gỗ, đá mất rồi.”

Thật đáng thương thay cho họ! Họ có bảo vật vô giá, bởi vì chưa từng được biết đến mặt mũi của tánh biết đó mà không thể đem ra sử dụng được. Rồi vì cứ để cho bảo vật sẵn có bị chôn vùi, che lấp, lấm lem mà họ phải làm người cùng tử nghèo khó đi lang thang đây đó. Đến nay đã có Thầy từ bi, thương xót chỉ bày cặn kẽ để thấy ra "tánh biết" vậy mà họ vẫn còn chưa dám nhận lại báu vật của họ.

Kính bạch Thầy, nhìn Thấy trường hợp của những người này, con cũng nhớ đến một lời dạy của Đức Phật:

“Quả thật điều nguy hại
Người ngu sinh sở tri
Hủy phần sáng của mình
Tự chẻ đầu chính nó” (Pháp Cú 72)
Kính bạch Thầy Quý Kính,

Con cảm thấy con thật là may mắn làm sao! Trước khi được đủ phước duyên học với Thầy, con cũng đã từng bơi lội, suýt chết ngộp trong đám chữ nghĩa, và cũng đã từng tu đủ cách, nhưng việc tu học của con vẫn là “Giả tràng xe cát biển đông. Nhọc nhằn mà chẳng nên công trạng gì!”

Nhờ nghe Pháp Thoại của Thầy, mà con buông dần được những sở tri chướng đã dầy công tích lũy và nhận ra được tánh biết sờ sờ có sẵn.

Trong niềm hạnh phúc được sống với sự dìu dắt tận tụy của Thầy, và vững tin vào sự vận hành tuyệt vời của Pháp, con kính mong ngày càng có nhiều bạn Đạo xa gần nhờ biết thận trọng, lắng nghe kịp lúc mà tránh khỏi việc vội vàng đưa ra những kết luận hời hợt để phản đối những điều mà mình chưa hề được biết đến, nên không phải bị mang trọng tội: Hủy báng Phật Pháp và Thất kính với các bậc Trưởng Thượng Tôn Kính đạo cao đức trọng.

Con thành kính đảnh lễ Thầy.
Con Sujatā ở Canada.


Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 01-07-2016

Câu hỏi:

Thưa Thầy!
Gần đây có nhiều bạn nói về Thiền Định. Con cũng xin chia sẻ một chút Thiền Định.
Ngày xưa (khoảng hơn 12 năm trước) khi vừa lớn lên thì cảnh gia đình con rất khổ vì chuyện nợ nần. Hầu như ngày nào anh chị em con đều sống trong nước mắt cả. Khi vừa tốt nghiệp đại học con luôn muốn kiếm nhiều tiền và thật nhiều tiền. Vì cái muốn đó mà làm con khổ lắm.
Con chẳng theo đạo gì cả. Có lần con đọc đâu trên mạng người ta viết là khi đạt được tứ thiền thì có thể kết thúc sự sống theo ý muốn và người ta cũng diễn tả các hỷ lạc trong các tầng thiền định. Thế là con quyết tâm ngồi thiền (mục tiêu chính là để thoát khổ và kết thúc sự sống càng nhanh càng tốt, khổ quá mà). Đọc trên mạng người ta chỉ cách quán sổ tức gì đó rồi làm theo. Con ngồi thiền chăm chỉ lắm. Tự ngồi chứ cũng chẳng ai chỉ gì cả. Kết quả của một thời gian rất dài ngồi thiền quán sổ tức (theo hơi thở) là con bị đau ngực dữ dội.
Công việc càng bận rộn thêm, con phải làm việc một ngày trên 12 tiếng. Không còn thời giờ ngồi thiền nữa. Và con cũng quên hẳn đi chuyện ngồi thiền một thời gian vài năm. Vì sống trong hoàn cảnh như vậy nên con sợ cảnh lập gia đình lắm và cũng cố kìm nén chẳng yêu đương gì cả. Thế rồi con cũng không thoát khỏi chữ tình. Con bị thất tình, khổ sở vô cùng. Lúc đó như người không còn biết làm gì. Khổ, đau, tuyệt vọng, chán nản ngày nào cũng như vậy. Con nhớ đến việc thiền định trước kia con đã làm. Thế là tối tối con tìm một nơi yên tịnh ngồi thiền và con tạm vượt qua cảnh khổ được vài tuần. Khi con gặp người đó thì con bị khổ đau còn khinh khủng hơn nữa chứ.
Có một hôm vì đau khổ quá nên con mới quan sát nỗi đau khổ (thật ra bây giờ con mới biết cái này là con quan sát toàn bộ thân, thọ và tâm của con cùng một lúc). Nhanh hơn cả một chớp mắt, toàn bộ nỗi khổ niềm đau của con nó tan biến hết, một cái gì đó rỗng lặng mà nó vẫn biết. Chấm dứt toàn bộ đau khổ. Từ đó con sống nhẹ nhàng thoải mái. Mà con cũng chẳng biết đó là cái gì.
Trải qua một thời gian cũng lâu. Có lần con nghe người ta đọc kinh sa môn quả. Con nghe đọc tới các tầng thiền và sau khi đạt tứ thiền thì bước thêm nhiều bước nữa. Con nghe tới đoạn “với tâm định tĩnh, thuần thuần tịnh… thoát khỏi dục lậu, hữu lậu, vô minh lậu”, chấm dứt khổ đau. Nghe tới đoạn này con thật sự hiểu là trong nhà Phật có một cái đoạn tận sầu, bi, khổ, ưu não. Vậy nên con lại quyết tâm ngồi thiền để mong đạt được tứ thiền rồi mình sẽ thoát khỏi sầu bi khổ ưu não. Có lần ngồi thiền con đạt được cảm giác nhẹ nhàng, mát mẻ toàn thân, một niềm hỷ lạc mà chẳng thể tìm được bằng niềm vui vật chất. Thế là con bị vướng mắc vào trạng thái này. Ngày nào ngồi thiền con cũng mong trạng thái mát mẻ đó. Nhưng chẳng được gì cả. Thế là con mới quyết tâm đi tìm trên mạng xem có ai giảng giải về chuyện này không. Con bôn ba đi tìm đến các chùa chiền để hỏi các thầy nhưng hơn một năm mà cũng chẳng được gì. Tự dưng còn rước thêm một phiền não vào tâm của mình.
Duyên may giờ con hiểu được có cũng được mà không cũng được. Chẳng cần tìm kiếm gì nữa. Cứ sống vậy thôi. Hễ mà mình còn tỉnh còn quan sát thân thọ tâm pháp thì chuyện gì xảy ra cũng để nó xảy ra. Khi không còn tỉnh thì bị lôi cuốn theo. Nhưng cũng có lúc giật mình tỉnh lại chút thì bình thường trở lại. Sống vậy cũng thoải mái rồi.
Bạn nào muốn tìm Thiền Định thì cứ hành đi giống mình. Rồi sẽ trải qua mà thôi. Mong sao còn tỉnh ra một chút để còn thấy rõ tai hại của Thiền Định mà không có Tuệ.
Cảm ơn Thầy!

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 30-06-2016

Câu hỏi:

Thưa thầy!
Con thấy thầy nói "tứ thiền bát định ngoại đạo mà Phật đã thấy đó chỉ là sắc ái, vô sắc ái nên đã từ bỏ hơn 6 năm trước" cái này con đồng ý, vì đây là thiền ngoại đạo. Nhưng trước khi thành đạo, Phật ly dục ly ác pháp nhập sơ thiền, diệt tầm tứ nhập nhị thiền, tam thiền, tứ thiền. Từ thiền thứ 4 này Phật hướng tâm đến Tuệ Tam Minh. Phật dạy chánh định trong Bát Chánh Đạo là 4 định này chứ đâu phải thiền ngoại đạo đâu ạ. Sao Thầy nói chưa tu chứng không nhập được ạ?
Con nghĩ nếu hành giả nhập 4 định này gọi là Chánh Định, còn bậc Thánh nhập thì gọi là Chánh Thánh Định đúng không ạ?
Con cũng nghĩ việc hành Tứ Niệm Xứ cũng là 1 bước trong Chánh Niệm (Bát Chánh Đạo) để hành giả ly dục ly ác pháp tiến đến 4 định này.
Xin Thầy chỉ bảo thêm khúc mắc này!

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 30-06-2016

Câu hỏi:

Thưa Thầy.
Cho con hỏi Thầy có nói trong một video giảng về "Hai loại chướng ngại", Thầy có nói rằng định mà nhiều quá cũng không tốt. Thầy cũng ví dụ mình cầm một ly nước mà mình định nhiều quá rồi sao mình uống ly nước đó được. Định nhiều quá có thể bị dính vào cảnh sắc giới và vô sắc giới.

Nhưng với kiến thức còn nông cạn của con, thì con có biết một quan điểm khác cho rằng nếu có định lực sâu thì có thể sẽ trải qua một giai đoạn bên trong rất sáng nhưng bên ngoài thì hơi thụ động, nhưng nếu vượt qua giai đoạn đó thì tâm trí sẽ trở nên định tĩnh và sáng suốt hơn.

Như vậy thì theo ý kiến của Thầy mình chỉ cần duy trì ở mức định vừa phải đủ để trọn vẹn với thực tai, và không mong cầu vào mức định cao hơn nữa sẽ sinh ra tâm ngã mạn, chỉ đơn giản trở về trọn vẹn với thực tại. Và biết một cách nhẹ nhàng vừa phải, vừa với sức của mình không mong cầu biết nhiều hơn. Nhưng con cũng có nghe Thầy giảng Tổ Huệ Khả đã nói "liễu liễu thường tri" là luôn luôn biết thì sao Thầy?

Nhờ Thầy giải đáp giúp con.
Con cảm ơn Thầy!

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 20-02-2016

Câu hỏi:

Thưa thầy! Sau khi con đọc bài Thiền Minh Sát, con khởi lên suy nghĩ sau: "Con đã đọc hơn 3 trong 5 bộ tạng kinh pali Nikaya không thấy Phật nhắc đến từ "Thiền Minh Sát" hay "Thiền Tứ Niệm Xứ". Và: <p>

"Chỉ có Thiền không có Thiền Minh Sát.
Chỉ có Minh Sát không có Thiền Minh Sát.
Chỉ có Tứ Niệm Xứ không có thiền Tứ Niệm Xứ...
Thiền Minh Sát phải chăng là Chánh Niệm trên Tứ Niệm Xứ" <p>
Vậy mong thầy có thể vui lòng giải đáp mối nghi ngại rất lâu sau của con vì mục đích tu học: <p>

1/ Thầy có thể trích đoạn kinh nào Phật nhắc đến từ "Thiền Minh Sát"? <p>
2/ Thiền Minh Sát nằm đâu trong Bát Chánh Đạo, cụ thể là 37 phẩm trợ đạo? <p>
3/ Con nhớ Tứ Thánh Định là Thiền định Phật tán thán phải không ạ? <p>
Mong thầy hoan hỉ trả lời cho con rõ ràng, những suy nghĩ trên của con đúng hay sai ạ?

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 21-04-2015

Câu hỏi:

Kính Thầy,<p>
Nghe, hiểu và thực hành theo băng thầy dạy về thiền định, thiền tuệ thì con thấy gần gũi và dễ thực hiện mang lại hiệu quả. Con xin hỏi 2 câu sau:<p>
1. Con không hiểu tại sao lại phân biệt thành thiền/định vô sắc và hữu sắc? <p>
2. Mục đích chia thiền thành các bậc nhất, nhị, tam, tứ,... là để làm gì chứ như cách dạy của thầy thì thực chất là thay đổi cách sống. Mới đầu có thể là tọa thiền sau lan tỏa ra các hoạt động khác tương tự là được.<p>
Trân trọng cám ơn thầy<p>
Con Minh Trí<p>

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 05-01-2015

Câu hỏi:

Thưa Thầy, <p>

Trong một lần nghe pháp thoại của thầy có nói đến việc đạt được Định và sống với định quá lâu cũng không phải là đúng lắm, vì giống như dòng sông mà không chảy thì không còn giá trị của nó nữa. <p>

Con xin thầy nói cho con rõ chỗ này hơn và khi ngồi thiền hàng ngày thì nên như thế nào.<p>

Con cám ơn Thầy

Xem Câu Trả Lời »