loading
Kết quả Tìm Kiếm: Có 44 câu hỏi có nội dung liên quan đến 'thấy tức là buông'.

Thông báo:

Trong một thời gian dài, mục Hỏi Đáp Phật Pháp của trang web đã nhận được rất nhiều câu hỏi của Phật tử từ khắp nơi gởi đến. Thầy Viên Minh đã trả lời tất cả các câu hỏi liên quan đến vấn đề học Pháp, hành Pháp. Hiện tại mục Hỏi đáp đã có khoảng hơn hai mươi ngàn câu hỏi đáp, trong đó Thầy đã chỉ ra cốt lõi của việc hành đạo, sống Thiền. Do vậy Thầy đã quyết định tạm ngưng mục Hỏi đáp trong một thời gian để có thể chuyên tâm làm các Phật sự cần thiết khác.

Vậy, nếu có nhu cầu, Quý vị có thể sử dụng mục Tìm kiếm bên dưới (gõ từ khoá) hoặc bấm vào các tag đã được gắn theo từng chủ đề để tham khảo các câu Hỏi - Đáp về vấn đề của mình hoặc tương tự.

Sadhu sadhu lành thay!

Danh mục Hỏi Đáp Phật Pháp

Ngày gửi: 14-02-2020

Câu hỏi:

Mô Phật. Thưa thầy, nhiều lúc con cứ buồn bực, nguyên nhân chủ yếu con gặp nhiều ấm ức trong lòng. Một phần không được theo ý mình, phần khác bị nói móc hoặc vu oan. Thưa thầy, bị đè nén nhiều ấm ức bực dọc như vậy, con vần cảm nhận nhưng mới chỉ được một ít mà chưa trọn vẹn được hết mức nên sân hận vẫn luôn hiện diện trong con. Thưa thầy làm sao con thật sự cảm nhận, hóa giải và buông được cái tôi, chấp nhận một cách bình thản ạ? Con cám ơn thầy ạ!

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 26-11-2019

Câu hỏi:

Con thưa sư ông. Con nghe pháp của sư ông có nghe nói cứ để pháp tự vận hành, không thêm bớt lấy bỏ, chỉ quan sát nó như nó đang là để thấy ra thực tánh của pháp. Nhưng mới đây con nghĩ hình như mình hiểu sai ý sư ông nên con đang hành sai.

Con vốn là người tham sân đầy dẫy, lại có nhiều thói quen xấu đã trở thành tập quán thì như con nghiện vậy, đến cơn là lại phát tác không cách nào kìm chế. Con học Phật pháp cũng mong dẹp bỏ thói hư tật xấu đã ăn vào máu đó. Nhưng càng kìm chế thì nó chỉ được lúc mình phát tâm mạnh, nhưng rồi cũng lại đâu vào đấy. Con nghe sư ông giảng muốn xuất ly khỏi một pháp phải thấy được pháp đó sinh, thấy được vị ngọt, thấy được sự đau khổ và thấy đc pháp đó diệt thì mới hoàn toàn xuất ly. Nhưng hình như cái bản ngã ưa làm điều tham lam sân giận của con nó vốn không muốn bị dẹp bỏ nên nó khiến con nghĩ rằng hãy cứ để tham sân như nó đang là. Đừng dẹp bỏ. Vì nếu cố dẹp cũng chỉ là một bản ngã dẹp bỏ một bản ngã thôi. Thế nên con cứ kệ bảo rằng để xem tham nó như nào. Sân nó như nào. Nó sinh diệt ra sao. Nhưng mà lúc tham lúc sân thì con lại ko đủ tỉnh táo mà trọn vẹn với nó. Mà đa phần là con chìm đắm trong nó. Con chỉ thấy được lúc bản ngã xúi dục con lúc tạo tác điều xấu, và có ý cứ làm rồi quan sát nó lúc đó diễn biến như nào, (con nghĩ giai đoạn này liệu có phải là cái sự ma mãnh của bản ngã muốn tạo tác nên nó mới muốn con nghĩ thế để quyết định làm xấu) và khi làm thì con vẫn biết sai, nhưng vì tham vì sân và vì muốn thế nên con cứ làm, lúc xong rồi con cũng cảm thấy ray rứt và ko biết mình có hiểu sai ý sư ông ko. Vì con làm xong cũng không biết thực tánh pháp gì cả, cũng biết nó sinh, cũng biết là mình đang thỏa mãn cái ham muốn tham sân đó, cũng biết là nó sai, cũng thấy cảm giác lúc nó diệt, nhưng hình như nó vẫn chỉ trên ngôn ngữ và kiến thức, hoặc nó chưa đủ mạnh để con xuất ly được. Con thấy việc sân thì con có giảm hơn thật rõ ràng. Nhưng cái sự tham lam thì do nó vẫn còn nhiều vị ngọt và con chưa nhìn thấy sự nguy hại nhiều nên con khó xả ly cái tham hơn phải không sư ông?
Xin sư ông cho con lời dạy thấu đáo để con hiểu đúng là hành đúng ạ. Con cảm ơn sư ông nhiều. Và chúc sư ông mạnh khỏe.

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 03-05-2019

Câu hỏi:

Mô Phật! Con Kính Đảnh Lễ Thầy ạ!
Con chúc Thầy có thật nhiều sức khoẻ và chuyến Hoằng Pháp được thành tựu viên mãn ạ!
Thưa Thầy đến tối nay con mới thật sự hiểu ý nghĩa câu chuyện vì sao Phật trao bông sen cho ngài Đại Ca Diếp. Con được nghe câu chuyện này đã lâu rồi, từ những ngày con mới biết đến Đạo Phật ạ. Con không nhớ chi tiết, con chỉ nhớ rằng có một buổi nào đó, trước các vị tỳ kheo, Phật đưa tay cầm một bông hoa sen lên. Các vị tỷ kheo khác còn thắc mắc chưa hiểu ý Phật như nào thì riêng ngài Đại Ca Diếp chỉ mỉm cười và được Phật trao bông hoa sen. Lần đầu con nghe thì đúng là con chẳng hiểu gì cả. Sau này nhiều lần con cũng thử suy ngẫm nhưng cũng vẫn chả hiểu gì. Tại sao ngài Ca Diếp lại cười? Tại sao Phật lại giơ bông sen?... Nhưng hôm nay thì con hiểu là ngài Ca Diếp cười vì ngài chỉ “thấy” Phật đưa bông hoa sen lên với một tâm trong sáng không thắc mắc gì giống như câu “trong thấy chỉ thấy” có phải không Thầy ạ?
Con biết và nghe Pháp Thầy giảng hơn một tháng nay rồi. Lần đầu con nghe, thật sự là con... vỡ ngay ạ. Tâm con được soi sáng và con hiểu những lời Thầy chỉ để con được thấy ra vấn đề. Nhưng con thực hành vẫn còn rất kém. Phần lớn con bị cuốn đi mất tiêu. Con vẫn còn loay hoay để buông, để chánh niệm, để thấy ra con. Tâm con vẫn còn nhiều trì trệ. Có mấy lần con có nhiều thắc mắc viết ra để gửi hỏi Thầy, nhưng con lại không gửi nữa. Vì con hiểu là cứ biết như vậy đi, đủ thời gian thì khắc đâu vào đấy, đủ nắng thì hoa sẽ nở Thầy nhỉ! Con đang hoan hỷ lắm! Con tin vào Pháp, vào Thầy, vào Phật ạ! Và con xin cảm ơn Pháp, cảm ơn Thầy, cảm ơn Phật, cảm ơn tất cả ạ!
Con kính chào Thầy!

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 06-02-2019

Câu hỏi:

Kính đảnh lễ Sư Ông. Đầu xuân con kính chúc Sư Ông thật nhiều sức khoẻ, thân tâm thường an lạc! Thưa Sư Ông, nhờ những lời dạy bảo của Sư Ông mà con đã thấy được nhiều lợi lạc. Tâm con vẫn còn nhiều phiền não khổ đau và con vẫn lặng lẽ quan sát. Qua một thời gian con nghỉ ngơi bớt công việc và tĩnh tâm, con được an lạc rất nhiều. Bây giờ con tích cực làm việc hơn để xem thử tâm mình ra sao thì lại nhiều chướng ngại kéo đến, con thấy con còn nhiều thiếu sót trong tu tập của con. Có những lúc con đã nổi tham sân si nhưng cũng may là con thấy được nên nó không tác oai tác quái quá mức. Con thấy có vẻ con thực hành không có mấy tiến bộ vẫn còn động tâm nhiều khi hữu sự, tuy con vẫn biết, vẫn quan sát nhưng mọi thứ vẫn cứ sinh diệt không ngừng nghỉ, hết chuyện này lại đến chuyện khác. Bản ngã bị tổn thương và đau khổ nhưng sao con cứ ôm chấp mãi bản ngã đó. Con vẫn chưa buông nó ra được. Thưa Sư Ông xin hãy cho con lời khuyên ạ

Chủ đề liên quan:

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 06-02-2019

Câu hỏi:

Dạ thưa thầy, con có nghe nhiều bài pháp của thầy, con thấy trọng tâm hầu hết là buông bỏ cái ta ảo tưởng. Nhưng thưa thầy, con thực sự ko biết làm như thế nào mới dẹp đc nó, càng suy nghĩ về nó con càng thấy ám ảnh. Mới cả lúc bình thường khi thân tâm con hoàn toàn vô sự thì đâu có gì để dẹp ạ. Con rất mong đc thầy khai tâm mở trí cho con ạ. Con cảm ơn thầy rất nhiều !

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 08-01-2018

Câu hỏi:

Thầy ơi, con cảm ơn thầy đã chỉ ra chỗ sai và gúp con gỡ bỏ được vướng mắc của mình. Con đã buông bỏ những điều mà mình học được nghe được trong cái nhìn của con. Nó vi tế nên con khó nhận ra, thực ra nhìn kỹ thì đó vẫn là lý trí của bản ngã phải không thầy? Bây giờ con mới bắt đầu buông ra để mà thấy, chỉ thấy thôi. Khi con buông hết thì con cảm nhận được thân tâm mình không còn một lực chống đối hay cố níu kéo nào nữa cả, nó thật là nhẹ nhõm và tĩnh lặng. Nhưng không phải lúc nào con cũng buông hoàn toàn được thầy ạ, con buông được một lúc thì lý trí tự nó lại khởi lên. Khi lý trí khởi lên thì con thấy được nên nó cũng không tồn tại được bao lâu, tuy nhiên nó cứ lâu lâu lại khởi lên như vậy thầy ạ. Đó là những trải nghiệm hôm nay của con. Con có sai chỗ nào mong thầy chỉ điểm cho con ạ. Mấy tuần trước con có lên chùa Bửu Long xin thầy quy y nhưng thầy vẫn chưa đặt pháp danh cho con ạ. Pháp danh chỉ là cái tên thôi nhưng đối với con pháp danh được thầy đặt thực sự mang đầy ý nghĩa trong cuộc đời con! Con cảm ơn thầy!

Chủ đề liên quan:

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 16-01-2017

Câu hỏi:

Con kính thầy,

Con là Tâm An Tịnh ạ, con có ghé chùa tham vấn đạo vào chiều chủ nhật hôm qua ạ. Trước tiên, con xin chân thành tri ân thầy dù bận rộn mà vẫn dành thời gian quí báu để chia sẻ với con, quả thật con đã được khai sáng rất nhiều khi được nghe thầy chia sẻ trực tiếp, chỉ những vị đã trải nghiệm thực sự sâu sắc mới có thể nói ra được như vậy ạ. Sau khi về nhà, con ngủ rất ngon, giấc mơ thật đẹp.
Và hôm nay, chiêm nghiệm lại những lời thầy chỉ dạy, con tự thấy rõ nữa về tâm mình nó vốn sẵn trong lành, định tĩnh, sáng suốt và khi ứng ra thì tuỳ trường hợp mà là thận trọng, chú tâm, quan sát ạ. Khi thư giãn buông xả, tâm về lại trạng thái bình thường, như tấm gương trong vắt, vật qua thì chiếu rõ vật, tiếng thì soi rõ tiếng, gió mát biết rõ ràng không hề lầm lẫn ạ. Con bị hiểu lầm về thiền là phải trong trạng thái phi thường nào đó và bị lạc trong định nên không biết đường ra, may là con đã tìm được hướng ra nhờ qua pháp không phương pháp của thầy ạ. Con không biết nói gì hơn nữa ngoài sự chân thành đảnh lễ tri ân thầy đã cứu giúp được con. Nam mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật.
Kính,
Con.

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 13-01-2017

Câu hỏi:

Bạch Sư!
Con có thấy đạo huynh hỏi sư khi ngồi thiền thì thân tâm đều thư giãn, buông xả, sư dạy: "Khi thân thư giãn, tâm buông xả thì còn gì để làm nữa đâu con, lúc đó tánh biết tự soi chiếu mọi sự đến đi thôi. Con nỗ lực làm thêm gì đều sai hết". Con xin cám ơn lời dạy của sư nhưng con khi ngồi như sư dạy thì tâm con hay khởi lên các pháp thiện pháp cũng như bất thiện pháp, xin sư chỉ dạy cho con phải làm thế nào?

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 07-01-2017

Câu hỏi:

Thầy ơi, cứu con với, không biết là con tu sai ở chỗ nào nên con thấy con có thể bị tẩu hỏa nhập ma đến nơi rồi. Giờ con đang phải buông xả, bây giờ con nói với Thầy thì không thể viết hết ý được. Thầy có thể cho con số điện thoại để con điện cho Thầy được không. Con rất mong được Thầy giúp đỡ.

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 31-12-2016

Câu hỏi:

Con kính lễ Thầy! Mỗi ngày con đều nghe pháp và lên trangTTHT xem những câu hỏi đáp, hôm nay con đọc câu trả lời của Thầy cho một PT gởi ngày 30/12. Thầy nói: "Người đang đi trên núi tìm núi, người đang lội dưới nước tìm nước", theo con hiểu cũng giống như câu nói: "Đầu lại thêm đầu" tức là mỗi người ai cũng sẵn có TÁNH BIẾT hiện tiền. Do ảo tưởng chạy theo vọng thức mà thôi, ngay đây nếu biết dừng lại thì: "Thấy tức buông, buông tức thấy". Có phải không Thầy? Con kính lễ Thầy.

Xem Câu Trả Lời »