loading
Kết quả Tìm Kiếm: Có 63 câu hỏi có nội dung liên quan đến 'tương giao - mối quan hệ'.

Thông báo:

Trong một thời gian dài, mục Hỏi Đáp Phật Pháp của trang web đã nhận được rất nhiều câu hỏi của Phật tử từ khắp nơi gởi đến. Thầy Viên Minh đã trả lời tất cả các câu hỏi liên quan đến vấn đề học Pháp, hành Pháp. Hiện tại mục Hỏi đáp đã có khoảng hơn hai mươi ngàn câu hỏi đáp, trong đó Thầy đã chỉ ra cốt lõi của việc hành đạo, sống Thiền. Do vậy Thầy đã quyết định tạm ngưng mục Hỏi đáp trong một thời gian để có thể chuyên tâm làm các Phật sự cần thiết khác.

Vậy, nếu có nhu cầu, Quý vị có thể sử dụng mục Tìm kiếm bên dưới (gõ từ khoá) hoặc bấm vào các tag đã được gắn theo từng chủ đề để tham khảo các câu Hỏi - Đáp về vấn đề của mình hoặc tương tự.

Sadhu sadhu lành thay!

Danh mục Hỏi Đáp Phật Pháp

Ngày gửi: 17-03-2016

Câu hỏi:

Thưa thầy.
Cho con hỏi: <p>
1) Pháp là sự tương giao của 6 căn vá 6 trần. Con nghe thầy giảng đến khúc đó là con hiểu rằng pháp là cái đang là, tại đây và bây giờ, luôn luôn tuôn chảy. Có nghĩa là khi sống "tùy duyên thuận pháp" là sống trọn vẹn với cái đang là. Có 1 cái con thắc mắc đó là trong 6 căn và 6 trần có Ý-Pháp, sự tương giao này đưa đến điều gì thưa thầy? Thầy có thể cho con 1 ví dụ nho nhỏ để con thấy ra sự thật được không ạ. <p>

2) Sống ở đời thì ai cũng có công việc phải lo cho bản thân và gia đình. Công việc của con đòi hỏi mỗi ngày mỗi khác và phải suy nghĩ liên tục. trong hoàn cảnh như vậy con có thể sống tùy duyên thuận pháp được không ạ? Con có nghe thầy dạy là khi mình suy nghĩ (ảo) mà mình thấy rõ là đang suy nghĩ thì đó là Chân (thực) thì lúc đó là đang "tùy duyên thuận pháp" phải không thầy? Mong thầy khai thị thêm cho con để từng bước thấy ra sự thật rốt ráo và sống với nó ạ. <p>
Con cảm ơn thầy, chúc thầy có chuyến đi hoằng pháp ở Châu Âu thành công.

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 16-09-2015

Câu hỏi:

Thưa thầy, <p>

Hai người quen nhau, nhưng sau một thời gian, người này nhìn ra đây là quan hệ bất thiện nên dứt khoát cắt đứt. Người kia dù biết vậy nhưng vẫn đau khổ, bám víu với kỷ niệm và mong muốn được gặp lại, dù chỉ trong mơ hoặc ở kiếp sau. Người đã dứt khoát thì dù có gặp ở kiếp này hay kiếp sau đi nữa cũng không còn gì, chỉ có một người chưa thể thoát ra nên còn chịu khổ, phải không thầy?

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 24-08-2015

Câu hỏi:

Kính thưa Thầy! Hôm Chủ Nhật vừa rồi con có nghe Thầy giảng về tạo mối quan hệ. Vậy Thầy hoan hỷ cho con hỏi: <p>
1) Khi ăn mà khởi TÂM phân biệt ngon dở; mắt còn phân biệt đẹp xấu thì đó chính là đang tự tạo mối quan hệ ràng buộc giữa 5 căn mắt, tai, mũi, lưỡi, thân, ý "của ta" với 6 trần sắc, thanh, hương, vị, xúc, pháp phải không thưa Thầy? <p>

2) Người ta thường nói, ”quan hệ cha mẹ - con cái thời không ngoài 4 mối quan hệ: Báo ân, Báo oán, Trả nợ, Đòi nợ". Vậy 4 mối quan hệ Báo ân, Báo oán, Trả nợ, Đòi nợ đó là mối quan hệ tự nhiên (hiện tại kiếp này) hay là mối quan hệ do chúng ta tạo tác từ nhiều đời nhiều kiếp cho nên phải nhận lãnh QUẢ ở đời nay? <p>

Xin cảm ơn Thầy!

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 26-07-2015

Câu hỏi:

Dạ kính thưa Thầy. Con đến nghe thầy giảng trong những buổi Trà Đạo, câu mà con nghe thầy nói rõ nhất là "ai hỏi gì hỏi đi", nhưng không hiểu sao đến lúc gõ kẽng mà con vẫn không hỏi được mặc dầu tâm con đầy ắp những điều muốn hỏi. Hiện tại con đang bị như vầy: Bình thường con dậy sớm lo chuẩn bị đi dọn hàng để buôn bán không hiểu sao khi chồng con ra phụ một tí là con thấy khó chịu, bực tức, làu nhàu muốn bị phát điên. Trưa đến con vừa nằm xuống nghĩ là có người đến mua hàng. Tối đến con về nhà thì ở nhà không có hai đứa con trai, chồng con thì đi nhậu, chỉ còn có đứa con gái hủ hỉ bên cạnh. Chồng con ngoài 50 tuổi bệnh gan mà vẫn bia rượu, cứ lấy cớ phụ bán để lấy tiền cờ bạc, lại thêm thái độ khó chịu với khách hàng. <p>
Thưa Thầy, con cảm thấy bất ổn, lo sợ, mệt mỏi. Xin thầy chỉ cho con cách bỏ những trói cột đó giúp con có thể bình tĩnh, sáng suốt, trong lành mà điều chỉnh hành vi thái độ của con: Bán hàng ra bán hàng, về nhà mẹ ra mẹ với con, vợ ra vợ với chồng.

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 30-08-2014

Câu hỏi:

Kính bạch Thầy, <p>
Con thường vào mục "Hỏi Đáp Phật Pháp" để học hỏi vì rất sinh động và gần gũi, dễ hiểu. Con có đọc được câu hỏi của một quý đạo hữu hôm 23/8/2014 về vấn đề "cô đơn" và đề nghị Thầy giảng bài pháp về sự “Cô Đơn” cũng như đề cập đến ý định viết cuốn sách về “xây dựng môi trường tu học”. Thầy đã trả lời về nguyên lý rất rõ ràng, khúc chiết cho "hai loại cô đơn: Cô đơn hữu ngã và cô đơn vô ngã". <p>
Con cũng có cơ duyên đọc được một cuốn sách về vấn đề mà quý đạo hữu đã hỏi nên mạn phép đóng góp ở đây. Đó là cuốn "Sống chung an lạc – phương cách xây dựng tăng thân", con mua đã lâu ở ngoài nhà sách. Trong đó nêu lên tầm quan trọng của Tăng thân (Sangha) và có đề cập đến vấn đề "cô đơn" trong tăng đoàn của Phật thông qua Kinh Tư Lượng có trong tạng Pali lẫn trong Hán tạng. Trong tạng Pali, kinh nằm ở trong Trung Bộ (Majjhimanikaya, 15) mang tên là Kinh Anumana, kinh tương đương ở Hán tạng là kinh Tỳ Khưu Thỉnh. <p>
Việc xây dựng tăng thân dựa trên Luật Tạng và những nguyên tắc sống chung an lạc trong tăng đoàn của Phật ngày xưa. Sách cũng đề xuất cách xây dựng "tăng thân" ở gia đình để có được sự an lạc. <p>
Hiện con có bản in trên giấy cũng như bản bằng tập tin PDF của cuốn sách này, vì thế nếu quý đạo hữu cần con có thể cho mượn hay gửi bản PDF (bản này có thể tìm trên mạng). <p>
Con xin đảnh lễ Thầy.

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 23-08-2014

Câu hỏi:

Thưa Thầy, <p>

Con thỉnh thoảng nghe pháp của Thầy, con nghe rồi chiêm nghiệm, khi con vướng kẹt thì con lại nghe tiếp và chiêm nghiệm tiếp. Nếu có thể, Thầy giảng một bài pháp về sự “Cô Đơn” được không Thầy? Đề tài này hầu như chưa có ai giảng cả. <p>

Con quan sát thấy rằng, nhiều vị xuất gia nhiều lúc rất cô đơn, lạc lõng trong chính môi trường tu của họ. Con thấy cũng tội mà không biết sao. Con rất muốn xuất gia, nhưng con đang quay về với thực tại chính mình để hiểu rõ mình và chiêm nghiệm rõ để có hướng đi đúng đắn. Đi tu là theo sự “hợp cách” như Thầy đã giảng, không phải theo sự cảm xúc nhất thời, chạy theo bản ngã được cái này cái kia thì càng đánh mất đi bản thân mình. Con nghĩ rất nhiều, và điều quan trọng con phải xem mình thật sự là đúng với người muốn xuất gia hay không, hay là đang trốn tránh sự đời. Con cũng đã đi và gặp một số người, con thấy tội quá Thầy ạ, họ như vào rồi mà không ra được, nhưng sao họ không dám dũng mạnh ra ngoài để làm ăn và trải nghiệm, sống như vậy nhiều lúc buồn quá… <p>

Nếu con được xuất gia, thì con rất muốn viết một cuốn sách về “xây dựng môi trường tu học” tại vì đề tài này rất ít người viết, mà có viết cũng rất sợ đụng chạm. Nhiều vị đi học, đi giảng để xây dựng cho đệ tử tinh thần tu học, nhưng lắm lúc lại quên đi phải xây dựng tổ chức trong nhà chùa, trong nhà của mình sao cho mọi người cùng nhau tu học, cùng nhau nuôi dưỡng tình yêu thương. Con không hiểu sao, con thấy đây là vấn nạn mà Phật giáo Việt Nam đang gặp phải, sự thật là cần một nơi mà sống với trọn vẹn đời người tu, hay là để cho Pháp tự vận hành theo duyên nghiệp của mỗi người, như vậy có phó thác quá cho duyên nghiệp không Thầy? <p>

Con xin lỗi nếu con có nói gì sai, nhưng đó là những gì con trăn trở, những cái thấy của con, làm sao mà xây dựng môi trường tu cho mọi người có được sự học tập và tu thật sự. <p>

Con cảm ơn Thầy nhiều.

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 14-04-2014

Câu hỏi:

Kính Bạch Sư! Con kính đảnh lễ Sư và cầu mong Sư được luôn sức khỏe! Cứ mỗi lần ngồi gõ trình pháp cho Sư là mắt con sao cứ như muốn giọt ngắn giọt dài... vì vui mừng và hạnh phúc! Thật là phúc phước cho chúng con hôm nay có Sư để chỉ đường dẫn lối trong cuộc đời nhiều lừa dối (mà dối trá, gian xảo nhất là cái Tâm của mình)! Con đọc mục vấn đáp thấy Sư ban rải tình thương đến từng mỗi Phật tử chúng con hằng ngày không mỏi mệt nên con khóc! Con biết có đôi khi Sư cũng rất mệt vì tuổi cao sức yếu! Có lúc Sư cũng bệnh nữa nhưng vì thương Phật tử chúng con mà Sư không lấy được vài ngày để nghỉ ngơi! <p>
Con cũng thấy được các vị Phật Tử đã nhờ Sư giảng dạy mà tìm ra con đường sáng cho cuộc đời hạnh phúc hơn! <p>
Bản thân con cũng đang sống tỉnh thức hàng ngày, khi vui, con biết con đang vui, và phút giây này nó sẽ qua, khi con buồn, con biết con đang buồn lo và nguyên nhân của nó, và rồi nó cũng sẽ qua. Con thận trọng không gieo nhân xấu để khỏi phải trả nghiệp về sau. <p>
Thưa Sư, vì vậy con rất ít bạn bè, hình như không ai thích con! Con cô đơn trong cách nhìn của thế gian, nhưng con thấy như vậy thì con mới bình an được. Con xin cảm ơn Sư bỏ thời gian đọc những tâm sự này của con!

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 22-02-2014

Câu hỏi:

Kính Thầy, con ở xa và cũng mới nghe pháp Thầy gần đây thôi nhưng con cảm thấy dễ hiểu và cũng dễ thực hành. Con nguyện cho Thầy được nhiều sức khoẻ để làm Phật sự dễ dàng hơn. Hôm nay con có thắc mắc này nhờ Thầy giải dùm con. <p>

Thầy nói: "Chỉ có sự giác ngộ trong tương giao chứ không có sự giác ngộ cá nhân". Nhưng với một người chưa giác ngộ, chưa nhận ra thật tánh pháp mà phải tiếp duyên, phải tương giao nhiều quá thì cho dù có sống trọn vẹn với thực tại thì đó cũng là cố gắng của ý thức, của bản ngã phải không thưa Thầy? Chính cuộc đời Đức Phật cũng phải trở về cô đơn trọn vẹn với chính mình mới giác ngộ ra bản Tâm rỗng lặng trong sáng và sau đó mới tuỳ duyên thuận pháp vô ngã vị tha. Phải có một lần trực nhận ra Tánh Biết rỗng lặng mà thiền tông gọi là ngộ phải không Thầy?

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 03-01-2014

Câu hỏi:

Thưa Thầy trong một bài Pháp thoại Thầy có nói chúng sanh không thể giải thoát được nếu không thấu hiểu được sự tương giao. Xin Thầy giải thích cho con được rõ hơn. Nếu có thể Thầy hoan hỉ cho con nhiều ví dụ trong đời sống hàng ngày, làm thế nào để thấy rõ được sự tương giao? <p>

Con xin cám ơn Thầy nhiều.

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 22-12-2013

Câu hỏi:

Thưa thầy! Con có một thắc mắc là tình yêu của Đức Phật, Bồ Tát hay các vị A-la-hán dành cho chúng sinh thì có điểm gì khác so với tình yêu bình thường mà các chúng sinh còn vô minh dành cho nhau? Xin thầy giải đáp cho con. Con cảm ơn thầy.

Xem Câu Trả Lời »