loading
Kết quả Tìm Kiếm: Có 133 câu hỏi có nội dung liên quan đến 'trọn vẹn rõ biết'.

Thông báo:

Trong một thời gian dài, mục Hỏi Đáp Phật Pháp của trang web đã nhận được rất nhiều câu hỏi của Phật tử từ khắp nơi gởi đến. Thầy Viên Minh đã trả lời tất cả các câu hỏi liên quan đến vấn đề học Pháp, hành Pháp. Hiện tại mục Hỏi đáp đã có khoảng hơn hai mươi ngàn câu hỏi đáp, trong đó Thầy đã chỉ ra cốt lõi của việc hành đạo, sống Thiền. Do vậy Thầy đã quyết định tạm ngưng mục Hỏi đáp trong một thời gian để có thể chuyên tâm làm các Phật sự cần thiết khác.

Vậy, nếu có nhu cầu, Quý vị có thể sử dụng mục Tìm kiếm bên dưới (gõ từ khoá) hoặc bấm vào các tag đã được gắn theo từng chủ đề để tham khảo các câu Hỏi - Đáp về vấn đề của mình hoặc tương tự.

Sadhu sadhu lành thay!

Danh mục Hỏi Đáp Phật Pháp

Ngày gửi: 25-03-2022

Câu hỏi:

Kính thưa Sư Ông. Con có một thắc mắc đi theo từ rất lâu thuở tấm bé rằng tại sao mình lại ở đây, trong thể xác này, suy nghĩ như thế này, giữa những con người này mà mình không phải trong thể xác kia, ở chỗ kia... Con không rõ những suy nghĩ này thực sự có thể là manh mối gì đó con có thể lần tìm không vì con chưa lý giải được. Có thể diễn tả của con chưa rõ mong Sư Ông chỉ bày cho con lý giải niệm này theo chánh pháp để con tác ý cho phù hợp. Con xin cảm ơn Người!

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 22-03-2022

Câu hỏi:

Dạ con thưa Thầy. Cho con hỏi. Một vị thánh khi vị ấy muốn nhập diệt, thì vị ấy tuần tự như thế nào để nhập diệt ạ? Con xin đảnh lễ Thầy ạ.

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 22-03-2022

Câu hỏi:

Thưa thầy, xin thầy giải đáp giúp con một số vấn đề về "chúng sinh", trong Phật Giáo, như thế nào thì đủ điều kiện để được xác định là "chúng sinh"? "chúng sinh hữu tình" có khi nào chuyển hóa "thành chúng sinh vô tình" và ngược lại không? Theo con hiểu chúng sinh không chỉ là những sinh vật mà là bất cứ thứ gì tồn tại, thậm chí một trạng thái tâm lý cũng là một chúng sinh, hoặc hòn đá cũng là một chúng sinh và nó có cuộc đời của nó mà chỉ nó tự biết theo cách của nó, một nguyên tử cũng là một chúng sinh và nó cũng có cuộc đời của nó mà chỉ nó tự biết theo cách của nó, như nhìn từ vũ trụ thì trái đất chỉ như một hạt cát, ai ngờ được rằng trên hạt cát ấy có thể tồn tại cả thế giới loài người như thế, đến lượt loài người nhìn vào hạt bụi có ngờ đâu trong hạt bụi ấy tồn tại cả một thế giới của những dạng tồn tại vi mô, đối với hòn đá như thế này là đời sống của hòn đá, đối với con người như thế này là đời sống của con người, đối với nguyên tử như thế này là đời sống của nguyên tử, đối với cái cây như thế này là đời sống của cái cây, giữa đời sống của hòn đá và đời sống của con người không có cao thấp hơn kém, nếu con người cho rằng đời sống của con người cao cấp hơn hòn đá thì thực ra cũng chỉ là do con người lấy đời sống của mình áp đặt lên hòn đá, đời sống của hòn đá như thế nào thì chỉ có hòn đá ấy mới biết theo kiểu của hòn đá, tất cả cả chỉ như đó đang là nên hãy sống thiết thực hiện tại, đang là đá thì hãy sống trọn vẹn đời của đá, đang là cây thì hãy sống trọn vẹn đời của cây, đang là người thì hãy sống trọn vẹn đời người,... Vì người tuy là sự tổ hợp tinh vi nhưng rốt cuộc cũng chỉ là một pháp duyên khởi tạm thời nên khi đang là người thì hãy trân trọng từng phút giây là người và mượn kết cấu tinh vi của người để đưa tuệ giác người lên tới đỉnh cao. Khi giác ngộ rồi thì sẽ như Vô Môn Quan nói dù ở đâu trong cõi lục đạo đạo tứ sinh, dù trở về đâu hay thành bất cứ thứ gì cũng đều thấy mình đang rong chơi thanh thản. Như vậy thì ta không còn sợ cái chết, là đất cứ là đất, là nước cứ là nước, là gió cứ là gió, là lửa cứ là lửa, là không cứ là không, là gì thì trọn vẹn là cái đó, không nhất định phải tồn tại dưới một dạng có nhận thức tương tự như con người mới được, nhưng đang là người thì cứ trọn vẹn là người, trong lành, định tĩnh, sáng suốt,... Con hiểu như vậy có đúng không ạ

Chủ đề liên quan:

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 19-03-2022

Câu hỏi:

Con kính bạch Sư! Con được nghe lời giảng của Sư trong bài pháp thoại, con thấy ngộ ra và thực hành như thế này về thái độ ạ: Theo con hiểu qua lời Sư dạy điều quan trọng là có biết thân, thọ, tâm, pháp ở ngay giây phút hiện tại hay không? Và thái độ với những trạng thái lúc ấy như thế nào? Trước con thường không thoải mái với bản thân vì hầu hết giác chậm hơn tưởng nên bị chi phối, tuy nhiên ngay lúc con không thoải mái khi nghĩ thoáng qua về việc đó, hình như con đã bỏ qua phút “sống thực” trong hiện tại và thái độ vẫn là mong muốn xử lý trạng thái.
Sau khi nghe Sư giảng, con điều chỉnh bằng cách không phải phút trước như thế nào, mê hay tỉnh mà giờ đang tỉnh hay mê, đồng thời có thể do ngay hiện tại xuất hiện nhiều trạng thái cùng lúc và cái thấy của con không hết, nhưng không quan trọng, mà con soi lại thái độ là gì, khi ấy tự nhiên con không còn thái độ xử lý hoặc theo hoặc chống đối trạng thái, do đó, con thấy một số trạng thái mất rất nhanh, có trạng thái trụ 1 lát rồi sau cũng mất. Đối với những phần, trước con hay dính mắc như công việc, con, bố mẹ… con nhận thức theo sự thật, cụ thể là có thực có ta không? Ta là cái thân này hay cái xác nào trong vạn kiếp? Trong thân có trùng, có các loại bản chất đều không thơm sạch, vậy ta là cái gì? Do đó bất chợt con nhận ra không thực sự có cái ta, và các hình sắc khác cũng vậy, không có con cái hay bố mẹ mà chỉ là nhân duyên, nghiệp mà thôi, do sự suy nghĩ đó mà ngay lúc ấy con tỉnh giác lại và không bị chi phối bởi các việc và cảm xúc. Mặc dù trong ngày vẫn nhiều lúc con bị chi phối vì con thấy chỉ trong một khoảng khắc quên mất tỉnh giác thôi cũng khiến thái độ bị chi phối bởi trạng thái.
Con mong Sư chỉ bảo, con nhận thức vậy có đúng không? Và theo con hiểu, nhận thức thường xuyên liên tục đúng theo sự thật là cốt lõi để dù là hiện tại thế nào (đang làm việc, đang thiền theo cách nào, đang đau ốm…) sẽ không bị lệch hướng. Con cảm ơn Sư ạ!

Chủ đề liên quan:

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 16-03-2022

Câu hỏi:

Có phải khi bất an thì nên chú ý đến chính mình thay vì cố gắng giải quyết bên ngoài phải không thưa thầy. Vì con thấy là bên ngoài tuy cũng cần giải quyết nhưng nếu tâm không đủ bình tĩnh sáng suốt thì có khi hành động cố gằng giải quyết tình trạng bên ngoài lại làm tình hình dễ trở thành tồi tệ hơn.

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 13-03-2022

Câu hỏi:

Con thưa thầy, con là nữ 21t, con không biết có phải câu hỏi của con bị ngốc và không rõ ràng, con chẳng bao giờ nhận được câu trả lời ạ. Con không biết hỏi ai khác ngoài thầy, tâm con bị yếu đuối, con hay lo lắng sợ hãi, con bị tự ti với bản thân, con cũng mong cầu nhận được sự quan tâm từ người khác quá nhiều. Hiện tại con không biết mình có thể làm gì để sống 1 cuộc đời xứng đáng, con thấy cuộc đời khó khăn quá, con không có kiến thức nào về cuộc sống cả, con thấy mình làm việc gì cũng dở. Con như người hành tinh khác vậy. Con cũng sợ làm phiền thầy, nhưng con rất khổ tâm, con thường nghe pháp thoại của thầy nhưng dường như trình độ của con không thể nào tiếp thu được, thái độ nhận thức của con vẫn không tốt hơn ạ. Con mong thầy thương xót trong trường hợp của con khai thị cho con.
Con cảm ơn thầy

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 10-03-2022

Câu hỏi:

Kính bạch thầy!
Vừa qua con đã trải qua một chuyện. Chồng con có người khác, ban đầu con đau khổ lắm đổ lỗi dằn vặt mình rồi đổ lỗi cho chồng. Nhưng sau đó con nhận ra đau khổ là do con mong cầu tưởng tượng về một người chồng phải chung thủy, phải sáng suốt... Rồi con thấy ra con bám víu vào chồng nhiều như thế nào. Giờ đây con biết mọi sự là vô thường hôm nay người ta thế này nhưng có thể mai người ta thay đổi, và trên cuộc đời không có một thứ gì chắc chắn trường tồn để cho con bám víu vào. Không có ai có thể chịu trách nhiệm cho niềm đau nổi khổ cũng như hạnh phúc của mình cả. Chỉ có tự thân mình. Hiểu được điều đó nên con bắt đầu ý thức tới việc tu tập để nhìn ra mọi thứ như là.
Trước đây con chưa tu tập cái gì cả nên con kính thầy chỉ giúp con, con nên bắt đầu từ đâu ạ?
Con biết ơn thầy!
Hoàng Trang

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 08-03-2022

Câu hỏi:

Con kính đảnh lễ sư Ông ạ,
Con xin trình pháp, con có câu hỏi này, dù con có tìm một số bài pháp của sư Ông để nghe và học, nhưng con vẫn còn một số câu hỏi trong pháp hành ạ.
Con vẫn chưa thực sự thông suốt lắm về Tâm hay niệm Tâm, cảm nhận tâm, hay quan sát tâm, cái sự quan sát này có phải là quan sát cái trạng thái Tâm hiện hữu đang là và cũng là sự tương tác qua lại giữa thân và tâm trong trạng thái đó đúng không ạ, những cái thô rõ như tâm Tham hay tâm Sân, con đã bắt đầu có thể cảm nhận được ngày càng rõ hơn, nhưng khi đó tâm đã phát tác những biểu hiện của nó một cách thô rõ lên thân, mọi cảm thụ rất mạnh, nhưng còn có một trạng thái tâm là suy nghĩ hay suy niệm làm tâm đi lan man và phóng túng bên ngoài hay bám vào ý thức-trí thức để biến ảo mọi hình ảnh ảo tưởng của tâm trí, thì những trạng thái Tâm này không có tương tác gì nhiều với thân cả, hoặc rất ít, gần giống như khi ngủ vậy, mọi cử động vật lý gần như vắng bặt đi, những dòng Tâm đó chỉ chảy trôi và diễn biến mà thôi, khi đó có phải là Tâm thức hoạt động ngầm ẩn tàng bên trong vô thức có phải không ạ. Con vẫn đang phân vân giữa việc thế nào là Niệm Tâm hay quan sát Tâm và có phải khi tham gia vào các suy nghĩ đó thì nó mới có thể phóng túng đi xa như vậy hay không. Khi mình nhận ra quay về thì chính đó là niệm Tâm hay là diệt Tâm phóng túng buông lung ạ

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 08-03-2022

Câu hỏi:

Dạ con kính bạch trên Sư Ông,

Phải chăng "thanh tịnh lắng nghe cơn giận" có nghĩa là lúc dòng chảy của cơn giận còn đang diễn biến, nhưng chính nhờ sự trọn vẹn rõ biết mà "ta" thấy được nó nhưng không bị đồng hóa với nó? Và cũng do vậy mà cơn giận bị cô lập, bỏ đói, để nó phải tự diệt ạ? Tại hồi sáng con thấy có câu hỏi về đoạn trích này trong "Tuyển tập thư thầy", làm con có nhớ tới việc đọc được cuốn sách này như một bước ngoặt đưa con biết đến Sư Ông ạ.

Nguyện Chư Tăng-Ni được bình an!

Chủ đề liên quan:

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 07-03-2022

Câu hỏi:

Con kính chào sư ông ạ, hôm nay con muốn trình câu hỏi nhé thầy:

Có chỗ con chưa hiểu đoạn giảng pháp của thầy:
"Càng lặng lẽ khách quan lắng nghe cơn giận dữ đó bao nhiêu càng giác ngộ nó rõ ràng bấy nhiêu. Khi bạn lắng nghe sự sinh, diệt của cơn giận dữ một cách chăm chú không xao lãng bạn sẽ hiểu được nó và thấy nó biến mất một cách vô cùng mau chóng. Lúc đó mặc dù bạn đang giận dữ bạn vẫn thanh tịnh trong hai thời: thanh tịnh lắng nghe cơn giận và thanh tịnh khi cơn giận biến mất."

Thầy nói rõ hơn câu này vì con chưa hiểu nhé thầy:
"bạn đang giận dữ bạn vẫn thanh tịnh trong hai thời: thanh tịnh lắng nghe cơn giận và thanh tịnh khi cơn giận biến mất."

Nhờ thầy bớt chút thời gian giải đáp ạ. CON CẢM ƠN, TRI ÂN THẦY

Xem Câu Trả Lời »