loading
Kết quả Tìm Kiếm: Có 32 câu hỏi có nội dung liên quan đến 'Niệm thọ'.

Thông báo:

Trong một thời gian dài, mục Hỏi Đáp Phật Pháp của trang web đã nhận được rất nhiều câu hỏi của Phật tử từ khắp nơi gởi đến. Thầy Viên Minh đã trả lời tất cả các câu hỏi liên quan đến vấn đề học Pháp, hành Pháp. Hiện tại mục Hỏi đáp đã có khoảng hơn hai mươi ngàn câu hỏi đáp, trong đó Thầy đã chỉ ra cốt lõi của việc hành đạo, sống Thiền. Do vậy Thầy đã quyết định tạm ngưng mục Hỏi đáp trong một thời gian để có thể chuyên tâm làm các Phật sự cần thiết khác.

Vậy, nếu có nhu cầu, Quý vị có thể sử dụng mục Tìm kiếm bên dưới (gõ từ khoá) hoặc bấm vào các tag đã được gắn theo từng chủ đề để tham khảo các câu Hỏi - Đáp về vấn đề của mình hoặc tương tự.

Sadhu sadhu lành thay!

Danh mục Hỏi Đáp Phật Pháp

Ngày gửi: 12-07-2017

Câu hỏi:

Thưa Thầy,

Con có chỗ nghi này muốn hỏi Thầy ạ. Từ khi con thực hành Vipassana thì thường là quan sát tâm. Thấy rõ tiến trình vận hành của các tâm thiện cũng như bất thiện của mình, từ đó điều chỉnh hành vi hoặc cách suy nghĩ lại. Con thấy hiệu quả rất tốt, nhất là khi có nghịch duyên xuất hiện.

Nhưng cách đây 1 tháng con có bị đau răng thấu đến tận xương tủy. Con cũng thử quan sát cảm thọ nhưng không thể quan sát “như nó đang là” như đối với quan sát tâm vì cơn đau cứ buốt lên từng cơn, cơn sân trổi dậy liên tục, con chuyển qua quan sát cơn sân cũng không xong. Cuối cùng con phải tập trung vô quan sát hơi thở để không còn để ý tới cơn đau răng thì thấy bớt hơn chút xíu. Con suy nghĩ, khi mới đau răng đã như vầy thì đến lúc cận tử toàn thân đau đớn thì công phu tu tập của mình có ứng dụng được không?

Sự việc này làm con nhớ đến 1 lần con vào 1 khóa thiền của trường phái chuyên quan sát cảm thọ. Họ bắt ngồi thiền 45 phút bất động cho chân tê buốt và quan sát trên cảm thọ đó. Có phải ý đồ của phương pháp này là để luyện tập dành cho những lúc đau đớn như thế này không ạ?

Con cảm ơn Thầy.

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 11-04-2017

Câu hỏi:

Thưa thầy! Chưa bao giờ con hiểu cụm từ "Hãy an trú nơi hiện tại" sâu sắc như thời gian này. Nhưng thưa thầy, đầu óc con như có cuốn phim quay chậm, toàn những ký ức đầy trách mình, giận người. Làm sao để con đóng nó lại để chỉ biết đến hiện tại và trọn vẹn với hiện tại thôi hả thầy? Con vẫn nhận biết tâm con đang vướng kẹt vào quá khứ, con nhẫn nhịn quan sát nó, lòng con không phải khổ mà khó chịu vô cùng thầy ạ. Xin thầy hoan hỉ cho con lời khuyên. Con xin cám ơn thầy và chúc thầy nhiều sức khoẻ!

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 04-03-2017

Câu hỏi:

Con chào Sư Ông, con có câu hỏi là lúc thực tập chánh niệm trên thân như là lúc đi, đứng hay những hoạt đông khác của thân, con thường hay niệm trong đầu, ví dụ như 'bước, bước', 'nâng, nâng' hay 'ngồi, ngồi'. Vấn đề ở đây là mỗi lần con thử bỏ những niệm đó đi và chỉ cảm nhận thì vọng tưởng lại khởi lên và rất khó giữ chánh niệm. Cho nên bây giờ con phải làm gì, tiếp tục niệm những cử động như con đang làm hay phát huy nhận biết thôi? Con xin chân thành cảm ơn.

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 22-02-2017

Câu hỏi:

Con thành kính đảnh lễ thầy.
Thưa thầy từ cảm thọ của thân: khổ, lạc, xả đưa đến khổ khổ, hoại khổ, hành khổ. Nhưng khi nghe một tin xấu trong lòng khởi bất an, lo sợ. Bất an, lo sợ này không đi từ cảm thọ của thân khổ hay lạc nhưng vẫn hình thành. Điều này con không hiểu khi nghe thầy giảng về tứ diệu đế hay thập nhị nhân duyên. Con nhờ thầy khai thị cho con. Con thành kính tri ân thầy. Con xin chào thầy.

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 03-02-2017

Câu hỏi:

Bạch Thầy,

Sau một thời gian quan sát thân tâm, con thấy mình có vấn đề với cảm xúc. Là do hoàn cảnh từ bé hay xa bố mẹ cũng như một quá trình dài con sống một mình tự lập tạo cho con một lớp vỏ bọc là thường kìm nén tất cả cảm xúc của mình.

Mong thầy chỉ giúp con về pháp niệm thọ để con có thể tự chữa lành cho bản thân. Hoặc có tài liệu nào về niệm thọ Thầy giới thiệu giúp con. Con hiểu là thân, thọ, tâm, pháp không thể tách rời tuy nhiên con vẫn muốn tìm hiểu kỹ về niệm thọ vì con tự nhận thấy mình gặp vấn đề với nó.

Con cảm ơn Thầy ạ. Thầy ơi, ra tết Thầy có bận đi đâu xa không ạ, con muốn lên chùa đảnh lễ Thầy.

Chủ đề liên quan:

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 16-08-2016

Câu hỏi:

Con thành kính đảnh lễ thầy.
Thưa thầy con xin trình pháp về thiền Tứ niệm xứ.
Thưa thầy bài trình pháp này của con viết ngày 16/08/2016. Con nhận ra được đây là kim chỉ nam cho cuộc sống của con trong đời này.
Mặc dù con đã làm rất nhiều chuyện trong cuộc sống nhưng cuối cùng cho dù thành công hay thất bại, hài lòng hay không hài lòng thì kết quả vẫn là sầu, bi, khổ ưu, não.
Chính vì vậy mà nội tâm con luôn đi tìm một con đường thật sự để sống đúng tốt và cuối cùng nhờ thầy mà con đã tìm ra. Thiền tứ niệm xứ chỉ đơn giản là trở về quan sát lại thân và tâm, quan sát lại các tình trạng cảm giác của thân và các tình trạng cảm xúc của tâm và đặc biệt là thái độ phản ứng nội tâm trước hoàn cảnh sống.
Thiền tứ niệm xứ bao gồm; niệm thân, niệm thọ, niệm tâm, niệm pháp. Khi nắm vững nguyên lý và thực hành thiền tứ niệm xứ trong đời sống thì giá trị cốt lõi thiền tứ niệm xứ mang lại là phá đi bản ngã vô minh ái duc. Con người sở dĩ đau khổ chỉ đơn giản là do sống trong vô minh. Vô minh là không biết sự thật. Nếu biết sự thật và sống trong sự thật thì không có phiền não khổ đau. Vậy sự thật là gi? Sự thật là tất cả những gì khi lục căn tiếp xúc với lục trần mà không có cái bản ngã vô minh ái dục chen vào. Như vậy mỗi người đều đang sống trong một tình trạng ảo được kết thành từ những kinh nghiệm, khái niệm, quan điểm… biểu hiện dưới dạng cái “ta”. Phá đi cái ta trong từng hoạt động, trong từng suy nghĩ... thì đó cũng chính là phá đi bản ngã vô minh ái dục chi phối đời sống mỗi người. Phá đi cái ta tức là gỡ ra trói buộc do chính cái ta cột vào. Cột vào như thế nào thì gỡ ra cũng như vậy. Gỡ ra chỉ đơn giản là biết cái ta đã cột vào như thế nào, hậu quả ra sao. Chính vì vậy mà thầy đã dạy chúng con: Chỉ có sự giác ngộ trong tương giao, không có sự giác ngộ cá nhân.
Bản ngã vô minh ái dục hình thành từ đời sống, do đó cũng phải từ đời sống mà phá đi bản ngã vô minh ái dục. Niệm thân, niệm thọ, niệm tâm là giúp cho mỗi người biết trở về nhìn lại thân và tâm, hạn chế tình trạng tâm chạy ra bên ngoài dính mắc vào các đối tượng, hay đắm chìm trong quá khứ hay mộng tưởng tương lại. Niệm pháp là thấy ra trói buộc khi tương giao với hoàn cảnh sống. Thấy ra khổ chỉ là ảo, thấy ra nguyên nhân đưa đến đau khổ là hoạt động tạo tác của bản ngã trong tình trạng vô minh, tà kiến. Khi một tâm sinh lên có thể là do duyên bên ngoài tác động hay tự bên trong phát ra mà tâm ấy là phản ứng của bản ngã đầy chất trói buộc thì đó chính là luân hồi sinh tử, phiền não khổ đau. Đạo đế chính là tuệ thấy được tâm sinh lên từ sự duyên khởi, thấy trói buộc từ tâm ấy đem đến… cũng tương đương với niệm pháp là con đường duy nhất để tháo gỡ những trói buộc hay phá ra bản ngả vô minh ái dục. Thưa thầy con tin là nếu sống như vậy thì giác ngộ giải thoát là tất yếu. Giá trị sống của con người trên cuộc sống này chỉ có vậy.
Con thành kính tri ân thầy và con chúc thầy luôn mạnh khoẻ. Con xin chào thầy.

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 16-07-2016

Câu hỏi:

Thưa Thầy, mong Thầy từ bi chỉ cho con cách quán chiếu cảm thọ vedanā do nghiệp gây ra. Đây là cảm thọ khổ con bị lặp lại liên tục cả ngày lẫn đêm mà con không biết cách nào để thoát ra. Con đã dùng đủ cách là quan sát, theo dõi, bỏ lơ... nhưng vô tác dụng.
Con xin cám ơn Thầy. Mong Thầy luôn an lạc và khoẻ mạnh!

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 24-06-2016

Câu hỏi:

Kính bạch Thầy.
Khi con bệnh cảm giác rất khó chịu, con quan sát thân con và biết nó đang là như vậy. Cách thực hành này có phải là quán thọ khổ trong thọ khổ không xin Thầy hướng dẫn giùm con, cách con quan sát như vậy có đúng không Thầy? Nhưng có một điều là, khi con thực hành như vậy thì con chỉ quan sát trong thân mình đang diễn ra cảm giác khó chịu như vậy thôi, và con ít chú tâm vào sự việc xảy ra xung quanh bên ngoài vì quá mệt mỏi nên con không chú tâm nhiều việc đang xảy ra xung quanh con được, vậy có phải như vậy là con thiếu chánh niệm không Thầy, xin Thầy hướng dẫn giùm.
Con cám ơn Thầy!

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 19-04-2016

Câu hỏi:

Kính bạch thầy, trong thiền tuệ, thầy dạy rằng BUÔNG (bản ngã) để CẢM NHẬN (pháp) đến đi một cách tự nhiên mà không nỗ lực cố gắng. Như vậy có phải là Niệm thân, niệm thọ, niệm tâm và niệm pháp cùng lúc hay không? Con có đọc cuốn Pháp hành thiền tuệ của sư Hộ Pháp có đoạn nói rằng: Trong niệm thân thì không nên niệm thọ, tâm, pháp...hoặc ngược lại...Mong thầy chỉ ra cho con sự liên hệ giữa các pháp này. Con kính chúc thầy sức khoẻ, an vui.

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 22-02-2016

Câu hỏi:

Thầy kính mến. Tuy con đã thực hành thiền minh sát được một thời gian nhưng còn vẫn còn nhiều khúc mắc trong pháp hành. Con xin trình bày kinh nghiệm của con ở đây mong thầy được thầy giải. <p>

Kỹ thuật thiền đầu tiên mà con học được là trong khóa thiền niệm thọ. Kĩ thuật này chú ý đến việc chánh niệm các cảm thọ bằng cách quét một cách có hệ thống các phần trên thân. Việc kéo chánh niệm đi này đối với con khá căng thẳng và dùng rất nhiều sức, nên mỗi khi hành thiền cơ thể con thường bị nóng lên và có cảm giác mệt mỏi. Giai đoạn này theo con hiểu thì chánh niệm là việc nỗ lực lớn duy trì khả năng nhận biết trên các thân phần nhỏ. <p>

Sau đó, con có may mắn tham gia trọn vẹn một khóa thiền khác về kỹ thuật niệm tâm thì con cảm thấy phù hợp hơn, mặc dù kĩ thuật này đã giúp con thả lỏng hơn kĩ thuật trước nhưng sự cố gắng níu giữ chánh niệm của con vẫn còn khiến con đôi lúc cảm thấy căng thẳng. Trong quá trình hành thiền đặc biệt là khi kinh hành, con đôi lúc con cảm thấy tâm con bị tách làm 2 phần, 1 phần tâm cố gắng điều khiến chuyển động (trong trường hợp kinh hành là bước đi chậm rãi), 1 phần tâm khác quan sát các hiện tượng. Con nhận ra rằng khi con càng cố gắng điều khiển chuyển động thật chậm rãi, thì con càng trở nên căng thẳng hơn, tâm càng trở nên tán loạn và khó nhận biết. Còn lúc con thả lỏng cho thân di chuyển một cách tự nhiên gần như chỉ có ý thức về tâm hay biết hoạt động thì con lại cảm thấy mình ghi nhận được tốt hơn. <p>

Về sau này con cũng có cảm giác tương tự như vậy ở trong lúc thiền ngồi, đôi lúc tâm con vẫn còn những đòi hỏi thô tế muốn bám vào để mục đang chánh niệm (dạng như nếu nó mất đi thì con sẽ tự động điều khiển chánh niệm nhiều hơn vào đó để có thể thấy nó rõ lại). Việc này tạo cho tâm con những căng thẳng ngay lập tức. Còn khi con buông lỏng toàn thân, không còn cố gắng gì nữa, thì có một vài khoảng khắc còn cảm giác khi tâm tĩnh lặng các đối tượng sự tự động đập vào tâm, để tâm ghi nhận một cách tự nhiên. Đến thời điểm hiện tại thì con hiểu chánh niệm theo cách như trên tức là để tâm mình thả lỏng và bình thản (tỉnh lặng) một cách tự nhiên không cần nhiều nỗ lực khi tâm đạt đến một mức độ thả lỏng nhất định thì mọi đối tượng sẽ tự động va đập vào tâm dẫn đến việc chánh niệm liên tục mà không căng thẳng. <p>

Con có đọc được trong sách rằng ngài Ajahn Chah có nói đại ý sau khi có được định tâm, sự quán chiếu sẽ tự động tiếp diễn. Con có cảm giác là con hiểu một chút ý của ngài, nhưng con vẫn không thực sự chắc chắn được gì cả. Nên có muốn hỏi thầy cách hiểu của con về chánh niệm như trên có điểm nào không đúng không? Về việc nỗ lực và thả lỏng con vẫn còn nhiều phân vân. Con xin cảm ơn thầy.

Xem Câu Trả Lời »