loading
Kết quả Tìm Kiếm: Có 66 câu hỏi có nội dung liên quan đến 'Tứ vô lượng tâm từ bi hỷ xả'.

Thông báo:

Trong một thời gian dài, mục Hỏi Đáp Phật Pháp của trang web đã nhận được rất nhiều câu hỏi của Phật tử từ khắp nơi gởi đến. Thầy Viên Minh đã trả lời tất cả các câu hỏi liên quan đến vấn đề học Pháp, hành Pháp. Hiện tại mục Hỏi đáp đã có khoảng hơn hai mươi ngàn câu hỏi đáp, trong đó Thầy đã chỉ ra cốt lõi của việc hành đạo, sống Thiền. Do vậy Thầy đã quyết định tạm ngưng mục Hỏi đáp trong một thời gian để có thể chuyên tâm làm các Phật sự cần thiết khác.

Vậy, nếu có nhu cầu, Quý vị có thể sử dụng mục Tìm kiếm bên dưới (gõ từ khoá) hoặc bấm vào các tag đã được gắn theo từng chủ đề để tham khảo các câu Hỏi - Đáp về vấn đề của mình hoặc tương tự.

Sadhu sadhu lành thay!

Danh mục Hỏi Đáp Phật Pháp

Ngày gửi: 07-10-2016

Câu hỏi:

Thưa Thầy,

Con xin lỗi vì bài này hơi dài. Nó diễn tả quá trình tâm của con từ lúc bất ổn đến lúc tự động an trong mối quan hệ đã hết nhân duyên với bạn con. Xin Thầy xem con đi có đúng hướng không ạ.

Con và một người bạn từng quý nhau nhiều, nhưng sau có bất hoà. Trước khi đi xa nhau, con đã xin lỗi bạn ấy. Sau đó con có vài lần nhắn tin thăm hỏi, nhưng bạn ấy không trả lời. Con biết là nhân duyên đã hết.

Gần đây, trong một cuộc họp mặt, con có gặp lại bạn ấy. Bạn ấy không hề chủ động quan tâm đến con, con nghĩ bạn ấy đã dứt khoát và tâm bạn ấy không có gì lấn cấn. Con cũng biết mình nên cho mọi việc qua đi cùng cách như thế, nhưng tâm con lúc đó lại rất gượng gạo và hơi xúc động, khiến con không muốn và không dám nhìn về hướng đám bạn có mặt bạn ấy. Con bèn nhắc mình nên chánh niệm, rằng thay vì để tạp niệm, luyến tiếc, ảo vọng chen vào, thì mình nên trọn vẹn với hiện tại, với mọi người. Rồi con nhắc tiếp mình về vô ngã - xem mọi người là bình đẳng, về luật nhân duyên nhân quả tự nhiên, vô thường - cái gì đã qua thì chấp nhận. Nhắc là nhắc thế, chứ tâm con vẫn gượng gạo.

Trong lúc con vẫn đang loay hoay với tâm mình để ứng dụng việc hành trì, hoặc thôi cứ quan sát biết nó đang bị như vậy, thì bất chợt con nhớ đến tứ vô lượng tâm. Con nghĩ đến tâm từ, rằng lý ra con không nên quan trọng hoá cảm xúc buồn của mình, mà nên trải tâm từ âm thầm mong bạn ấy luôn vui và thành công, vì bây giờ chúng con không còn trực tiếp ở bên cạnh giúp gì được cho nhau như xưa nữa. Con nghĩ tiếp, con cũng nên trải tâm hỷ, vì con thấy bạn ấy đang nói chuyện rất vui vẻ với một người bạn khác, mà khi xưa hai người này đã từng có thời gian dài không nói gì đến nhau. 

Trong lúc con âm thầm trải tâm từ và tâm hỷ một cách hài hoà, vô tư thì con bỗng dưng thấy tâm mình rất an, có thể nhìn về hướng có bạn ấy một cách từ từ, chung chung mà không còn cảm thấy phải gồng mình chiến đấu với sự dính mắc để mong được bình thường tâm nữa. Khi tâm an một cách tự nhiên tràn đầy tâm từ và hỷ, thì con cũng lờ mờ cảm nhận hình như sự dính mắc, buồn bã chỉ là trò đùa của cái tôi chứ nó cũng chẳng có thật đâu để mà dẹp.

Trên đường về, con tận dụng nghĩ sâu hơn về trải nghiệm này (vì con sợ về đến nhà sẽ quên tuốt mất) thì cảm nghiệm được trong bài giảng nào đó của thầy, có nói về một quy trình mà nếu giải thích trong trường hợp của con sẽ là, ban đầu buồn nhưng không nhận ra do mình đang dính mắc. Kế đó, nhận ra được sự dính mắc của bản ngã, nhưng vẫn chưa hết buồn, vì vẫn còn phải dùng ý chí của bản ngã để chiến đấu với bản ngã. Cuối cùng, nhận ra chính sự dính mắc là trò lừa của bản ngã, vì dính mắc không có thật, nên chỉ cần thấy ra sự không thật đó, thì tâm tự động bình thường. Chưa bao giờ con cảm nhận được lời đó của Thầy (nếu con nhớ đúng) rõ ràng như thế.

Con tự động đi hướng như vậy có ổn không thầy? Hay là cái bản ngã của con nó lại lừa gì con? Con thấy nó gian xảo kinh khủng lắm Thầy.
Con xin cảm ơn Thầy rất nhiều!

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 24-09-2016

Câu hỏi:

Trước tiên cho con xin vấn an sức khoẻ thầy ạ!
Con xin chúc thầy Pháp thể khinh an, chân tâm thường trụ!
Bạch thầy! Con xin thầy giúp con một vướng mắc trong tâm con, đó là gần đây con phát tâm là tuỳ hỉ với chúng sanh, nhưng không hiểu sao đôi lúc khi trước một sự kiện hạnh phúc của chúng sanh con không thể khởi lên tâm tuỳ hỉ được. Ví dụ khi bạn còn có cháu, con chúc mừng nhưng tâm con không thật sự hoan hỉ vì niệm "có sinh có diệt sao mà quá vui làm gì"... Con phải làm sao để thật sự tuỳ hỉ với tâm chúng sanh hả thầy? Con xin cảm ơn công đức thầy đã sách tấn cho con.

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 08-07-2016

Câu hỏi:

Trình pháp.
Kính thưa Sư, chúng con thường xuyên học và thực hành lời Sư dạy.
Ngày 2-7-2016 con đến nhà cho thuê để lấy tiền thuê nhà tháng 5/2016 và 6/2016 của nhà bên cạnh thuê nhà con ở tạm để họ xây nhà mới, nhưng họ không trả tiền. Ông chồng chửi con rất nhiều. Con nhớ lời Sư dạy luôn luôn sáng suốt định tĩnh trong lành. Ông ta còn nhào tới con đánh con 2 lần, sau đó xách cái rựa hăm dọa chém con. Con mới thấy ra con vượt qua việc này vì khi họ chửi, con không khởi niệm chửi lại họ. Khi họ nhào tới đánh con 2 lần con hoàn toàn không sợ, không bỏ chạy và không khởi lên đánh lại hay tự vệ gì cả. Ngay cả 3 lần họ cầm dao chạy tới để làm cho con sợ con vẫn thấy ra con không khởi bất cứ ý niệm nào, không khiêu khích gì cả và cũng không khởi sân si gì cả.
Qua việc này, con thấy ra rằng mạng con người quá rẻ, có thể bị chém chết vì một số tiền nhỏ do những kẻ ngu si. Những lần trước con đã niệm Bồ-tát nhưng không có kết quả, nhưng khi con thực hiện sáng suốt định tĩnh trong lành thì con thấy như không, không vui không buồn, không có ý niệm nào chống đối hay tự vệ gì cả. Có lẽ các đối tượng đang tham sân si đến bạo động với mình họ cũng nhận ra điều này, họ cũng nhận thấy ra chửi thề, đánh mình và cả cầm dao chém giết mà mình vẫn an nhiên nên họ đã thôi bạo động, nguội cơn nóng giận điên cuồng. Qua việc này con chú tâm quan sát và cảm nhận được giá trị lời sư dạy và đã thực hiện được có kết quả tốt.
Nhưng sau đó con có suy nghĩ có nên đi thưa hay không?
Con mới nhận thấy ra rằng, chính những suy nghĩ thường ngày của mình xung đột lẫn nhau, nó sẽ giết mình. Việc gì qua rồi cho qua, chỉ biết sống thực tại hiện tiền. Thay vì đấu tranh với những suy tưởng vớ vẩn trong đầu thì mình tự chiến thắng mình, vượt lên chính mình bằng những việc làm thiện lành. Chính nhờ những việc thiện lành cho bản thân, gia đình, xã hội là phương pháp giúp cho thân mình thì khỏe và tâm không bận rộn gì với những suy nghĩ vớ vẩn không thực tế, hay những lo lắng bất an trước những nghịch cảnh va chạm trong đời sống hằng ngày.
Con chú ý đến thân thể mình càng ngày suy dinh dưỡng yếu sức vì trong 60 năm qua con không hề thấy ra mình cần ăn uống như thế nào cho có sức khỏe mà chỉ chạy theo khẩu vị những món ăn ngon và ăn no quá sức làm việc của bao tử hay thận nên phát sinh ra nhiều chứng bệnh. Như ở tuổi 60 của con hễ ăn uống gì thì 1 chốc buồn ngủ cả nửa tiếng đồng hồ. Con xin hỏi Sư, như vậy người già chỉ ăn và ngủ? Khi con ăn nhiều, ngủ nhiều thì rất khó hoạt động và suy sụp sức khỏe rất nhanh. Xin Sư cho một lời chỉ dạy cách sống tốt cho 1 người già. Chúng con cảm ơn Sư.
Ngày 8-7-2016.

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 10-06-2016

Câu hỏi:

Kính thưa Thầy, xin Thầy cho con biết trong từ "Từ bi" có nghĩa "ai" trong đó không? Con cám ơn Thầy.

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 07-06-2016

Câu hỏi:

Bạch Thầy, xin Thầy cho con biết tình thương của Đức Phật khác với tình thương của chúng sanh ở điểm nào?

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 20-08-2015

Câu hỏi:

Kính thưa Thầy Phước Huệ song tu con hiểu như thế này có đúng không ạ: <p>
Tu Phước là bản ngã tu <p>
Tu Huệ là tánh biết tu <p>
Kính xin giúp con.

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 26-02-2015

Câu hỏi:

Con xin kính đảnh lễ sư ông, con có câu này muốn hỏi sư ông ạ. <p>
Vừa qua, con bắt đầu thận trọng, chú tâm và quan sát mọi thứ xung quanh để nhận biết mọi thứ như nó vốn là, không để tâm mình bám lên đó, từ đó gây ra bao ảo vọng, đau khổ. Hiện giờ, cái con không hiểu là vậy tứ vô lượng tâm (là từ, bi, hỷ, xả) của người tu là từ đâu đến, đó có phải là những vọng động sinh để rồi ra ảo vọng không? Nếu những tâm này làm ta khởi sanh hành động hướng đến đối tượng đó thì có phải mình kết thêm nhân không? Trở lại chuyện đời thường, khi mình thấy người khác đau khổ, sung sướng, sân hận, lầm lạc thì người tu phải quán chiếu (hành trình tâm) và hành động (tạo tác ra ngoài) như thế nào ạ? <p>
Thưa sư ông, mỗi lần phát tâm từ, bi, hỷ, xả con thấy rất an lạc, nhưng băn khoăn không biết liên kết các tâm này với việc tu tập "kiến tánh", nên có câu hỏi như vậy. Kính mong được sư ông cho con một giải thích, con cảm ơn sư ông.

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 13-02-2015

Câu hỏi:

Con xin đảnh lễ Thầy, Kính thưa thầy, con biết mọi sự mọi vật đều do duyên hợp hay tan mà tạo nên. Nếu vậy, cái chủ thể biết suy nghĩ của con, đang luân hồi không biết bao nhiêu đời kiếp, cũng đã từng do duyên mà hợp lại và nếu hết duyên sẽ tan ra. Như vậy, vì sao Đức Phật lại có lòng từ bi rộng lớn đến mọi chúng sinh như vậy? Phật đã dạy nếu nhìn mọi chuyện bằng con mắt vô thường vô ngã thì ta sẽ thấy mọi chuyện rất tự nhiên như nó đang là, vậy tại sao Đức Phật vẫn thương xót đến những chúng sinh hữu tình ạ? Con kính xin Thầy chỉ dạy cho con.

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 20-09-2014

Câu hỏi:

Con xin đảnh lễ sư ông. <p>
Con đã tu tập theo pháp môn sư ông chỉ dạy trên trang web khoảng 5 tháng. Con rất vui vì tu tập không cần phải tìm nơi cảnh thanh vắng, phải lên non, phải rời khỏi gia đình, vợ con, hoàn cảnh đang sống, phải thay đổi, phải đi đến đâu... mà ở mỗi lúc mỗi nơi đều là cơ hội để được giác ngộ. Như lời sư ông nói, pháp chính là vị thầy lớn nhất và vừa vặn nhất cho từng hành giả. Pháp là quả do chính nhân mà mỗi người đã gieo. Con vẫn tu tập, vẫn luôn quan sát cái gì xảy ra trước mắt, vẫn luôn quan sát tâm trạng của chính con. Con kính xin sư ông giúp cho con những gì con chưa thông tỏ: <p>

1- Con vẫn luôn cố gắng sống với cái đang là, nhưng thực sự thì con hay quên để tâm luôn bị cuốn theo ngoại cảnh, cuốn theo những tư tưởng, suy nghĩ... trong con. Kính xin sư ông hướng dẫn cho con làm sao để lúc nào cũng được kiên cố, chú tâm trong hiện tại? <p>

2- Người xưa nói biển lặng thì minh châu mới hiện. Trong đạo con nghĩ câu này giống như: Tâm an thì Phật tánh mới hiển lộ. Nhưng nếu cứ để những lao xao trong lòng (buồn, vui, giận, ghét, tính toán, so đo, phân biệt, nghĩ quá khứ tương lai...) rồi một mặt vẫn biết mình đang vui, đang buồn, đang giận... thì cho đến lúc nào tâm mới được an, minh châu mới được hiển lộ đây? (vì vọng tâm như sóng, như bọt, giống như có nước thì mãi mãi vẫn có sóng có bọt, biết lúc nào dừng lại, lúc nào có được bầu trời không mây?) <p>

3- Giữa rừng kinh sách, giữa quá nhiều đạo sư thì hành giả (vẫn còn mê mờ) biết làm sao để chọn cho mình một bậc minh sư, chọn cho mình một con đường chánh? Chuyện đạo như đi trên một con đường để đến đích. Đích của đạo là giác ngộ, giải thoát. Đức Phật Thích Ca là người đã đi trên đường đó và đã đến nơi. Ngài đã đủ tư cách để truyền đạo. Trong đời này có ai đã đến nơi đức Phật đã đến mà con thấy có quá nhiều giảng sư về đạo Phật. Trong số đó ai đã giác ngộ giải thoát khổ đau, sinh tử luân hồi? Không lẽ ai cũng giác ngộ giải thoát? <p>

4- Con vốn không thích ăn thịt, cá. Nhưng khi con ăn chay khoảng 10 ngày thì con có trạng thái mỏi mệt, mất sức, sụt cân dù con biết chọn thức ăn cho đủ dinh dưỡng. Vẫn biết rằng trong thế giới này, động tay động chân là có nhiều vi sinh vật bị tổn hại, khi bệnh dùng kháng sinh thì có nhiều vi trùng bị chết. Nhưng nếu con ăn mặn (dù là con hạn chế tối đa ăn thịt, con chỉ chọn cá, tép nhỏ) thì con luôn có một điều gì không ổn là phải gây sự đau khổ, đớn đau cho con vật để nuôi mạng sống của mình. Kính xin sư ông giúp con. <p>

5- Kính thưa sư ông, con rất thương người. Con hay giúp người nghèo. Con hay hướng dẫn người không biết lẽ thật... Nhưng khi thấy những người mà mình giúp đỡ trở nên giàu có, thông minh, nhất là khi thấy họ vừa giàu, vừa thông minh lại thêm một chút tự hào thì trong tâm con lại có ý không thích. Con phải làm sao? <p>
Đây là những thắc mắc con chưa rõ. Kính xin sư ông chỉ dạy. Con chân thành đảnh lễ sư ông.

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 05-04-2014

Câu hỏi:

Con xin phép được hỏi về cách để tập tâm bi. <p>
Theo con hiểu karuna có hai phần. Phần 1 là thấy nỗi đau khổ của chúng sinh khác như nỗi đau khổ của chính mình. Phần 2 là làm cái gì cho bớt nỗi khổ đau đó. <p>
Con thấy con rất kém về cả hai phương diện này. Xin Thầy từ bi chỉ dạy cho con cách tu tập để cho khi con gặp cảnh này, con không bỏ lỡ môt dịp tạo phước báu. <p>
Con thành kính nhớ ơn Thầy. <p>

Xem Câu Trả Lời »