loading
Sống khỏe
Củ gừng

 

Khử mùi tanh, chống dị ứng, nôn 

Gừng tươi có enzyme protease phân hủy mạnh protein thành các aminoacid làm cho thức ăn mất mùi tanh, mềm ra, dễ tiêu; loại các polypeptid lạ gây dị ứng… nên được đưa vào chế biến thực phẩm.

Gừng kích thích nhu động nhưng không gây nên sự co thắt quá mức ruột dạ dày nên dùng chống tiêu chảy, đầy hơi, nôn.

Các bệnh viện ở Anh cho người có thai (dưới 20 tuần) bị nôn trầm trọng phải nhập viện uống mỗi ngày 4 lần, mỗi lần 250mg gừng khô, giảm được nôn rõ rệt.1000mg gừng khô tương đương với 10mg hóa dược chống nôn metochlopramid nhưng uu điểm vượt trội của gừng so với hóa dược là không gây tác dụng phụ.

Trước khi lên tàu xe khoảng 30 phút, nhai một củ gừng bằng ngón tay cái với muối sẽ đảm bảo không bị say. MowreyClayson (1982) thử so sánh gừng với hoa dược kháng histamin dramamin thấy 940g gừng khô có hiệu lực chống say hơn 100mg dramamin, nhưng ưu việt của gừng so với hóa chất là không gây ra cảm giác khô miệng, buồn ngủ.

 

Có thể chống nghẽn mạch, sốt

Các nhà nghiên cứu Đan Mạch cho người bệnh uống mỗi ngày 5mg gừng tươi, kéo dài trong một tuần thấy ngăn chặn việc sản xuất ra dramacin (một chất gây kết dính tiểu cầu, tạo cục máu đông nghẽn mạch). Hy vọng dùng gừng làm thuốc dự phòng nghẽn mạch như aspirin song gừng rẻ và an toàn hơn nhiều.

Trên mèo đã bị gây mê, gừng kích thích trung tâm vận mạch, cường tim nên vẫn dùng gừng làm ấm, gây hưng phấn. Mặt khác, gừng làm giãn mạch, tăng tiết mồ hôi, nên có thể dùng hạ sốt.

 

Có tính kháng viêm diệt khuẩn 

Theo F Kluchi chemi Pharm-1992, gừng có các chất chống oxy hóa ức chế sự hình thành các chất gây viêm prostagladin, thromboplaxan, leucotrien; có chất điều hòa miễn dịch tăng lượng cortiocsteroid tự nhiên nhưng lại không gây teo tuyến thượng thận; có tinh dầu trong đó có chất jaimicl diệt khuẩn và chất mecin có tính diệt nấm. Theo đó, dùng gừng chữa viêm đường hô hấp trên (giã nát với muối ngậm hay vắt lấy nước nhỏ mủi ), giảm đau kháng viêm (giã nát loại vỏ tươi với muối bỏ vào chỗ đau khi bị ngã, xoa bóp khi đau nhức). Một nghiên cứu (công bố trên Med. Hypothel, 1989) cho biết: người viêm xương khớp dùng gừng khô từ 3-30 tháng (liều 500-1.000mg/ngày) thấy có 75% số người viêm khớp và 100% số người đau cơ được giảm đau, giảm sưng. Trong một thử nghiệm khác với người thấp khớp nặng không đáp ứng với nhiều loại thuốc khác, khi cho dùng mỗi ngày 5g gừng tươi hay 100-1000mg gừng khô thì thấy bệnh có biến chuyển rõ rệt: giảm đau, cải thiện độ hoạt động của khớp, giảm sưng, giảm cứng khớp vào buổi sáng.

 

Có thể chống đau nửa đầu (Migraine) 

Phát hiện (công bố trên J Ethnopharmacol - 1990) cho hay: với người bị chứng đau nửa đầu, dùng 500-600mg gừng khô hòa với nước, uống lúc lên cơn đau và lặp lại mỗi 4 giờ một lần trong 4 ngày thấy giảm cơn đau rõ rệt chỉ sau 30 phút dùng, không thấy có phản ứng phụ; sau đó thay bằng ăn gừng tươi thấy cơn đau xảy ra thưa hơn, nhẹ hơn.

 

Chống đau trong viêm loét ung thư đại tràng 

Enzym Cyclo-oxygenase (COX) hoạt hóa acid béo tạo thành hợp chất eicosanoid gây viêm, đặc biệt tạo ra prostaglandin E2 gây đau trong giai đoạn đầu ung thư đại tràng. Trước đây, đã chứng minh được gừng có khả năng giảm hàm lượng COX , dẩn đến giảm prostaglandin E2 ,giảm đau ở chuột thí nghiệm. Mới đây, các chuyên gia (Đại học Michigan-Mỹ) tập trung nghiên cứu các tác động của gừng dùng hàng ngày với hợp chất eicosanoid và prostaglandin E2. Kết quả cho thấy khi chuyển về dạng protein chất eocosanoid không có gì thay đổi, song khi chuyển về dạng arachidonic (một thành phần của phospholipid màng tế bào, cơ chất của COX) thì lượng prostaglandin E2 giảm hẳn. Kết luận: gừng có thể làm giảm eocosanoid, từ đó giảm prostaglandin E2 dẫn tới giảm đau đại tràng khi viêm loét ung thư.

Y học cổ truyền chia gừng thành gừng tươi (sinh khương) và gừng khô (can khương). Hai cách phân biệt này cũng phù hợp với các nghiên cứu ngày nay.

Dựa vào các phát hiện mới, giải thích mới trên, một số hãng sản xuất dược Âu Mỹ đưa ra các biệt dược chống nôn, chữa ho từ gừng. Nước ta có dùng gừng trong y học cổ truyền nhưng chưa được dùng trong y học hiện đại bằng các nước khác.

(Sưu tầm)

 

 
Trở lại     Đầu trang