Kết quả Tìm Kiếm: Có 87 câu hỏi có nội dung liên quan đến 'Thiện ác đúng sai'.
Mục này được thực hiện nhằm tạo cơ hội cho chư huynh đệ, đạo hữu sống cách xa nhau có thể chia sẻ kinh nghiệm tu tập, hoặc trao đổi những vấn đề nan giải trong Pháp học cũng như Pháp hành, để cùng nhau tìm hiểu, bàn bạc, góp ý bổ túc, hầu giúp nhau điều chỉnh chánh kiến trong biển Phật Pháp mênh mông, sâu thẳm và vi diệu.
Với tiêu chí đó, đề nghị quý vị không nên đặt những câu hỏi quá xa vời thực tại tu học của mình hoặc những vấn đề chi ly có tính tầm chương trích cú trong kinh điển, vì điều đó mỗi người có thể tự tra cứu lấy để khỏi làm mất thì giờ của huynh đệ đồng đạo.
Để gởi câu hỏi, xin nhập vào mẫu bên dưới, chúng tôi sẽ cập nhật câu trả lời lên website trong thời gian sớm nhất.
Danh mục Hỏi Đáp Phật Pháp
Ngày gửi: 13-11-2012
Câu hỏi:
Kính Thầy, con đọc bức thư trả lời về chuyện đúng sai của Thầy, Thầy bảo ở đời không có cái gì đúng, cái gì sai, đúng với người này, sai với người kia... Vậy cho con hỏi có những việc thấy sai hoàn toàn như cướp của giết người thì mình phải hiểu như thế nào ạ? Con cám ơn Thầy.
Xem Câu Trả Lời »
Trả lời:
Cướp của giết người là sai đối với nhận thức của con, nhưng hoàn toàn đúng với căn cơ trình độ của người đó, đúng với nhân quả duyên báo của chúng sanh. Hơn nữa, qua việc cướp của giết người đó, con có thể học được bài học về nghiệp oan oan tương báo của chúng sanh mà lo tu hành, và mở lòng đại bi. Phật có lòng đại bi chính là nhờ có nỗi khổ đau của những kẻ cướp của giết người ấy, nếu không có cảnh cướp của giết người thì chư Phật và Bồ tát đều thất nghiệp. Và hơn thế nữa, chư Phật và Bồ tát không ai chưa từng cướp của giết người mà giác ngộ được cả. Đó là quá trình tiến hóa tất yếu mà mỗi chúng sanh phải trải qua trên đường giác ngộ giải thoát.
Bậc giác ngộ thấy chúng sanh trải qua cái sai cái đúng là quá trình tất nhiên để điều chỉnh nhận thức và hành vi, nên các ngài không chỉ trích chúng sanh mà chỉ có lòng thương yêu vô lượng. Vậy phải chăng khi con thấy việc cướp của giết người mà phê phán là xấu, và kết luận là sai thì chính tâm con lúc đó đã sai rồi? Con có hiểu tại sao trong khi cũng qua tất cả những cảnh thế gian đó mà chư Phật lại chứng đắc được thiên nhãn minh thấy hết căn cơ trình độ của chúng sanh với tâm đại bi đại trí? Và vì sao Ngài lại dạy: "Khi tâm thanh tịnh thì thấy tất cả các pháp đều thanh tịnh" hay không?
Ngày gửi: 24-10-2012
Câu hỏi:
Kính thưa thầy cho con hỏi. Con chỉ nghĩ cái đúng và cái sai theo suy nghĩ của mình, con thấy người đó sai con muốn giúp nhưng người đó không nghe con nói. Con muốn đứng ra ngoài để pháp dạy cho người đó thấy ra được nhưng trong lòng con lại buồn lắm, con không biết mình phải làm như thế nào. Con mong thầy từ bi chỉ dạy cho con.
Xem Câu Trả Lời »
Trả lời:
Con cứ lo chánh niệm tỉnh giác để phát hiện cái sai cái đúng nơi chính mình một cách trung thực không qua quan niệm nào cả. Khi đã thấy bản chất cái sai cái đúng như nó là con mới giúp người khác được. Tuy nhiên giúp là góp ý thôi chứ không nên xen vào bài học giác ngộ của mỗi người. Có hai cái đúng, một là đúng theo nguyên lý phổ quát và hai là đúng theo từng "thời, vị, tính" của mỗi trường hợp. Phương diện thứ nhất thì đúng cho tất cả, còn phương diện thứ hai thì chỉ đúng khi hợp lúc hợp chỗ và hợp căn cơ trình độ mà thôi. Không thể áp dụng trường hợp này với trường hợp khác được.
Ngày gửi: 24-09-2012
Câu hỏi:
Thưa Thầy, <p>
Con năm nay 28 tuổi, từ ngày con hiểu chút ít về Phật Pháp, con dường như sống yên lặng hơn, cuộc sống của con không còn nhiều ham muốn với đời và đấu tranh nhiều nữa. Con không xem Tivi, đi chơi cafe bạn bè, thay vào đó con rảnh thì thường nghe pháp thoại và đọc sách. Chuyện kiếm tiền và phấn đấu được chức vụ, công nhận xã hội con không quan tâm nữa (mặc dù con đủ khả năng để đạt được nó), con chỉ biết tiết kiệm và sống đủ và ý nghĩa hơn là được rồi.<p>
Hiện nay, con đang là nhân viên văn phòng với mức lương cũng khá tốt. Nhưng con lại có khuynh hướng chuyển sang nghề sư phạm (vì con đang sắp tốt nghiệp thêm 1 bằng đại học ngành sư phạm tiếng Anh) để có thể sống ý nghĩa hơn và giúp cho học sinh của mình nhận thức ra nhiều điều quan trọng trong cuộc sống. Ban ngày con đi làm, ban đêm con dạy học thêm ở nhà vài ca. Con thấy cũng vui lắm vì học trò con học không giỏi nhưng sau khi con dạy học con cảm thấy học trò ngoan hơn, lễ phép hơn và sống tốt hơn không quậy phá như trước nữa. Con muốn cuộc sống con sau này có một phần sống dành cho tâm linh và sống thảnh thơi hơn chứ không phải nhào đầu vào kiếm tiền, đua theo lợi danh vật chất.<p>
Thưa Thầy, con chuyển qua ngành sư phạm thì con làm lại từ đầu nhưng con cảm thấy sống có ý nghĩa hơn mặc dù lương của con trong ngành này thấp và không bằng công việc hiện nay con đang làm. Thầy ơi, sao trong lòng con có nhiều phân tâm quá, con không biết sự lựa chọn của con có đúng và sáng suốt không? Cách sống của con khép lại với những ham muốn vật chất, không ham thích gì hình thức bên ngoài nữa như vậy con có bị thụ động không Thầy? Đôi khi con cảm thấy con như không phải là con lúc xưa nữa, một chàng trai năng động và ham cầu tiến. Con không biết sự thay đổi của con có gì chưa ổn không Thầy, con rất mong Thầy chỉ dạy.<p>
Con cảm ơn Thầy.
Xem Câu Trả Lời »
Trả lời:
Trên đời này cái gì cũng đúng mà cái gì cũng sai, cái đúng với người này thì sai với người kia, cái sai ở chỗ này lại đúng với chỗ khác, và thời gian của cái đúng cái sai cũng không giống nhau. Vậy chủ yếu là nó có đúng với con lúc này hay không còn ngày mai để ngày mai lo liệu. Điều gì con làm mà thấy có lợi mình lợi người hay ít nhất là không hại mình hại người là được. Đúng sai, xấu tốt là cả một quá trình học hỏi để điều chình nhận thức và hành vi cho đến khi không còn gì để điều chỉnh. Vậy con đừng vội kết luận đúng sai, xấu tốt mà nên không ngừng học hỏi chiêm nghiệm qua những trải nghiệm cuộc sống để thấy sự thật. Nếu một ngày kia con phát hiện ra là mình đã sai thì đó chính là bài học chiêm nghiệm được từ những gì con trải nghiệm. Cái đúng xuất phát từ nhận thức ra cái sai chứ không phải mô phỏng theo cái đúng lý tưởng nào, vì cái đúng mô phỏng cũng chẳng khác gì cái sai. Cứ sống như con nhận thức được và sẵn sàng học hỏi điều gì là đúng sai xấu tốt.
Ngày gửi: 10-09-2012
Câu hỏi:
Con kính đảnh lễ Thầy.<p>
Thưa Thầy cho phép con hỏi một việc liên quan đến một người bạn của con. Chị hiện nay đang sống ở nước ngoài nhưng vẫn duy trì hoạt động kinh doanh ở Viêt Nam. Vì vậy một số tài khoản giao dịch ở Việt Nam đứng tên anh trai của chị ấy. Mới đây, người anh này đã liên tục lấy trộm tiền của chị này (từ tài khoản anh ta đứng tên hộ). Cuối cùng chị này buộc phải gài bẩy để công an bắt và nhốt tù anh trai mình. Chị ấy đang rất khổ tâm và không biết nên hành xử như thế nào cho thuận đạo lý. Theo chị giải thích thì việc chị phải đối xử với anh ruột như vậy vì người anh này luôn cho rằng hành vi lấy tiền của em là chính đáng vì anh ta đứng tên hộ tài khoản. Chị ấy muốn anh trai học ra được bài học và thừa nhận lỗi của mình.<p>
Con không biết nói gì với chị bạn con trong trường hợp này. Xin Thầy giúp con.<p>
Con thành kính biết ơn Thầy ạ.<p>
Xem Câu Trả Lời »
Trả lời:
Thiện ác, đúng sai rất khó phân định trên bề mặt hiện tượng, chủ yếu là tùy thuộc vào tâm. Giống như chuyện Lưu Bình - Dương Lễ, quan trọng là người hành động cần biết rõ chủ tâm của mình trước và trong khi hành động. Tuy nhiên, ngoài chủ ý hành động của mỗi cá nhân còn có một bí ẩn trong sự vận hành của pháp qua sự biểu hiện nhân quả bất khả tư nghì nữa. Ví dụ người em bắt anh ở tù thì tùy thuộc vào tâm thiện hay bất thiện của người em (nhân hiện tại của người em), còn người anh bị ở tù lại là do nghiệp quả của anh ta gây nhân trong quá khứ (nghiệp quả của người anh). Hai việc này chỉ liên hệ về duyên còn nhân thì có khi không dính dáng với nhau nhiều lắm.
Ngày gửi: 11-05-2012
Câu hỏi:
Thưa Thầy cho con hỏi:
Con nhận thấy khi tâm phân biệt dù là tiêu cực hay tích cực thì nó vẫn mang cả hai thứ tốt và xấu vào (nhị nguyên) đồng thời con cũng rất mệt mỏi vì lúc nào cũng phải phán xét, phân biệt mọi thứ như vậy cho nên bây giờ con không còn muốn phán xét hay phân biệt nữa mà chỉ buông xả, không phán xét. Chỉ khi nào cần thiết như khi làm một việc gì đó, như khi ghi nhận cái ta ảo tưởng buông lung phóng dật thì mới dùng đến nó. Như vậy con đã hành đúng pháp chưa vậy Thầy?
Con cảm ơn Thầy và chúc Thầy nhiều sức khỏe.
Xem Câu Trả Lời »
Trả lời:
Khi ở trong lãnh vực chế định tục đế thì luôn có sự phán xét, phân biệt theo quy định xã hội, nhưng khi ở trong thực tánh chân đế thì không còn phân biệt theo khái niệm nữa mà chỉ thấy mọi sự mọi vật như bản thân chúng là. Vậy con phải tuỳ lúc đang ở trong lãnh vực nào. Tất nhiên khi không cần các khái niệm chế định thì con nên thấy mọi sự mọi vật một cách tự nhiên như chúng là, không cần phán xét hay phân biệt theo lý trí để cho tâm rỗng lặng trong sáng và thấy pháp đúng như thực tánh.
Ngày gửi: 25-04-2012
Câu hỏi:
Dạ con có 2 câu hỏi xin thầy chỉ dạy cho con. Con thích tu nhưng tâm con rất yếu con phải làm như thế nào cho tâm con mạnh mẽ để con tu đến hết cuộc đời của con? Con biết người có tốt có xấu đó là pháp, nhưng hình như con chỉ muốn thấy điều thiện những điều không thiện con lại phản ứng lại.
Xem Câu Trả Lời »
Trả lời:
Con nên thường quan sát, chiêm nghiệm lại chính mình cho thật rõ. Người thực sự thấy rõ bản thân mình thì sẽ thấy trong đó có tất cả cái xấu cái tốt mà người khác có. Bất cứ vị Phật nào trước khi thành Phật cũng đều trải qua vô số bài học về cái xấu cái tốt cái thiện cái ác trong vô lượng kiếp của mình, chính vì vậy khi thành Phật quý Ngài mới có lòng đại bi, đại trí. Đại trí vì thấy biết tất cả điều thiện ác, đại bi vì thông cảm tất cả điều thiện ác; và vì quý Ngài biết rằng tất cả chúng sanh đều phải trải qua bài học thiện ác này mới có thể giác ngộ giải thoát.
Một hôm có người nói với đức Phật rằng Ngài chỉ biết điều thiện thôi chứ làm sao mà biết hết điều ác trên thế gian này được. Phật trả lời rằng trên thế gian này không có điều ác nào mà ta không biết, chỉ là bây giờ ta không làm điều ác nữa thôi. Bởi vì chơn chánh biến tri một pháp là phải thấy sự sinh, diệt, vị ngọt, sự nguy hại mới đến xuất ly. Chính vì vậy đức Phật được xưng tán là bậc Thế Gian Giải (Lokavidù). Khi con còn ghét điều ác chứng tỏ con chưa thấy ra hết bản thân mình. Nếu con trở về tự lắng nghe quan sát chiêm nghiệm lại mình một cách trọn vẹn thì con sẽ có lòng thông cảm bao dung.
Ngày gửi: 03-02-2012
Câu hỏi:
Dạ thưa, thầy có trả lời là: "Một niệm khởi liền có hai mặt đối đãi, nếu chấp một mặt liền khởi tâm phân biệt nhị nguyên đó là hành trình của lý trí vọng thức. Khi con không lắng nghe người khác với sự cảm thông thì liền có đối kháng, và rắc rối sẽ xảy ra cho mình và người". Con chưa thật sự hiểu rõ điều này ạ. Trong đời sống thường ngày, khi nghe một câu chuyện, con thường chấp nhận hay không chấp nhận những điều người khác nói, như vậy lúc này có phải con chỉ cần quan sát một cách trong sáng những ý niệm xảy ra trong tâm con thôi, phải không ạ? Nhưng còn cái đúng cái sai thì sao ạ? Kính xin thầy chỉ rõ hơn cho con được hiểu. Con cám ơn thầy nhiều.
Xem Câu Trả Lời »
Trả lời:
Đúng. Nếu một niệm đã khởi (dưới hình thức ý niệm, tư tưởng, quan niệm, phê phán, bình phẩm... về một sự kiện để đưa đến kết luận đúng hay sai, chấp nhận hay không chấp nhận) thì thường dựa trên một hay nhiều khái niệm tục đế đã định sẵn, do đó không thấy được thực tánh của sự kiện đang là, và quan trọng hơn nữa là lúc đó chỉ lo bận tâm đến tướng phân biệt bên ngoài nên không thấy được sự phát sinh của niệm khởi bên trong. Chánh niệm tỉnh giác là quay lại thấy chính cái niệm ấy đang sinh khởi và hoại diệt thì đồng thời cũng thấy luôn thực tánh của sự kiện như nó đang là. Nếu không thấy thực tánh thì cái gọi là đúng sai chỉ là khái niệm chế định của tục đế, và chính vì chấp vào khái niệm tương đối này mà không thấy được thực tánh chân đế của các pháp.
Ngày gửi: 07-01-2012
Câu hỏi:
Thưa thầy, chúng con có chuyện này muốn được thưa thầy. Chúng con cũng sắp lập gia đình và muốn mua một mảnh đất nhỏ, bọn con đang phân vân có cần phải chọn hướng đất hợp với tuổi hay không. Con cũng thấy có một bộ môn nghiên cứu về điều này như phong thủy, con cũng thấy có những điều ảnh hưởng tinh tế lên khu vực mình đang sống mà mình không cảm nhận được hết, như là đất lành đất dữ, có phạm vào đất của người âm không, bị những ảnh hưởng vô hình khác, có những chỗ ở hay xẩy ra ốm đau tai nạn, thậm chí là lên cả một khu vực...
Con xin được thầy chỉ bảo về điều này.
Năm mới chúng con xin chúc thầy được mạnh khỏe cùng với sự tri ân.
Xem Câu Trả Lời »
Trả lời:
Không có cái gì hoàn toàn xấu hay tốt. Tốt xấu chỉ là tương đối. Một con ngựa chứng có thể quật ngã một anh nài tầm thường, nhưng sẽ trở thành con ngựa quý của anh nài tài ba. Mảnh đất xấu với người thiếu đức, nhưng lại trở nên tốt khi người hữu đức làm chủ. Một ngọn gió có thể làm người này trúng bệnh, nhưng lại làm cho người kia khỏe khoắn ra. Một chỗ đất xấu làm cho con phải chịu đựng nhiều khó khăn, trở ngại nhưng lại trui rèn cho con bản lãnh hơn trong rất nhiều đức tính. Ngược lại nếu con cứ muốn một mảnh đất mà mọi thứ đều tốt cho con thì lắm khi lại đánh mất nhiều phẩm chất quý giá khác trong đời. Vậy, quan trọng không phải là đất tốt hay xấu mà người ta có học được điều gì cho nhận thức đúng đắn và hành vi lương thiện từ điều xấu hay tốt đó không mà thôi.
Ngày gửi: 28-12-2011
Câu hỏi:
Kính bạch Thầy! Con rất vui vì hằng ngày vào trang web và con được biết là thầy vẫn khỏe mạnh. Cho con hỏi 2 điều: <p>
1. Con nghe thầy giảng và thực hành nhưng thật sự con chỉ có thể trở về chính mình tốt nhất khi con ở một mình thôi. Khi con đi làm hay tiếp xúc nhiều người con thường bị cuốn theo họ. Xin thầy giúp con ạ.<p>
2. Cái tốt hay cái xấu thì thuộc vào chế định pháp phải không ạ?<p>
Con xin cám ơn thầy, con chúc thầy nhiều sức khỏe.
Xem Câu Trả Lời »
Trả lời:
1) Không sao, con cứ hành đúng thì sẽ thấy ra mọi sự chứ không cần cố gắng đạt được điều gì. Tất nhiên khi ở một mình con thấy mình tốt hơn, nhưng phải tthấy mình trong mọi điều kiện mới thấy ra mình một cách toàn diện, giống như lái xe trong sân tập thì dễ hơn ngoài đường phố xe cộ đông đúc, nhưng nếu không tập lái ngoài đường thì làm sao mà lái thuần thục được?
2) Tốt xấu đúng là pháp chế định nếu đánh giá theo quan niệm ngoài đời, nhưng trong bản chất vẫn có thể thấy được tốt xấu theo thể, tướng, dụng riêng của mỗi pháp. Vậy con phải thấy rõ đâu là quy định tốt xấu theo quan niệm tục đế, đâu là tốt xấu trong bản chất của thực tánh chân đế.
Ngày gửi: 08-12-2011
Câu hỏi:
Thưa thầy! Một người thấy rõ vô ngã, thì ý thức của người đó không còn chấp trước vướng mắc vào một pháp nào nên người đó luôn thanh thản và an lạc, không còn tham ái nên không còn nhân muốn hiện hữu để tái sanh nữa, con hiểu như vậy có đúng không ạ? <p>
Khi tu tập thiền minh sát một thời gian thì mình có thể không bị các cảm xúc và tư tưởng tập khí của mình lôi kéo nữa, mình tự tại chọn pháp thiện để tăng trưởng đưa đến hạnh phúc, pháp ác không nuôi dưỡng nữa. Vậy thấy được pháp thiện ác đó là do ý thức mình thấy, và tu tập là dùng ý thức để tu phải không ạ? Con hỏi như vậy vì con bị hiểu nhầm khi sức tỉnh giác của con còn yếu, con quan sát các tập khí của mình mà không phân biệt thiện ác nên thường làm theo nó và chịu nhiều hậu quả do sai lầm của mình. Con còn hiểu nhầm tu là cứ mặc kệ nó dù an lạc hay khổ đau gì cũng được mình nhận biết cảm thọ đó rồi tách mình ra khỏi nó là hết khổ, có hành động gì nhận biết nó là được mà không cân nhắc thấy đúng sai, không trau dồi giới hạnh nên phải nhận nhiều sai lầm. Xin thầy cho con lời khuyên. Con cảm ơn thầy ạ!
Xem Câu Trả Lời »
Trả lời:
1) Khi tâm đã hoàn toàn sáng suốt, định tĩnh, trong lành không còn cái ngã tham sân si thì không còn tham ái hướng đến chỗ để trờ thành mà đức Phật gọi là sinh y, nên không còn sinh tử.
2) Khi chánh niệm tỉnh giác chưa đúng thì tâm còn bị lý trí vọng thức xen vào nên chưa có đủ trí tuệ minh sát để thấy rõ đúng sai thiện ác do đó vẫn còn bị đúng sai thiện ác chi phối. Khi chánh niệm tỉnh giác đúng thì sẽ thấy rõ bản chất thật của đúng sai thiện ác và không bị ý niệm đúng sai thiện ác chi phối nữa.
3) Người mặc kệ đúng sai thiện ác là do bị tâm si chi phối, phóng dật giãi đãi, thất niệm bất giác, nghĩa là người đó hoàn toàn không có tinh tấn chánh niệm tỉnh giác. Tâm thấy rõ thiện ác thì biết rõ điều gì nên làm điều gì không nên làm mà không bị dính mắc không chấp trước khác hẳn với tâm si không thấy rõ thiện ác và buông lung phóng dật theo chúng.