Thông báo:
Trong một thời gian dài, mục Hỏi Đáp Phật Pháp của trang web đã nhận được rất nhiều câu hỏi của Phật tử từ khắp nơi gởi đến. Thầy Viên Minh đã trả lời tất cả các câu hỏi liên quan đến vấn đề học Pháp, hành Pháp. Hiện tại mục Hỏi đáp đã có khoảng hơn hai mươi ngàn câu hỏi đáp, trong đó Thầy đã chỉ ra cốt lõi của việc hành đạo, sống Thiền. Do vậy Thầy đã quyết định tạm ngưng mục Hỏi đáp trong một thời gian để có thể chuyên tâm làm các Phật sự cần thiết khác.
Vậy, nếu có nhu cầu, Quý vị có thể sử dụng mục Tìm kiếm bên dưới (gõ từ khoá) hoặc bấm vào các tag đã được gắn theo từng chủ đề để tham khảo các câu Hỏi - Đáp về vấn đề của mình hoặc tương tự.
Sadhu sadhu lành thay!
Ngày gửi: 27-08-2020
Câu hỏi:
Kính thưa Thầy, con có gửi câu hỏi dưới đây nhưng có lẽ admin đã kiểm duyệt nên không được trả lời. Con đọc thấy có nhiều câu hỏi cũng về lý thuyết, và dài hơn, nhưng được thầy trả lời ạ!
Con kính xin Thầy hoan hỷ soi sáng cho con, vì con không biết hỏi ai.
Theo con hiểu thì những tâm sở biến hành như là xúc, thọ, tưởng, tư là có trong tất cả mọi người khi có sự tiếp xúc (contact) . Và đối với những bậc giác ngộ thì vẫn có những tâm sở này khởi lên, nhưng chúng được biết bằng tuệ tri. Con hiểu vậy đúng không Thầy?
Ngày gửi: 15-08-2020
Câu hỏi:
Kính bạch Thầy,
Qua những bài pháp Ngài giảng đã có rất nhiều lợi lạc trong cuộc đời và Pháp đó đã giúp rất nhiều người Giác Ngộ một phần nào đó và đem lại cho cuộc sống của mỗi Người thêm nhiều lợi ích. Tinh Tấn Chánh Niệm Tỉnh giác thật là nhiệm mầu. Con thực sự không nghi ngờ gì về Pháp nhiệm mầu này cả!
Song do gần đây con có người thân bị đột quị và nhồi máu cơ tim dẫn đến bị mê mờ lú lẫn. Con chợt nghĩ lúc này thì làm sao ta có thể thấy được Pháp nữa ạ? Ta làm sao có thể tinh tấn chánh niệm và tỉnh giác được nữa, nếu lúc này ta ra đi thì làm sao có thể tái sinh về cảnh giới lành được...? Phải chăng lúc này ta niệm Phật tới không niệm tự niệm thì trong thức thứ 8 a-lại-da của ta đã có chủng tử của câu Niệm Phật, cộng với việc phát tâm nguyện cầu vãng sanh về cảnh giới của Phật thì ta có thể vãnh sanh về cảnh giới an lành do trước khi bị bệnh ta đã tu tập và huân tập...? Còn nếu ta chỉ sống với pháp thấy pháp như thực tinh tấn chánh niệm tỉnh giác chỉ là lúc ta còn mạnh khoẻ đầu óc chưa bị mê mờ mà thôi, còn lúc ta mê mờ thì làm sao áp dụng Pháp đó được! Con kính tri ân Thầy giúp cho con được thông câu hỏi này ạ.
Con xin thành tâm Cúi Đầu Đảnh Lễ Tri Ân Thầy.
Ngày gửi: 14-08-2020
Câu hỏi:
DẠ! NAM MÔ BỔN SƯ THÍCH CA MÂU NI PHẬT, CON XIN THÀNH TÂM CUNG KÍNH ĐẢNH LỄ SƯ ÔNG. CON XIN CẦU NGUYỆN ĐẾN SƯ ÔNG ĐƯỢC MẠNH KHỎE Ạ!
DẠ! CON CÓ MỘT SỰ VIỆC NÀY XẢY RA KHÁ LÂU RỒI CHO CON ĐƯỢC PHÉP XIN HỎI, XIN SƯ ÔNG TỪ BI HOAN HỈ VÀ GIẢI ĐÁP GIÚP CON:
SỰ VIỆC NHƯ THẾ NÀY Ạ: VÀO NĂM 2008 CON CÓ ĐI TRÊN CHUYẾN XE KHÁCH FORD TRANSIT, TRÊN ĐƯỜNH LÊN ĐƠN DƯƠNG LẤY CÂY THUỐC CHO CHA CON THÌ GẶP TAI NẠN. HAI XE TÔNG TRỰC DIỆN VÀO NHAU (SAU ĐÓ CON NGHE THÔNG TIN TRÊN XE CON TÀI XẾ HAY PHỤ CHI ĐÓ BỊ CHẾT). KHI SỰ VA CHẠM MẠNH XẢY RA, CON CẢM NHẬN LÚC ĐÓ PHẦN HỒN ĐÃ LÌA KHỎI XÁC. TRONG LÚC ĐÓ CON VẪN BÌNH TĨNH KHÔNG HOẢNG LOẠN VÀ KỊP CHÀO GIA ĐÌNH (TỰ NÓI), VÌ CON NGHĨ LÀ XE ĐANG RƠI XUỐNG VỰC THẮM VÀ MÌNH CHUẨN BỊ CHẾT! NHƯNG KHÔNG PHẢI NHƯ VẬY, XE DẸP BÍ PHẦN ĐẦU, CON ĐÃ HOÀN HỒN LẠI VÀ ĐƯỢC CẤP CỨU.
DẠ, VẬY KHI PHẦN HỒN CHÀO TẠM BIỆT GIA ĐÌNH (CẢM GIÁC RẤT NHẸ) TRONG LÚC TAI NẠN NHƯ VẬY THÌ CÁI BIẾT (MÌNH CHUẨN BỊ CHẾT) ĐÓ CÓ PHẢI LÀ TÁNH BIẾT KHÔNG Ạ? VÀ CÁI KHÔNG HOẢNG LOẠN SỢ HÃI THÌ CÓ PHẢI LÚC ĐÓ CON THẤY NHƯ ĐANG LÀ MÀ SƯ ÔNG HAY GIẢNG DẠY KHÔNG Ạ?
CON XIN THÀNH KÍNH VÀ TRI ÂN SƯ ÔNG!
NAM MÔ BỔN SƯ THÍCH CA MÂU NI PHẬT!
Ngày gửi: 27-07-2020
Câu hỏi:
Kính bạch Thầy! Dạ thưa Thầy cho con được hỏi ạ:
Khi chưa thấy ra đc sự thật thì mọi thứ thực tập đều thật cứng và gượng, dù vậy vẫn phải kiên trì thôi.
Khi đã thấy ra sự thật, dù chỉ trong nháy mắt. Cái Ngã ảo tưởng này tự nhiên ko liên hệ gì đến mình, mình ko dính mắc đến nó. Khi biết đâu là thật, giả mọi chuyện thật dễ dàng và tự nhiên, chỉ cách nhau qua cái THẤY.
Nhưng tại sao cái Thấy về tánh biết nó chỉ trong phút chốc, mà con ko thể thấy thường xuyên, "luôn luôn" đc ạ thưa Thầy?
Ngày gửi: 08-07-2020
Câu hỏi:
Kính thưa Sư ông.
Cho con hỏi là khi chuẩn bị ngủ thì mình để tánh biết ở đâu ạ? Lúc đó thì thân đã nằm bất động, thọ là cảm giác con biết mát của cái quạt, sau đó lại biết tâm suy nghĩ lung tung, nhiều lúc lại bị nó dẫn tùm lum rồi ngủ quên luôn. Sư cho con lời khuyên với ạ.
Con cám ơn Sư nhiều.
Ngày gửi: 27-05-2020
Câu hỏi:
Thưa thầy, khi thức ta luôn biết, còn khi ngủ sao chẳng biết? Khi thức, nhận thức và hành vi của người giác ngộ và người phàm khác nhau. Nhưng khi ngủ, sự mê mờ của người giác Ngộ và người phàm giống nhau sao?
Luôn kính thầy.
Ngày gửi: 21-05-2020
Câu hỏi:
Con xin kính đảnh lễ thầy!
Thưa thầy, trong quá trình sống và làm việc con thấy một số điều liên quan giữa tâm và các đối tượng bên ngoài, tâm vốn dĩ sáng suốt nhưng bị che mờ bởi các niệm khởi và ý tưởng. Các niệm khởi đó cũng tự nhiên vì nó là các pháp sinh diệt, biến chuyển theo đặc tính tự nhiên của tâm. Đôi lúc con thấy có xung động làm mình muốn làm điều gì đó, ví dụ kinh doanh, làm việc, thư giãn... qua việc quan sát hàng ngày, con thấy có khi con hành xử đúng, có khi hành xử sai. Tâm mình cũng phần nào đó cảm nhận được đúng - sai mà không qua lý trí phân tích.
Như để tâm an tịnh thì hành động, suy nghĩ, nói năng đúng thì tâm sẽ tự an và không bị náo động nhiều; nếu hành xử sai, suy nghĩ chưa đúng thì tâm cảm nhận được có điều gì đó “sai sai” ở đây.
Con đang dựa vào cảm nhận của tâm để sống trong cuộc sống và dựa vào kết quả thực tế để điều chỉnh lại suy nghĩ.
Có điều con vẫn băn khoăn về việc tâm hoàn toàn không phụ thuộc hoàn cảnh với tâm an tịnh nhờ hành động đúng giống và khác nhau hay không?
Một mặt (theo lý tưởng) là "tâm bất biến giữa dòng đời vạn biến", cho dù có chuyện gì xảy ra thì tâm mình cũng vẫn thảnh thơi vô sự; còn một mặt khác là tâm mình an tịnh do biết nhận thức và điều chỉnh hành động cho hợp với pháp. Khi sống đúng thì tâm tự an mà không cần cố an tâm.
Con chưa hiểu rõ ràng việc tâm hoàn toàn không phụ thuộc hoàn cảnh và tâm an do sống thuận đạo. Như có lúc “tâm khoẻ mạnh, hoan hỉ” thì phiền não khó phát sinh, lúc “tâm yếu ớt, sân hận” thì chuyện nhỏ cũng làm ta khó chịu...
Con hơi rối đoạn này, xin thầy khai thị giúp con ạ!
Con xin kính đảnh lễ và tri ân thầy rất nhiều, từ tâm con rất biết ơn thầy, nhờ những bài giảng con nghe hàng ngày mà cuộc sống hiện nay của con đã được chuyển hoá rất nhiều phần, con xin thành kính tri ân!
Ngày gửi: 14-03-2020
Câu hỏi:
Dạ thưa Thầy
1/ Cứ thận trọng chú tâm quan sát đến một lúc thì không muốn thận trọng cũng không được vì tâm đã nhuần nhuyễn. Như một người võ sĩ đã luyện tập thành thục phản xạ ra đòn mà ko cần chuẩn bị?
2/ Về tánh biết và ý thức ạ. Con vd: Một người vợ phản bội chồng bên ngoài, nhưng về nhà vẫn sinh hoạt nội trợ bình thường. Người chồng khi nghi ngờ bắt buộc phải điều tra để bắt quả tang tại trận thì mới vỡ ra sự thật về người vợ. Nhưng còn tánh biết chỉ thấy mọi thứ như đang là, thì người vợ về nhà vẫn sinh hoạt bình thường. Dù cho tánh biết cảm nhận được sự khác thường của người vợ nhưng nếu người vợ chối thì người chồng cũng không thể làm gì. Đến cuối cùng vẫn phải dùng ý thức để điều tra ra sự thật này. Đây có phải là sự khiếm khuyết của tánh biết phải ko Thầy?
Con xin kính tri ân Thầy!
Ngày gửi: 05-02-2020
Câu hỏi:
Thưa Thầy,
Con rất xúc động khi hiểu được lời dạy của thầy.
Trong câu hỏi lần trước của con về tánh biết và tướng biết, câu trả lời của thầy đã giúp còn hiểu rõ hơn rất nhiều:
"Thực ra tánh biết luôn tự chiếu, chỉ vì tưởng rằng chỉ có tướng biết thôi nên mới không "ngộ" được tánh biết. Giống như chúng ta chỉ thấy bọt sóng mà không thấy nước vậy, khi bọt sóng tan (tri kiến thanh tịnh) mới biết trong sóng cũng có nước."
Con đã hiểu ra sự khác biệt. Khi âm thanh nổi lên, tai mình dù không cố để ý nhưng tự nhiên vẫn nghe. đây là sự nhận biết của tướng biết. Khi tâm khởi lên, dù đang không để ý, tánh biết vẫn tức thì biết sự khởi lên của tâm. Chỉ vì mình luôn dính mắc trên đối tượng bên ngoài, và vì vậy luôn sử dụng tướng biết, nên không biết có tánh biết. Nhưng tánh biết luôn "tự chiếu".
Vì vậy người càng lý trí thì lại càng dính mắc đối tượng qua tướng biết và khó thấy ra thực tánh pháp cả qua tánh biết và tướng biết. Khi tâm thanh tịnh thì tánh biết thấy cả bên trong và đối tượng bên ngoài (qua tướng biết).
Con xin đảnh lễ và tri ân sâu sắc lời dạy của thầy.
Ngày gửi: 03-02-2020
Câu hỏi:
Thưa Thầy,
Câu giải thích của thầy về cẩn thận chú tâm quan sát trong tướng biết và tánh biết giúp con hiểu, phân biệt rõ hơn khác nhau giữa tánh biết và tướng biết. Như vậy trong Vi Diệu Pháp thì là nói về tướng biết của tâm. Còn tánh biết thì không có nói đến.
Vậy con hiểu tánh biết thì sẽ có lúc nào đó khi tâm thanh tịnh thì nó sẽ tự hiện. Còn trên con đường tu tập thì nên biết mình để thấy ra sự bất tịnh, tham ái và dẫn đến tri kiến thanh tịnh. Cả 2 hướng đều cần thiết, bổ sung cho nhau và đều là một.
Trong câu "nhất hướng, xả ly, ly tham, đoạn diệt, an tịnh, chánh trí..." là nói về con đường thấy ra của tướng biết. Có thể trên con đường này có lúc tâm thanh tịnh thì tánh biết cũng tự chiếu sáng tự nhiên.
Con hiểu đúng không?
Con cám ơn thầy.